Đơn vị : tỷ đồng (VNĐ, ngoại tệ quy đổi)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
1. Nội tệ +/- (%) 410,226 - 96,25 % 427,169 + 4,13 % 75,1 % 463,462 8,5 % 80,5 % TGKKH +/-(%) 19,516 - 4,58% 31,182 + 59,78% 5,48 % 40,622 +30,27 % 7,06 %
TG ngắn hạn +/-(%) 373,84 87,71 % 382,76 + 2,39 % 67,3 % 411,09 + 7,4 % 71,41 % TG trung dài hạn +/-(%) 16,87 3,96 % 13,227 - 21,59 % 2,32 % 11,75 - 11,17 % 2,03 % 2. Ngoại tệ +/- (%) 16,004 3,75 % 141,641 + 785,03 % 24,9 % 112,238 - 20,76 % 19,5 % TGKKH +/-(%) 2,311 0,54 % 3,986 + 72,48 % 0,7 % 4,758 +19,37 0,8 % TG ngắn hạn +/-(%) 8,993 2,11 % 127,783 + 1320,9 % 22,46 % 103,23 - 19,21 % 17,93 % TG trung và dài hạn +/-(%) 4,7 1,1 % 9,872 +110,04 % 1,74 % 4,25 - 57,47 % 0,74 %
Nguồn : Phòng DV-KH chi nhánh Techcombank Nghệ An
Qua bảng trên ta có thể thấy, sự biến động nguồn vốn huy động của TCB Nghệ An theo loại tiền trong thời gian qua là rất đáng chú ý. Cụ thể :
- Về tỷ trọng :
+ Nguồn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao từ 75,1 % đến 96,25 %. Cao nhất vào năm 2009 ( chiếm 96,25 %), thấp nhất vào năm 2010 (chiếm 75,1 %). Tỷ trọng nguồn nội tệ có xu hướng giảm.
+ Nguồn ngoại tệ : chỉ chiếm từ 3,75 % đến 24,9 %. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, số tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng khá nhanh.
- Về quy mô :
+ Nguồn nội tệ có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ tăng còn khiêm tốn ( năm 2010 tăng 4,13 % so với năm 2009; năm 2011 tăng 8,5 % so với năm 2010 )
+ Nguồn ngoại tệ cùng xu hướng với nguồn nội tệ nhưng nguồn này có tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt dự kiến (năm 2010 tăng tới 785,03 % so với năm
2009, năm 2011 giảm 20,76 % so với năm 2010, nhưng so với năm 2009 thì tăng 601,31 %).
Xét về kỳ hạn của hai nguồn tiền, có sự biến động rất khác nhau: - Đối với TG KKH
+ Năm 2009 TG KKH huy động được 21,827 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 89,41 % ( tương ứng với 4,58 % / tổng vốn huy động); từ ngoại tệ chiếm 10,59 % ( tương ứng 0,54 % / tổng vốn huy động )
+ Năm 2010 TG KKH huy động được 35,168 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 88,67 % ( tương ứng 5,48 % / tổng vốn huy động ); từ ngoại tệ chiếm 11,33 % ( tương ứng 0,7 % / tổng vốn huy động )
+ Năm 2011 TG KKH huy động được 45,38 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 89,52 % ( tương ứng 7,06 % / tổng vốn huy động ); từ ngoại tệ chiếm 10,48 % ( tương ứng 0,8 % / tổng vốn huy dộng ).
Như vậy trong TG KKH thì nguồn nội tệ ln chiếm tỷ trọng cao ( từ 88,67 % đến 89,52 %) , giảm nhẹ trong năm 2010 và tăng trong năm 2011. Tương ứng với sự tăng giảm của đồng nội tệ thì đồng ngoại tệ có tỷ trọng tăng giảm ngược lại. Nhìn chung cả đồng nội tệ và ngoại tệ đều có sự tăng trưởng khá ổn định về quy mô qua các năm.
- Đối với tiền gửi ngắn hạn
+ Năm 2009 tiền gửi ngắn hạn huy động được 382,833 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 97,65 % ( tương ứng 87,71 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 2,35 % ( tương ứng 2,11 % / tổng vốn huy động ).
+ Năm 2010 tiền gửi ngắn hạn huy động được 510,543 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 74,97 % ( tương ứng 67,3 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 25,03 % ( tương ứng 22,46 % / tổng vốn huy động ).
+ 2011 tiền gửi ngắn hạn huy động được 514,32 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 79,93 % ( tương ứng 71,41 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 20,07 % ( tương ứng 17,93 % / tổng vốn huy động ).
Như vậy có thể thấy so với tiền gửi KKH, tiền gửi NH có sự biến động giữa các đồng tiền qua các năm lớn hơn nhiều. Đồng nội tệ chiếm từ 74,93% đến 97,65 % / TGNH và chiếm từ 67,3 % đến 87,71 % / tổng vốn huy động. Đồng ngoại tệ chiếm từ 2,35% đến 25,03 % / TGNH và chiếm từ 2,11 % đén 22,46 % / tổng vốn huy động. TGNH bằng đồng ngoại tệ có sự tăng vọt vào năm 2010 cả về quy mô lẫn cơ cấu.
+ Năm 2009 tiền gửi trung và dài hạn huy động được 21,57 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 78,21 % ( tương ứng 3,96 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 21,79 % ( tương ứng 1,1 % / tổng vốn huy động ).
+ Năm 2010 tiền gửi trung và dài hạn huy động được 23,099 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 57,26 % ( tương 2,32 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 42,74 % ( tương ứng 1,74 % / tổng vốn huy động ).
