d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
4.2.3. Các dạng cơ bản của truyền dẫn
Cấu hình điển hình của các mạng truyền dẫn và đặc tính của chúng (hình 4.4)
(1) Mạng sao (2) Mạng hình lưới
(3)Mạng vòng (4) Mạng hình thang
Hình 4.4. Khái niệm mạng truyền dẫn
Mạng truyền dẫn kiểu sao
Dạng này là dạng một trung tâm vùng được đấu nối với các đơn vị khác. Mạng sao có các đặc điểm sau:
(a) Kinh tế do tổng chiều dài truyền dẫn giảm
(b) Độ tin caayj thấp do chỉ có một đường truyền đấu nối giữa hai nút mạng.
(c) Kiểu này thường được sử dụng ở những thời kỳ đầu, mạng truyền dẫn chuyển tiếp hoặc một mạng thuê bai đấu nối thoại với các thuê bao khác.
Mạng truyền dẫn kiểu lưới
Các tuyến truyền dẫn tới tất cả các tổng đài. Các kênh được sắp xếp theo các tuyến ngắn nhất. Một mạng hình lưới có đặc điểm sau đây:
(a) Tổng chiều dài truyền dẫn dài nhất trong số tất cả các dạng, nhưng chiều dài mỗi kênh riêng biệt giữa hai cơ quan là ngắn nhất.
(b) Không có lợi về mặt kinh tế nhưng rất tin cậy bởi vì giữa tất cả các tổng đài đều có tuyến truyền dẫn. Khi số tổng đài nhỏ và số kênh lớn thì kiểu lưới sẽ rất kinh tế.
(c) Kiểu mạng lưới thường sử dụng cho mạng nội hạt sử dụng cáp kim loại. Nếu chiều dài đường truyền dẫn lớn cần giới hạn chặt chẽ tránh suy giảm đường truyền.
Mạng truyền dẫn đấu nối theo kiểu vòng
Tất cả các tổng đài được đấu nối theo dạng vòng với chỉ một nét vẽ nếu ta vẽ nó trên giấy. Mạng vòng có các đặc điểm sau:
(a) Rất tin cậy do có hai 2 mạch đồng hồ đếm thông minh và có đồng hồ sẵn giữa bất kỳ hai tổng đài nào.
(b) Tổng chiều dài truyền dẫn có thể được thu ngẵn nhưng chiều dài mạch sẽ dài. Do vậy, kiểu này không ứng dụng cho hệ htoongs truyền dẫn có chiều dài mạch bị giới hạn do suy hoa truyền dẫn.
Mạng truyền dẫn kiểu thang
Các tổng đài riêng rẽ được đấu nối theo kiểu thang. Mạng này có đặc điểm sau: (a) Tin cậy, hợp với các đường truyền dẫn cơ bản.
(b) Thuận tiện ở những nơi các tổng đài sắp xếp dàn trải và hẹp giống như ở Nhật. Mạng đường truyền thực tế là mạng lắp ghép có giá trị theo các dạng cơ bản nêu trên.
4.2.4. Các lớp cấp độ của mạng truyền dẫn
Lưu lượng qua mạng truyền dẫn có thể được hiểu là các phần đi và đến (xuất phát và kết thúc) trong một vùng kinh tế. Lưu lượng đường dài mở rộng đến các vùng kinh tế khác được hình thành chủ yếu từ các thành phố lớn ở hai vùng.
Như vậy, phân lớp là phương pháp tổng quan trong đó một tuyến truyền dẫn trang bị các mạch đi và đến trong một vùng bao gồm một đơn vị, và một tuyến truyền dẫn trang bị các kênh mở rộng ra ngoài vùng.
Với sự phân lớp mạng truyền dẫn như vậy, các kênh mở rộng ra ngoài một vùng có thể được lắp đặt trên các tuyến truyền lien vùng dung lượng lớn qua trung tâm vùng. Như vậy, chiều dài kênh sẽ trở nên dài nếu so sánh với trường hợp không phân lớp.
Tuy nhiên, kinh tế nhất vẫn là quy mô có được thong qua việc lắp đăt một số lượng nhỏ các tuyến truyền dẫn có dung lượng lớn.
Phân lớp như vậy cũng đem lại ích lợi trong việc quản lý và mạng đơn giản hơn. 4.2.5. Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn
4.2.6. ĐỊNH TUYẾNa) Khái niệm định tuyến a) Khái niệm định tuyến
Định tuyến có nghĩa là xác định một tuyến để trang bị cấp các mạch đấu nối tới các tổng đài, sau khi xác định cấu hình mạng. Với việc định tuyến như vậy, một trạm lặp có thể được xác định và cho biết được thiết bị truyền dẫn như ghép kênh trong trạm.
