5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
2.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MẶT HÀNG THAN
2.1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẶT HÀNG THAN
Việt Nam là nước có tiềm năng về tài ngun than với tởng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn, than Anthracite phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn. Với trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, bể than Quảng Ninh là lớn nhất cả nước, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và đánh giá đảm bảo độ tin cậy để khai thác thương mại. Thực tế khai thác bể than Quảng Ninh đã được tiến hành từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thứ hai, nếu tính đến chiều sâu -1700m (dưới mực nước biển) là loại than Á bitum ở phần lục địa trong bể than sơng Hồng có trữ lượng ước tính đạt 36,96 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu -3500m thì dự báo tởng tài nguyên than Á bitum đạt đến 210 tỷ tấn. Thứ ba là than bùn (peat coal) với trữ lượng khoảng 7 tỷ m3, chủ yếu tập trung ở ĐBSCL.
Vùng than Đơng Bắc: hiện là vùng khai thác than chính của cả nước với
3 vùng mỏ là vùng ng Bí, vùng Hòn Gai và vùng Cẩm Phả. Vùng ng Bí hiện tại là một vùng sản xuất than lớn. Khu vực khai thác nằm dọc theo các tuyến đường quốc lộ 18A, 18B từ Đơng Triều đến ng Bí, Hồnh Bồ với 13 mỏ đang hoạt động.
Các mỏ than vùng nội địa: phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại
than:
- Khu vực Lạng Sơn: mỏ than Na Dương (than lửa dài);
- Khu vực Thái Nguyên: mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hồ (than bán Antraxit)
- Khu vực Quảng Nam: mỏ than Nơng Sơn (than bán Antraxit)
Các mỏ than bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam.
Các mỏ than địa phương: được đưa vào quy hoạch khai thác 19 điểm mỏ với nhiều chủng loại than: antraxit, mỡ, khí, gầy, lửa dài, nâu. Tởng sản lượng các mỏ than địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2-3% tổng sản lượng tồn ngành.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2005 – 2015
Đơn vị: triêụ tấn
Năm Than nguyên khai Than tiêu thụ Than xuất khẩu
2005 34.928 30.188 14.741 2006 40.644 37.667 21.611 2007 43.190 40.223 24.167 2008 39.777 39.588 19.402 2009 44.678 44.489 24.303 2010 44.835 43.086 18.665 2011 46.611 44.713 16.892 2012 42.083 39.198 14.433 2013 41.035 38.883 12.008 2014 41.037 40.278 7.265 2015 42.514 42.339 1.735
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Cơng Thương, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Để tiến hành khai thác than thương mại hiện nay Việt Nam chủ yếu sử dụng 02 phương pháp chủ yếu là lộ thiên và hầm lò, khu vực khai thác chính
được phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, với tỷ lệ giữa các mỏ lộ thiên và hầm lò là 50/50 và tỷ lệ khai thác than hầm lò tăng lên đến 2020 sẽ phấn đấu chiếm tỷ lệ hơn 70% về tổng sản lượng khai thác. Về mặt cơng nghệ mới, tập đồn than của Việt Nam cũng đã nghiên cứu cơng nghệ khí hóa than ngầm, đây là một quy trình có thể chuyển đởi than từ dạng rắn thành dạng khí sau đó cung cấp cho các TTNĐ. Các mỏ đang được đầu tư nâng cấp các thiết bị và các kỹ thuật khai thác mỏ, đặc biệt là công nghệ trong khai thác hầm lò sẽ góp phần tăng sản lượng và giảm chi phí.
Với cơng nghệ nghệ khí hóa than ngầm, cơng tác thăm dò và khai thác trữ lượng than nằm từ độ sâu 300m xuống tới 1.200m so với mặt nước biển tại bể than Quảng Ninh là hoàn toàn khả thi, và tiếp đến có thể khai thác than Á bitum tại bể than Đồng bằng Sông Hồng.
Hiện nay, khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện của Việt Nam chủ yếu tập trung ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (bể than Đơng Bắc), ngồi ra còn có một số mỏ than ở Nông Sơn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Tổng sản lượng mỗi năm là 42,08 triệu tấn; 41,04 triệu tấn và 41,04 triệu tấn, 42,51 triệu tấn tương ứng với các năm từ 2012 - 2015.
Trong dài hạn kế hoạch được đưa ra của ngành than Việt Nam là phấn đấu sản lượng than đạt khoảng 65-60 triệu tấn than vào năm 2020, và tăng lên 66 - 70 triệu tấn vào năm 2025, vào năm 2030 phấn đấu sẽ đạt trên 75 triệu tấn, sản lượng trên tương đối phù hợp với mục tiêu phát triển khai thác than đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quy Hoạch Phát Triển Ngành Than và kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của VINACOMIN nhằm góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2025-2030 nếu xét đến nhu cầu than cho sản xuất điện cho thấy khả năng khai thác và chế biến than của ngành than Việt
cung cấp cho khoảng 12.000 MW điện, nghĩa là chỉ có thể sản xuất được khoảng 72 tỷ kWh điện mỗi năm thấp hơn nhiều so với nhu cầu, do đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu than với khối lươngc̣ lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Tình trạng hiện nay của ngành than là năng suất thấp, giá thành than cao và không đảm bảo lợi hiệu quả đầu tư và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác mỏ. Nguyên do chính là hạn chế về áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong cơng nghệ khai thác than ở các tầng sâu, điều kiện địa chất phức tạp, thông tin không tin cậy, rủi ro an tồn cho con người và cơng trình, thiết bị máy móc cao.
Nhu cầu về vốn được ước tính khoảng 50-80 tỷ USD cũng là một thách thức rất lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam với quy mơ nguồn vốn còn rất nhỏ và nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Để có thể đầu tư để phát triển và xây dựng mới các mỏ than hầm lò, và khai thác than đồng bằng sông Hồng để tăng sản lượng than đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong giai đoạn 2010-2030.
2.1.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG THAN
Than tại vùng Đơng Bắc có nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh thấp, được sử dụng trong công nghiệp nhiệt điện, sản xuất xi măng, phân bón, hóa chất, luyện kim, phục vụ tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu.
Than thương phẩm được khai thác và cung cấp cho các hộ tiêu thụ lớn như nhiệt điện, xi măng, phân bón... trong đó nhu cầu than cho nhiệt điện chiếm tỷ lệ cao nhất (30 - 40%). Than dùng cho ngành xi măng chủ yếu là than cám 3 và cám 4a. Các nhóm ngành tiêu thụ than khác như luyện kim, phân bón, hóa chất, cơng nghiệp vật liệu xây dựng (sành sứ, thủy tinh, gạch ngói)… chủ yếu sử dụng than cám 4b, 5 và than cục 2b, than cục 4, than cục 5,… Ngoài ra than của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu đến rất nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia EU…