TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (tóm tắt) (Trang 25 - 26)

Từ thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN của Thanh tra Chính phủ, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN, trong đó trọng tâm là hồn thiện về thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược về PCTN; tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN và các giải pháp cụ thể khác.

Chắc chắn với những giải pháp trên cùng sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật PCTN của Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ, bền vững, hiệu quả trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tham nhũng diễn ra trên diện rộng, ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tồn diện của các cấp ủy Đảng và sự quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; mở rộng và hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò giám sát, phát hiện của nhân dân, đồng thời phải nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước để làm nịng cốt trong cơng tác PCTN.

Tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN là một biện pháp phịng ngừa tham nhũng, một cơng tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác của các cấp, các ngành, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và mỗi cá nhân. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN bao giờ cũng có ưu điểm, hạn chế và ln địi hỏi phải có thời gian thực hiện đủ nhiều mới chuyển từ những tác động về mặt hình thức thành những tác động về nội dung, từ đó có được những hiệu ứng tích cực đối cơng tác PCTN. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN phải đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn, có sự ổn định, kế thừa, và phát huy được những điểm mạnh đã có nhưng quan trọng nhất là giữ vững và củng cố niềm tin, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các nội dung này sẽ có tác dụng tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước nói chung về PCTN, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Luận văn đã đề xuất một số các giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN của Thanh tra Chính phủ hiện nay. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ (tóm tắt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)