Với sự tiến bộ của mạng truyền dẫn, thường tồn tại nhiều tuyến có khả năng đáp ứng một kênh. Nếu có một kênh được sắp đặt trên một tuyến tự do là tự do, hiệu
quả kinh tế và độ tin cậy sẽ bị hạn chế, quản lý khi đó cũng rất khó khăn. Như vậy cần xác định một phương pháp tối ưu khi xem xét nhiều tuyến.
(1) 30km 30km (4) 20 km (3) 20km 30km 20km (2)
Tuyến (1) A-B-C (2) A-D-E-C (3) A-B-D-E-C (4) A-D-B-C
Hình 4.5. Ví dụ định tuyến từ (A-C)
b) Các xem xét cho quá trình định tuyến
Đối với việc định tuyến, cần phải xem xét hiệu quả kinh tế, độ tin cậy, các điều kiện kỹ thuật.
(1) Hiệu quả kinh tế: Bằng cách định tuyến ngắn nhất – sẽ giảm được chi phí. Trong ví dụ hình 4.5 khoảng cách ngắn nhất giữa A-C là A-B-C.
(2) Độ tin cậy: Đảm bảo số mạch cần thiết, thậm chí khi có sự cố vùng hoặc có lỗi nội bộ xảy ra, các định tuyến độc lập phải được đặc trưng theo dạng không tập trung. Trong ví dụ hình 4.5 A-B-E-C phải được xác định là tuyến thứ hai, để tránh chồng chéo với tuyến thứ nhất A-B-C là ngắn nhất theo quan điểm độ tin cậy.
(3) Các điều kiện kỹ thuật: Tuyến được xác định phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng truyền dẫn. Cần thiết xác định tuyến tối ưu có xem xét đến các điều kiện địa lý, điều kiện đường dẫn hiện đại, cấu hình mạng phải mang tính đơn giản.
4.2.6. TẠO NHÓM KÊNH
a) Khái niệm
Tạo nhóm kênh trong một đơn vị trên mỗi tuyến theo định tuyến được gọi là tạo nhóm kênh. Việc tạo nhóm này được phân loại theo mỗi phần kênh (tạo nhóm điểm - điểm) và tạo nhóm kênh cho mỗi phần truyền dẫn (tạo nhóm bộ phận).
Điều này có nghĩa là tạo nhóm kênh giữa hai cơ quan trong một đơn vị thực. Đơn vị tạo nhóm này được gọi là đơn vị tạo nhóm điểm – điểm.
Mặc dù các kênh giữa 2 tổng đài được sếp xếp theo tuyến ngắn nhất bằng cách định tuyến, tổng chi phí bao gồm các phần ghép kênh phụ thuộc vào cỡ đơn vị tạo nhóm điểm – điểm trong trạm lặp. Khi các đơn vị này được tạo ra bé hơn, các kênh có thể được lắp đặt hiệu quả hơn trong đường truyền kênh để tách và ghép trong trạm lặp, do vậy tăng chi phí ghép kênh. Tương ứng, đơn vị tạo nhóm điểm – điểm tối ưu được xác định thong qua việc cân bằng giữa chi phí truyền dẫn và chi phí ghép kênh.
(2) Tạo nhóm kênh cho mỗi phần truyền dẫn
Điều này có nghĩa là nhân lên bằng cách tạo bó các kênh mà các kênh này đã được tạo nhóm điểm – điểm trong một bộ phận kênh. Mục đích là để tăng dung lượng truyền dẫn và kết hợp một cách hiệu quả tuyến truyền dẫn.
Dung lượng của hệ thống truyền dẫn trong mỗi bộ phận được quyết định bằng cách tạo nhóm bộ phận.
CHƯƠNG 5, QUẢN LÝ MẠNG VIỄN THÔNG 5.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý mạng viễn thông
Với xu hướng của việc quản lý tập trung dựa trên các giao thức và các tiêu chuẩn được chuẩn hóa và mong muốn nâng cao năng lực của mạng, TMN ra đời đáp ứng những yêu cầu đó.
Hiện nay, vấn đề quản lý mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu và là một trong những vấn để quan trọng nhất trong mạng viễn thông của các nhà khai thác viễn thông. Với những khả năng mà hệ thống quản lý mạng viễn thông đem lại, cùng với sự phát triển của mạng lưới các nhà khai thác đều xây dựng cho mình các hệ thống quản lý mạng để áp dụng quản lý cho các mạng riêng. Nhằm đạt được thống nhất giữa các hệ thống quản lý mạng, khả năng liên kết cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng của các hệ thống Liên minh viễn thông quốc tế (ITU-T) đã đưa ra các khuyến nghị và các mô hình mạng quản lý viễn thông (TMN).
