Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ Nội vụ để đưa các nội dung quy định về công chức, tổ chức bộ máy có tính đặc thù của ngành Y tế vào Nghị định sửa đổi Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính đưa các nội dung quy định về cơ chế tự chủ tài chính có tính đặc thù của ngành Y tế phải đưa vào Nghị định sửa đổi Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở định hướng của công tác tạo động lực làm việc cho công chức, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại cơ quan Bộ Y tế thời gian qua và nâng cao hiệu quả của cơng tác này trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp cần thực hiện đồng bộ, phù hợp từng đối tượng đồng thời thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện các nhóm giải pháp thơng qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi hoặc thông qua đối thoại, tọa đàm để thu thập thông tin về mức độ thoả mãn của cơng chức đối với các nhóm giải pháp. Căn cứ kết quả khảo sát có thể đánh giá đựoc mức độ hài lịng của cơng chức đồng thời là cơ sở để thực hiện điều chỉnh hoặc cải tiến các nhóm giải pháp cho phù hợp tính hình thực tế của đơn vị. Tất cả nhằm mục tiêu tạo môi trường làm việc lành mạnh, bầu khơng khí vui vẻ, đồn kết để cơng chức yên tâm cống hiến, đem lại kết quả làm việc hiệu quả nhất góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của đơn vị.
KẾT LUẬN
1. Tạo động lực làm việc là địi hỏi tất yếu bởi nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Động lực làm việc là sự khao khát khẳng định năng lực và tự nguyện của công chức nhằm phát huy mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức vì vậy để tạo động lực làm việc cho công chức, tổ chức và các nhà lãnh đạo, quản lý cần vận dụng một cách có hệ thống các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý nhằm làm cho cơng chức có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lịng hơn với cơng việc và mong muốn được đóng góp cho đơn vị.
2. Thời gian qua, công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại cơ quan Bộ Y tế đã đạt được những kết quả nhất định cả về những chính sách tạo động lực về vật chất lẫn chính sách tạo động lực về tinh thần cho công chức. Song, công tác tạo động lực làm việc cho cơng chức cũng cịn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước cũng như cách thức thực thi chính sách tại Bộ Y tế.
3. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại cơ quan Bộ Y tế, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Y tế để giúp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại cơ quan Bộ Y tế trong thời gian tới. Hy vọng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho tập thể lãnh đạo đơn vị trong q trình xây dựng chính sách tạo động lực làm việc trong thời gian tới.