CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2015
2.1.6. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Tập huấn trước khi triển khai điều tra
+ Trước khi triển khai điều tra, nghiên cứu sinh cùng cán bộ điều tra của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, Trung tâm Phòng chống Sốt rét- KST-CT tỉnh, Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế tiến hành tập huấn thống nhất về nội dung nghiên cứu, cách thức lấy mẫu xét nghiệm và phỏng vấn
+ Nội dung điều tra được thông báo tới cha mẹ trẻ thông qua hệ thống loa truyền thanh xã và thông báo trực tiếp qua cán bộ y tế thôn và trưởng thôn
+ Cán bộ trạm y tế xã lập danh sách toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 12-23 tháng tuổi trên địa bàn xã.
+ Sau khi đã loại trừ các cháu không đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu thì lập danh sách trẻ 12-23 tháng tuổi tham gia lấy mẫu.
+ Từ danh sách mẫu, chọn các trẻ theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu k = 2
+ Cán bộ trạm y tế phát thông báo và túi thu mẫu đến từng hộ gia đình mời tham gia điều tra. Cán bộ y tế hướng dẫn thu mẫu cho cha mẹ trẻ. + Trước ngày điều tra 1 ngày, cha mẹ thu mẫu phân cho trẻ và hôm sau
mang đến trạm để xét nghiệm. - Tổ chức xét nghiệm phân
+ Các mẫu phân được cha mẹ mang tới trạm, có ghi đủ thơng tin về mẫu gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ theo thôn của trẻ.
+ Các mẫu phân được các cán bộ có kinh nghiệm của Viện Sốt rét-KST- CT Trung ương xét nghiệm ngay tại trạm y tế. Để đảm bảo tính chính xác mỗi mẫu phân được xét nghiệm 3 lam.
+ Trường hợp thu không đủ mẫu, tiếp tục chọn trẻ trong danh sách còn lại, phát túi và thu vét.
- Tổ chức phỏng vấn
+ Cha, mẹ, người nuôi dưỡng trẻ được phỏng vấn kiến thức, thực hành về phòng chống giun theo bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn.
- Toàn bộ trẻ được xét nghiệm phân đánh giá tỷ lệ mới mắc vào thời điểm 3 tháng và 6 tháng.
- Các trẻ xét nghiệm phân dương tính sau 6 tháng được tẩy giun bằng albendazol 200mg và theo dõi tác dụng không mong muốn sau tẩy giun.