5.2. Mạng quản lý mạng viễn thông TMN
5.2.1. Giới thiệu về TMN
Trước đây việc điều hành mạng viễn thông (dùng kỹ thuật tương tự) chủ yếu bằng nhân công, dùng điện báo điện thoại để thông báo tình hình mạng lưới theo lịch quy ước hàng ngày và điều hành xử lý sự cố. Mạng điều hành viễn thông (TMN – Telecommunications Management Network) ra đời khi mạng viễn thông bao gồm mạng chuyển mạch điện thoại công cộng (PSTN – Public Switching Telephone Network) và mạng truyền số liệu (DCN – Data Communications network) đã được số hoá hoàn toàn.
Mạng điều hành viễn thông (TMN) cung cấp khung công việc cho các mạng lưới một cách linh hoạt, có thể đánh giá, tin cậy với chi phí khai thác bảo trì thấp và dễ dàng phát triển nâng cấp. TMN cung cấp cho các mạng nhiều năng lực và hiệu quả bằng việc đưa ra các quy định chuẩn cho các hành động điều hành mạng và truyền thông qua các mạng. TMN cho phép xử lý phân bố đến các mức chính xác để đánh giá, tối ưu hiệu quả khai thác và truyền thông hiệu quả. Các nguyên lý TMN là cùng phối hợp chặt chẽ vào mạng viễn thông để phát và thu thông tin từ mạng và quản lý điều hành các nguồn thông tin đó. Mạng viễn thông được cấu tạo từ các hệ thống chuyển mạch, các kênh truyền dẫn, các thiết bị đầu cuối, . . . Trong khái niệm TMN, những nguồn đó quy chiếu đến các phần tử mạng (NEs). TMN cho phép truyền thông giữa các hệ thống hỗ trợ khai thác (OSS – Operation Support Systems) và các NEs. Hình dưới đây mô tả TMN được chèn vào mạng viễn thông như thế nào.
Hình 5.1, Mối liên hệ chức năng giữa TMN và mạng viễn thông
5.2.2. Các chức năng quản lý của TMN
TMN cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đạt được kết nối liền với nhau và truyền thông qua các hệ thống khai thác và các mạng viễn thông. Kết nối liền với nhau được các giao diện chuẩn thực hiện, sao cho tất cả các nguồn được điều hành như là các đối tượng.
5.2.2.1. Các khối dựng nên TMN
TMN được biểu hiện bằng nhiều khối cung cấp cấp toàn diện các sản phẩm và chức năng TMN như mô tả trên hình 5.1 trên :
Các chức năng chính của TMN được chia thành 3 nhóm : 1. Chức năng quản lý điều hành,
2. Chức năng truyền thông 3. Chức năng quy hoạch mạng.
Sau đây chúng ta xem xét chi tiết hơn từng chức năng :
1. Chức năng quản lý điều hành : bao gồm năm chức năng con dưới đây : 1.1. Quản lý điều hành cấu hình : gồm các nội dung chính yếu sau :
· Cung cấp cấu hình mạng từ khi mới lắp đặt và sự thay đổi cấu hình đến hiện tại.
· Quản lý Trạng thái cấu hình đang làm việc.
· Quản lý việc lắp đặt phần cứng theo cấu hình đã được thiết kế. · Quản lý việc khởi tạo hệ thống theo cấu hình đã định.
· Quản lý số lượng thiết bị, phụ tùng để thay thế và đã được thay thế để có được cấu hình hiện tại.
· Quản lý việc sao lưu cấu hình được thay đổi theo quá trình khai thác và bảo dưỡng mạng lưới trên cả phần cứng và phần mềm, chất lượng khi thay đổi cấu hình trên thực tế, khôi phục lại cấu hình
1.2. Quản lý điều hành xử lý lỗi và sự cố mạng lưới
· Giám sát cảnh báo bao gồm : phân tích số liệu thu được từ các cảnh báo khác nhau, chọ lọc số liệu cảnh báo để so sánh tìm ra mối tương quan giữa các thành phần mạng và tương quan theo thời gian.
· Từ các thông tin về lỗi và sự cố xảy ra trên mạng, phân tích và cần thiết thì dùng các phương tiện đo kiểm tra mạng để xác định nguyên nhân gây ra lỗi, vị trí xảy ra lỗi và sự cố trên mạng.
· Kiểm tra thực trạng và mức độ nguy hiểm của lỗi, phạm vi ảnh hưởng của lỗi và xử lý lỗi bằng các phương tiện như hiệu chỉnh các chỉ tiêu, khôi phục hoặc khởi tạo lại cấu hình hệ thống
1.3. Quản lý hiệu quả khai thác mạng
· Thu thập các loại dữ liệu về : lưu lượng mạng (thời gian, số cuộc gọi thực hiện thành công , tỷ lệ thành công và không thành công các cuộc gọi qua từng nút mạng); dữ liệu đo chất lượng truyền dẫn; các dữ liệu quản lý phần mềm nút chuyển mạch bao gồm các số liệu về cập nhật phần mềm, sự cố phần mềm, hệ thống tự khởi động lại; dữ liệu về các mã chọn cuối của các nút chuyển mạch; dữ liệu khiếu nại khách hàng; dữ liệu từ phía đối tác, . . .
