Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Những vấn đề đặt ra để thực hiệnchính sách đào tạo,bồi dưỡngcán
xã ở thành phố Hà Nội trong những năm tới
Để tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 163/QĐ-TTg đạt hiệu quả cao đến năm 2020 và trong thời gian tới, nghiên cứu đề xuất một số vấn đề sau:
- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, cơng chức, viên chức theo Quyết định số 163/QĐ-TTg trong đó đơn đốc các Bộ, ngành, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ban hành các chương trình, tài liệu theo quy định; hệ thống hóa, biên tập danh mục các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn để các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
- Hướng dẫn chi tiết hơn về chế độ chính sách, dự tốn kinh phí, nội dung chương trình đã được phê duyệt, thủ tục phê duyệt những nội dung chương trình chưa được phê duyệt, tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo quy định. Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cùng thời điểm với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch kinh tế - xã hội năm.
- Bổ sung thêm điều khoản tại chương VII, cho phép áp dụng đối với các đối tượng không phải là cán bộ, cơng chức, viên chức nhưng có nhu cầu bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo điều kiện tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của về điều kiện tuyển dụng Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức.
- Hướng dẫn việc phê duyệt nội dung tài liệu trước khi đưa vào sử dụng đối với các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức cơng vụ có thời gian dưới 05 ngày nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định; đặc biệt cần chú trọng các nội dung gắn liền với quản lý nhà nước ở cơ sở trên các mặt an ninh trật tự, quản lý đất đai, an sinh xã hội, tôn giáo, vấn đề dân tộc…
Kết luận chương 3
Trong chương 3 đã nêu các đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội, phân tích thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội. Từ đó tập trung nghiên cứu về thực trạng về trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở khu vực ngoại thành Hà Nội; thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở khu vực này, thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đến đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, phân tích kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá từ việc đảm bảo các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách; các chủ thể tham gia thực hiện; chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện và nêu lên những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới đáp ứng sự nghiệp phát triển Thủ đô và của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Chương 4
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI
VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở CÁC HUYỆN NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI
4.1.Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và Định hướng thực hiện chính sách đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Hà Nội