Chương 4 : DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
4.1. Thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương
thương mại Việt Nam
4.1.1. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Hiện nay các ngân hàng thương mại tại Việt Nam triển khai phổ biến là các dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn (SMS banking), ngân hàng di động (Mobile banking) và ngân hàng trực tuyến (Internet banking). Trong đó, dịch vụ SMS banking hầu như khơng được đầu tư phát triển nhiều vì loại hình dịch vụ này chỉ có chức năng chính là thơng báo các thông tin về giao dịch đến khách hàng. Thông tin từ báo cáo thường niên của các ngân hàng cho thấy trong những năm gần đây các ngân hàng tập trung cải tiến công nghệ ngân hàng để tiếp tục đa dạng hóa các tiện ích dịch vụ cho Internet banking và Mobile banking là chủ yếu. Các tiện ích gắn liền với từng loại hình dịch vụ được mơ tả chỉ tiết ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ 1. SMS Banking
2. Dịch vụ Internet Banking
2.1. Dành cho khách hàng cá nhân
Tra cứu (số dư, giao dịch) Chuyển khoản trong hệ thống Chuyển khoản ngoài hệ thống Tiết kiệm điện tử
Đơn vị: % Tỷ lệ 93,8 100,0 100,0 96,9 90,6
Dịch vụ Tỷ lệ
Thanh toán hoá đơn 93,8
Nạp tiền điện tử 90,6
Mua thẻ trả trước 78,1
2.2. Dành cho khách hàng doanh nghiệp
Tra cứu (số dư, giao dịch) 96,9
Chuyển khoản trong hệ thống 96,9
Chuyển khoản ngoài hệ thống 93,8
Thu ngân sách 78,1
Chi trả lương nhân viên 87,5
Giao dịch tín dụng thư 53,1
3. Mobile Banking 100,0
Nguồn: Bộ Thơng tin và Truyền thông (2018) Trong 2 năm gần đây, nhiều ngân
hàng đã phát triển tiện ích ví điện tử, thanh toán bằng mã QR và phát triển ứng dụng gắn liền với mạng xã hội như: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritimebank), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank),… Trong 3 loại hình dịch vụ NHĐT, SMS banking và Internet banking là các loại hình dịch vụ ra đời trước nên có được số lượng khách hàng sử dụng khá lớn, Mobile banking được phát triển sau chưa có lượng khách hàng lớn nhưng đây là loại hình dịch vụ phù hợp nhất với xu hướng phát triển của cơng nghệ vì vậy ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu dịch vụ NHĐT của các ngân hàng. Các số liệu thống kê về tình hình sử dụng dịch vụ NHĐT cho thấy Mobile banking là dịch vụ đang thu
hút được sự quan tâm của khách hàng và đang là loại hình dịch vụ NHĐT phát triển mạnh.
4.1.1.1. Tình hình giao dịch
Về tình hình giao dịch của các loại hình dịch vụ NHĐT, số liệu thống kê do Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh Internet banking trong năm 2017 là 191 triệu, tăng 52% so với năm 2016 và số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh Mobie banking trong năm 2017 là 131 triệu, tăng 34% so với năm 2016. Giá trị giao dịch qua Internet và Mobile banking trong năm 2017 đạt 13 triệu tỷ đồng và 690.000 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng so với năm 2016 lần lượt 88% và 127%.
100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 91% 89% 48% 41% 20% 23% 11% 6% 7% 5% 0%
Tiền mặt khi nhận Chuyển khoản Ví điện tử Thẻ điện thoại/thẻ Thẻ tín dụng/ghi
hàng trị chơi nợ
2015 2016
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Biểu đồ 4.1. Các phương thức thanh toán được ưa thích trong thương mại điện tử
Trong các chức năng của dịch vụ NHĐT, chuyển tiền và thanh toán điện tử là hai chức năng cơ bản nhất, trong đó chức năng thanh tốn điện tử ngày càng đóng vai trị quan và thu hút được sự quan tâm của khách hàng khi sử dụng dịch
vụ ngân hàng. Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về các phương thức thanh tốn được ưa thích trong thương mại điện tử tại Việt Nam cho thấy thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng là phương thức chủ yếu với khoảng 90% số lượng người được khảo sát lựa chọn, trong khi đó các phương thức thanh tốn điện tử vẫn cịn khá hạn chế. Phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất được sử dụng là chuyển khoản với khoảng 40% - 50%, thanh tốn qua ví điện tử chỉ nhận được 5% – 11% lựa chọn của người mua.
4.1.1.2. Phí dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng điện tử có thể mang đến sự thuận tiện và nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng phí dịch vụ NHĐT cũng là vấn đề khách hàng cân nhắc khi sử dụng dịch vụ. Thống kê các loại phí dịch vụ đối với các loại hình dịch vụ NHĐT đang được áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy các ngân hàng không tập trung khai thác lợi nhuận đối với phí tin nhắn từ dịch vụ SMS banking và phí duy trì dịch vụ Internet banking và Mobile banking, nguồn thu tập trung chính ở các giao dịch chuyển tiền. Mức phí tin nhắn đối với dịch vụ SMS banking cho mỗi tháng dao động từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng, đây là mức chênh lệch không đáng kể giữa các ngân hàng. Đối với phí duy trì dịch vụ Internet banking và Mobile banking hầu hết các ngân hàng đều khơng thu phí chỉ riêng Vietcombank thu 10.000 đồng/tháng.