· Từ các loại số liệu thu thập nói trên tiến hành chọn lọc dữ liệu, đánh giá mức độ phản ánh nhiều ít đến hiệu quả khai thác mạng trên cả hai mặt kỹ thuật và kinh tế.
· Từ các số liệu thống kê hàng ngày, hàng tháng, hàng năm phân tích đưa ra xu thế hoạt động của mạng trên các tiêu chí : lưu lượng, lỗi và sự cố, chất lượng độ tin cậy thiết bị, khả năng đáp ứng của người khai thác và hàng loạt số liệu khác, đưa ra xu thế của mạng trong tương lai gần và xa để có kế hoạch bổ xung cần thiết.
1.4. Quản lý số liệu cuộc gọi và tính cước khách hàng
· Thu thập số liệu cuộc gọi khách hàng, kênh thuê riêng theo tốc độ và dung lượng khách hàng thuê và chất lượng dịch vụ từ các hệ thống thống kê tự động và nhân công trên mạng để tính cước khách hàng theo các quy định hiện hành hợp pháp hợp lệ, cung cấp hoá đơn chi tiết hoặc tổng hợp cho khách hàng tuỳ theo quy định hợp pháp.
· Khi thu thập được những số liệu sai dẫn đến sự vô lý làm thiệt hại đến khách hàng thì phải sửa cho phù hợp thực tế khách quan và đáng tin cậy để khách hàng khỏi
bị thiệt thòi. Giải quyết các khiếu nại khách hàng là công việc rất đa dạng, phức tạp trong đó nhiều khi vượt khỏi khả năng các phương tiện kỹ thuật
1.5. Quản lý an toàn và an ninh mạng lưới
· Đó là chức năng cung cấp và đảm bảo khả năng truy cập an toàn tới các chức năng và năng lực của các thành phần cấu thành mạng lưới (Network Element – NE).
· Đây là chức năng cung cấp khả năng truy cập an toàn tới các thành phần thuộc hệ thống mạng điều hành mạng viễn thông (TMN) như : các hệ thống khai thác (OS – Operation System), các bộ điều khiển mạng cấp dưới (SNC – Subnetwork Control) và các thiết bị trung gian (MD – Mediation Device).
2. Chức năng truyền thông
Truyền thông giữa các hệ thống khai thác với nhau (OS – OS); Truyền thông giữa hệ thống khai thác và phần tử mạng (OS - NE); Truyền thông giữa các phần tử mạng với nhau (NE – NE); Truyền thông giữa hệ thống khai thác với các trạm làm việc (OS – WS); Truyền thông giữa phần tử mạng và trạm làm việc (NE – WS)
3. Chức năng quy hoạch mạng
3.1. Quy hoạch mạng gồm quy hoạch các nguồn tài nguyên vật lý như : công cụ, thiết bị, nguồn nhân lực.
TMN có thể là một mạng rất đơn giản kết nối một OS với một thành phần mạng (NE) nhưng có thể là một mạng rất rộng lớn kết nối nhiều : OS; NE; WS. Dưới tiêu chí chức năng, TMN như một mạng riêng để quản lý điều hành mạng viễn thông; đáp ứng nhu cầu truyền thông TMN có thể sử dụng các kênh khai thác gắn kết EOC (Embedded Operations Channel) dùng tín hiệu số cũng có nghĩa là một số phần của TMN có thể là một mạng logic gắn kết trong mạng viễn thông.
3.2. Mô hình kiến trúc chức năng TMN
TMN có các chức năng cung cấp phương tiện truyền thông, xử lý các thông tin liên quan đến quản lý cấu hình mạng và dịch vụ viễn thông. TMN bao gồm chức năng hệ thống khai thác OSF (Operations System Function), chức năng trung gian MF (Mediation Function), chức năng truyền thông dữ liệu DCF (Data Communications Function); ngoài ra TMN còn có chức năng thành phần mạng NEF (Network Element Function), chức năng máy trạm WSF (Work Station Function); chức năng tương thích Q (QAF - Q Adapter Function) để hỗ trợ các chức năng quản lý TMN.
Hình 2. Các khối chức năng TMN và các điểm tham chiếu
Các chức năng TMN cung cấp : phương tiện truyền thông, xử lý các thông tin liên quan đến quản lý điều hành mạng và dịch vụ.
3.2.1. Chức năng hệ thống khai thác (OSF) : nó cung cấp chức năng lập kế
hoạch mạng bao gồm nhiều loại OSF để quản lý và lập kế hoạch v dịch vụ, theo ITU- T M.3010 có bốn loại khối OSF đó là :