- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, rà sốt thực trạng chất lượng đội ngũ cơng chức thuộc thẩm quyền quản lý, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch ĐTBD giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm sát với yêu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị, phù hợp với nhu cầu, VTVL của công chức.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về chế độ, chính sách trong cơng tác ĐTBD.
KẾT LUẬN
Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC là một yêu cầu cấp thiết đối với cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước. CBCC nói chung và cơng chức các CQCM thuộc UBND tỉnh nói riêng có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối, chính sách. Do đó, CBCC cần phải được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ. Và bồi dưỡng công chức theo VTVL là cách tiếp cận phù hợp để nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức.
Từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh theo VTVL, luận văn “Bồi dưỡng công chức các
cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo vị trí việc làm” đã phân
tích, đánh giá thực trạng cơng tác bồi dưỡng công chức, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân, và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Phương hướng, giải pháp mà tác giả đề xuất là công tác bồi dưỡng công chức phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bám sát yêu cầu của từng VTVL; chú trọng bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng; gắn lý thuyết với thực tiễn; đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình trong những năm tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nghiên cứu đổi mới, ban hành chương trình, nội dung bồi dưỡng theo VTVL, nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao hiệu quả xác định nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng; tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng... Tất cả các giải pháp này phải được xây dựng trên cơ sở hỗ trợ, bổ sung cho nhau và thực hiện một cách đồng bộ để tăng tính hiệu quả của mỗi giải pháp, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình.
Mặc dù nghiên cứu về bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Ninh Bình theo VTVL là công việc tương đối mới, nhưng với những kết quả nghiên cứu bước đầu, hy vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn này sẽ là những khuyến nghị, tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đề ra những giải pháp kịp thời để tăng cường công tác bồi dưỡng cơng chức, góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức tỉnh Ninh Bình ngày một hồn thiện./.