+ Năm 2011 tiền gửi trung và dài hạn huy động được 16 tỷ trong đó từ nội tệ chiếm 73,44 % ( tương 2,03 % / tổng vốn huy động ); từ nguồn ngoại tệ chiếm 26,56 % ( tương ứng 0,74 % / tổng vốn huy động ).
Có thể thấy trong các loại kỳ hạn thì tiền gửi trung và dài hạn, đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao nhất ( từ 21,79 % đến 42,74 %) và theo diễn biến chung là tăng mạnh vào năm 2010, giảm vào năm 2011.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình huy động TCB Nghệ An phân theo loại tiền cũng không phải là ngoại lệ và nằm trong xu thế chung hoạt động của các ngân hàng tại địa bàn Nghệ An nói riêng và của cả nước nói chung. Những biến động đó có thể được giải thích như sau:
Năm 2009, nhập siêu tăng mạnh và tình hình lạm phát tăng cao, tình hình ngoại hối căng thẳng. Cũng trong năm này, sự tham gia của các dịng tiền nóng của gián tiếp nước ngoài (FII) trong quý I khiến cung ngoại tệ dư thừa góp phần đẩy tỷ giá USD/VNĐ liên tục giảm. Sau đó, chính sự tháo lui của dịng tiền này khỏi Việt Nam trong các tháng 5, 6, 10, 11 đã tạo nên sức ép lên nguồn ngoại tệ, đẩy tỷ giá tăng đột biến. Thêm vào đó do dự đốn tỷ giá USD/VNĐ sẽ giảm nên doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu vay ngoại tệ thanh tốn hàng nhập thay vì mua ngoại tệ nên tạo ra tình trạng dư thừa ngoại tệ.
Sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá +/- 5 % và hoạt động đầu cơ găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu ( không chịu bán lại cho ngân hàng, mà đợi tỷ giá lên cao ) đã đẩy tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh. Lượng ngoại tệ không đủ đáp ứng ra thị trường mà tập trung trên tài khoản tiền gửi chờ tỷ giá lên, còn doanh nghiệp chuyển sang VNĐ để mua ngoại tệ trả nợ vay trước hạn. Đặc biệt khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất VNĐ và lãi suất USD, người dân chuyển từ gửi VNĐ sang gửi USD.
Tình trạng chung của 2011 là cuộc chạy đua ngầm lãi suất huy động vốn của NHTM không chỉ với đồng nội tệ mà cả với đồng ngoại nhất là đồng USD. Lãi suất huy động USD liên tục tăng và rơi vào khoảng 4 % / năm đến 4,7 %/ năm vào cuối năm 2011. Trong thời gian này xảy ra một nghịch lý, trên thế giói đồng USD bị mất giá nhưng ở Việt Nam lại tăng. Điều này một phần là do chính
phủ Việt Nam 2 lần hạ giá đồng nội tệ trong năm 2010 ( vào 10/2/1010 và 18/8/2010) nhằm thúc đẩy tăng xuất khẩu nhưng điều này đã gây mất niềm tin của nhân dân vào đồng nội tệ, do đó tạo ra hiện tượng rút VNĐ để mua ngoại tệ. Một số mua về để phục vụ kinh doanh, một số gửi lại vào ngân hàng để hưởng lãi suất.
Một nguyên nhân nữa làm cho lượng ngoại tệ gửi vào ngân hàng tăng đó là kiều hối. Trên địa bàn Nghệ An kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 220 triệu USD. Tuy nhiên lượng ngoại tệ thu được từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu là không nhiều, mà lượng ngoại tệ TCB Nghệ An huy động được có đóng góp khơng nhỏ là lượng kiều hối chuyển từ các nước khác về. Năm 2010 và năm 2011 lượng kiều hối thu được là rất khả quan. Nhân dân trên địa bàn sử dụng kiều hối với mục đích chính là tiết kiệm, họ gửi lại ngân hàng để hưởng lãi.
Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn của TCB Nghệ An được hình thành chủ yếu từ tiền gửi của các tầng lớp dân cư, TCKT chỉ chiếm một phần khiêm tốn nhưng đang có xu hướng tăng lên. Đây là một sự chuyển biến tốt chứng tỏ TCB Nghệ An đang trở thành một địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp gửi gắm các kế hoạch kinh doanh của mình.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của TCB Nghệ An khá đa dạng và có sự tăng trưởng nhanh sau chỉ 3 năm đi vào hoạt động cho thấy việc thực hiện đồng bô, nhất quán các biện pháp, nghiệp vụ và hàng loạt chính sách khác nhau nhất là chính sách huy động vốn đã mang lại cho chi nhánh những kết quả tăng trưởng và định hướng phát triển tốt qua các năm.
Và cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là vơ cùng quan trọng, nó vừa giúp Chi nhánh duy trì hoạt động ổn định, xây dựng được chính xác chiến lược lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn của Chi nhánh TCB Nghệ An.
2.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến
khơng thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, bên cạnh đó sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường, áp dụng nhiều hình thức đầu tư mới trong các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng đặc biệt ở các ngành Giao thông vận tải xây dựng cầu đường, bến cảng, sản xuất công nghiệp trong ngành
dầu khí…Thực hiện chỉ đạo của NHTM CP Techcombank theo phương châm “ Phát triển - an toàn - hiệu quả” chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm sốt được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm vừa qua, chi nhánh ln tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đơi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng. Kết quả sơ bộ như sau: