đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trị và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.
Sau sự kiện ngày 11-9-2001, những biến cố ở Trung Đơng, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông
Nam Á..., tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thật sự khơng cịn chỗ thành cơng lớn cho những nỗ lực đơn độc.
Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, khơng chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với tồn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tơi nghĩ phải có vai trị vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.
* Xin cảm ơn ơng.
PHỤ LỤC 3: BÀI BÁO TRÊN GĨC NHÌN
Định giá mỳ tơm
“Một bát mỳ tơm thì chúng ta định giá làm gì?” - Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng băn khoăn như thế khi giá của bát mỳ ở sân bay được đưa ra bàn luận ở Thường vụ cách đây gần một năm.
Lúc đó, dư luận đang bức xúc vì giá bát mỳ ở sân bay được niêm yết gần 100 nghìn đồng. Khi đó cả người đứng đầu ngành giao thông cũng vào cuộc chỉ đạo phải hạ giá mỳ tôm.
Tháng trước, khi đứng trong phòng chờ nhà ga T2 Nội Bài, bảng niêm yết giá ở một quầy ăn uống khiến tôi nhớ lại câu của bà Phó chủ tịch Quốc hội. Bởi vì bát mỳ tôm, sau tất cả tranh cãi, hôm nay được định giá quá rõ ràng và cẩn thận. Người ta làm cả một tấm bảng riêng, chỉ in hình bát mỳ, ghi rõ giá là 1,5 USD (hơn 30 nghìn đồng) - như một lời tuyên bố đầy hào sảng về việc “chấp hành chỉ thị”. Nhưng ngay sau tấm bảng đầy trọng thị với mỳ tôm ấy là bảng giá của những mặt hàng khác. Và chúng vẫn có mức giá kiểu “sân bay”: Chiếc bánh mỳ - 100 nghìn đồng (5 USD), sandwich - 80 nghìn, sinh tố dưa hấu - cũng 100 nghìn.
Tơi khơng ăn được mỳ tơm, đành nhịn đói, mua một lon nước ngọt vì khơng muốn chi từng ấy tiền để ăn bánh mỳ. Lon nước cũng vài chục nghìn. Và tơi tự hỏi, nếu định giá bát mỳ tơm chỉ vì
chính bát mỳ thì định giá làm gì? Vấn đề là làm sao từ chuyện bát mỳ, chúng ta tìm ra cách hạn chế tình trạng độc quyền, sự định giá bất tuân quy luật thị trường trong nhiều lĩnh vực khác. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sau khi đưa ra câu hỏi trên cũng đã tự trả lời rằng, muốn điều chỉnh giá thì phải điều chỉnh qua cơ quan quản lý cảng, điều chỉnh vấn đề từ gốc rễ. Nhưng không, sau cuộc luận chiến mỳ tôm, trong yêu cầu của cơ quan quản lý cảng với các doanh nghiệp, chính mỳ tơm, chứ khơng phải phương thức quản lý trở thành đối tượng điều chỉnh.
Cách giải quyết “bức xúc mỳ tơm thì điều chỉnh mỳ tơm” đã trở thành một phương thức kinh điển trong tham gia chính sách từ các bên ở nước ta.
Chẳng hạn, trong cuộc bức xúc “Việt Nam khơng sản xuất nổi con ốc vít”, tơi thấy phần lớn ý kiến đưa ra là về việc sản xuất chính con ốc vít, hoặc rộng hơn một tý là về cơng nghiệp phụ trợ của công nghiệp (tức là bản mở rộng của ốc vít, bao gồm sạc hay vỏ điện thoại). Tôi không thấy nhiều người bàn đến tồn bộ nền cơng nghiệp phụ trợ, bao gồm cả phụ trợ cho dệt may, chế biến nông sản...
Con ốc vít, bát mỳ tơm - đáng ra chỉ nên là hình ảnh mang tính biểu trưng cho một vấn đề của chính sách - thì bản thân nó lại thành chủ đề phân tích. Theo tơi, cần một cái nhìn rộng hơn cho mọi vấn đề, từ cả phía nhà quản lý đến những người tham gia góp ý chính sách (người dân) để giải quyết tình trạng ấy. Nếu không, mỗi ngày chúng ta sẽ phải đuổi theo một sự vụ, không bao giờ dừng.
Cuối cùng, quay lại với chuyến hành trình của tơi từ nhà ga T2: hóa ra là việc nhịn đói ở Nội Bài cũng khơng kinh khủng lắm. Vì hai tiếng sau tơi đã có mặt ở sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan. Ở đấy, một suất cơm thịt gà giá chưa đến 30 nghìn đồng.