Bảng 4.2. So sánh phí dịch vụ SMS banking và Internet banking Phí SMS Phí dịch vụ Internet banking và Mobile
banking Ngân hàng Banking
Duy trì
(đồng/ Chuyển tiền cùng Chuyển tiền khác (đồng/
tháng) ngân hàng ngân hàng
tháng)
Dưới 10 triệu: Dưới 50 triệu: 7.000 đồng/giao Vietcombank 10.000 10.000 2.000 đ/giao dịch dịch
Trên 50 triệu: Trên 10 triệu 5.000đ/giao dịch đồng: 0.02% tổng
số tiền chuyển Dưới 30 triệu: Dưới 10 triệu: 1.000 đồng/giao 7.000 đồng/giao
BIDV 8.000 Miễn phí dịch dịch
Trên 30 triệu: Trên 10 triệu 0.01% tổng tiền đồng: 0.02% tổng
chuyển số tiền chuyển
Dưới 1 triệu: 1.100 đồng/giao dịch
1 triệu – 3 triệu: Dưới 50 triệu: 2.200 đồng/giao
7.700 đồng/giao dịch
dịch Vietinbank 8.800 Miễn phí 3 triệu – 50 triệu:
Trên 50 triệu: 3.300 đồng/giao 0.011% tổng số dịch tiền chuyển Trên 50 triệu: 0,011% tổng tiền chuyển
Agribank 9.500 Miễn phí 0.03% tổng số tiền 0.05% tổng số tiền Sacombank 11.000 Miễn phí 9.000 đ/giao dịch 0.02% tổng số tiền
Phí SMS Phí dịch vụ Internet banking và Mobile banking
Ngân hàng Banking
Duy trì
(đồng/ Chuyển tiền cùng Chuyển tiền khác (đồng/
tháng) ngân hàng ngân hàng
tháng)
Techcombank 9.900 Miễn phí Miễn phí Miễn phí
Cùng tỉnh/thành Cùng tỉnh: 0.021% phố: miễn phí tổng số tiền ACB 10.000 Miễn phí Khác tỉnh/thành Khác tỉnh: 0.035% phố: 0.007% tổng tổng số tiền số tiền
VPBank 10.000 Miễn phí 7.000 đ/giao dịch 10.000 đ/giao dịch Dưới 500 triệu:
0.011% tổng số
SHB 11.000 Miễn phí tiền 0.01% tổng số tiền
Trên 500 triệu: 0.22% tổng số tiền
Dưới 500 triệu: 10.000 đ/giao dịch MB 12.000 Miễn phí 3.000 đ/giao dich Trên 500 triệu:
0.045% tổng số tiền
Nguồn: Trang web của các ngân hàng thương mại Đối với tiện ích chuyển
tiền trong cùng hệ thống ngân hàng, chỉ Techcombank là miễn phí, các ngân hàng cịn lại thu một mức phí cố định cho mỗi giao dịch như Ngân hàng Quân đội (3.000 đồng), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (7.000 đồng) và Sacombank (9.000 đồng) hoặc nhiều mức phí khách nhau dựa theo số tiền được chuyển. Ngân hàng ACB miễn phí đối với giao dịch chuyển tiền trong cùng tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, thơng kê mức phí dịch vụ tại Bảng 5 cũng cho thấy Vietinbank và BIDV là 2 ngân hang có mức thu phí
chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng cao nhất. Tại Vietinbank, khách hàng có giao dịch chuyển tiền nội bộ từ 50 triệu đồng trở lên sẽ phải trả 0,011% số tiền được chuyển. Tại BIDV, các giao dịch chuyển tiền nội bộ có giá trị trên 30 triệu sẽ phải trả mức phí 0,01% giá trị tổng số tiền được chuyển.
Đối với tiện ích chuyển tiền liên ngân hàng, ngoại trừ ngân hàng Techcombank đang miễn phí tồn bộ các giao dịch, các ngân hàng cịn lại đều thu phí với nhiều cách thức khác nhau. VPBank thu ở mức cố định 10.000 đồng/giao dịch không phụ thuộc vào giá trị giao dịch; các ngân hàng SHB, Sacombank và Agribank thu với tỷ lệ cố định trên tổng số tiền giao dịch với tỷ lệ lần lượt là 0,01%, 0,02% và 0,05%. Vietcombank và BIDV có cách thu phí dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng giống nhau với 7.000 đồng/giao dịch đối với giao dịch có giá trị dưới 10 triệu đồng và 0,02% giá trị giao dịch đối với giao dịch trên 10 triệu đồng.