Phân cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản của Liên hợp quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NGUỒN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÙNG QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG (Trang 31 - 36)

Hiệu quả Nghiên cứu kinh tế - công nghệ Thăm dị địa chất Mã số kinh tế

Có hiệu Đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Thăm dò tỉ mỉ  111 quả kinh báo cáo kinh tế - công nghệ chi tiết 

tế  Đã lập nghiên cứu khả thi, nghiên cứu Thăm dò tỉ mỉ  121

sơ bộ kinh tế cơng nghệ  Thăm dị sơ bộ  122

Có tiềm Đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi và Thăm dò tỉ mỉ  211 năng kinh báo cáo kinh tế - công nghệ 

tế  Đã lập nghiên cứu khả thi, nghiên cứu Thăm dò tỉ mỉ  221

sơ bộ kinh tế cơng nghệ  Thăm dị sơ bộ  222

Chưa rõ Nghiên cứu, đánh giá bước đầu Thăm dò tỉ mỉ  331 hiệu quả qua các thơng tin địa chất 

Thăm dị sơ bộ  332

kinh tế 

Tìm kiếm  333

Thị sát  334

1.2.2. Ở Việt Nam

1.2.2.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dị, khai thác và sử dụng vật liệu khoáng xây dựng

Theo các tài liệu thống kê cho thấy chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 74-75% tổng giá thành đối với xây dựng cơng trình dân dụng; 70% tổng giá thành các cơng trình giao thơng và 50% đối với cơng trình thủy lợi, thủy điện [81, 82]. Qua những dẫn liệu nói trên, rõ ràng vật liệu xây dựng nói chung, vật liệu khống xây dựng - đất mềm rời nói riêng (chiếm khoảng 50% chi phí vật liệu xây dụng) là

một khâu có ý nghĩa quan trọng về kỹ thuật và kinh tế, đồng thời có tác động lớn đến kế hoạch xây dựng cơng trình cũng như “nơi ăn, chốn ở” của cộng đồng cư dân đất nước trong quá trình phát triển lâu dài.

Người Việt cổ từ xa xưa đã biết tìm kiếm, khai thác sử dụng vật liệu đất, đá, kim loại, đá quý và để lại dấu ấn ở các di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hóa nổi tiếng từ Hịa Bình, Bắc Sơn cho tới Ốc Eo; từ các trống đồng cổ tới các đến tháp Chăm Pa bằng gạch nung với các tượng đá cát kết tuyệt tác, đặc biệt là bản liệt kê hơn 150 mỏ qua các triều đại phong kiến đến đầu thế kỷ 19. Khơng ít học giả cịn cho rằng khai khống ở nước ta có lẻ đã bắt đầu từ thời Hùng Vương và đã cung cấp đồng cho việc chế tác trống đồng cổ. Dưới các triều đại phong kiến có khả năng xuất hiện các cơng trường khai thác khống sản quy mơ nhỏ và được ghi lại trong một số tác phẩm địa lý của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn như: quặng Fe, Cu, Au, được khai thác nhiều ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Lê Q Đơn đã đúc rút kinh nghiệm tìm quặng trong dân gian sau đây: “Trên núi có đan sa thì dưới núi ắt có vàng” hay “Ở đâu có chì ắt ở đó có vàng, bạc”.

Mãi cho đến năm 1852, C.J. Arnoux là người Pháp đầu tiên đặt mốc nghiên cứu địa chất Việt Nam và Đông Dương, những năm tiếp theo cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (đến tận năm 1945) là thời kỳ nghiên cứu địa chất, cổ sinh, khoáng sản do nhiều nhà địa chất Pháp nổi tiếng tiến hành kể từ khi Sở Địa chất Đông Dương được thành lập vào năm 1898. Nhờ đó các tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 lần lượt được xuất bản. Tuy nhiên, do chiến tranh thế giới lần thứ II, nhất là do chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ công tác nghiên cứu địa chất - khoáng sản bị gián đoạn cho đến năm 1975. Riêng ở miền Bắc Việt Nam sau ngày hịa bình lập lại năm 1954 cơng tác chỉnh biên bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 do các nhà địa chất Liên Xô cũ - Việt Nam dưới sự chỉ đạo của A.E. Đovjikov thực hiện và xuất bản năm 1965. Sau ngày hịa bình lập lại, thống nhất đất nước năm 1975 công tác điều tra thành lập hàng loạt bản đồ chuyên môn khác nhau tỷ lệ 1:500.000 ở lãnh thổ phía Nam được đẩy mạnh, trong đó có bản đồ khống sản tỷ lệ 1:500.000 do Lê Văn Trảo chủ biên được hoàn thành năm 1981. Đến năm 1988 bản đồ địa chất toàn Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được xuất bản. Mặt khác, vào

thập kỷ 80, 90 thế kỷ trước, ngoài việc triển khai đo vẽ lập bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, 1: 50.000 phủ khắp lãnh thổ Việt Nam, còn thành lập bản đồ địa chất thủy văn 1:500.000 toàn Việt Nam do Trần Hồng Phú chủ biên và xuất bản vào năm 1987. Đồng thời tiến hành điều tra địa chất biển nông ven bờ tỷ lệ 1: 500.000 (vùng nước nơng 0-30m) cũng như thăm dị địa chấn, khoan 419 giếng khoan tìm kiếm - thăm dị dầu khí thềm lục địa Việt Nam. Trên đất liền cơng tác tìm kiếm - thăm dị, khai thác khống sản rắn, nước dưới đất, vật liệu khoáng xây dựng được đẩy mạnh với quy mô và tốc độ ngày mỗi gia tăng, thành tựu ngày càng rõ rệt hơn.

1.2.2.2. Thành tựu chủ yếu về cơng tác tìm kiếm - thăm dị khống sản và vật liệu khoáng xây dựng ở Việt Nam

Kết quả điều tra khoáng sản và vật liệu khoáng xây dựng từ xa xưa đến tận ngày nay ở nước ta có thể đánh giá qua các thành tựu chủ yếu sau đây:

- Xây dựng, hồn thiện lý thuyết về q trình thành tạo khống sản có thành phần nguồn gốc, trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) cũng như quy luật phân bố

khoáng sản (quy luật sinh khoáng) trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

- Tiếp thu, diễn giải khái niệm, xây dựng hệ thống thuật ngữ của Việt Nam về khoáng sản và các lĩnh vực khoa học địa chất liên quan.

- Xuất bản chuyên khảo “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, kèm theo bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó, ngồi hàng nghìn mỏ, điểm khống sản rắn ngun liệu cơng nghiệp khác nhau, đã phát hiện được 3.432 mỏ, điểm vật liệu khoáng xây dựng [83] gồm 1.904 mỏ đá nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, trang trí và 1.528 mỏ sét sản xuất gạch ngói, gốm sứ, thủy tinh, cốt liệu bê tông và vữa xây dựng (Bảng 1.2).

- Phân cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Theo thời gian, tài nguyên khoáng sản Việt Nam được phân cấp theo các hệ thống phân cấp sau đây:

+ Hệ thống phân cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản 1979 (phân cấp của Liên Xô trước đây) [40]:

Bảng 1.2. Nguyên liệu khoáng mềm rời tự nhiên làm vật liệu xây dựng ở nước ta

ĐVT: Triệu tấn.

Vùng Đồng Đồi núi Đồng

duyên bằng

Đồi núi bằng hải Tây Đông sông Tổng số

Loại Bắc Bộ sơng Trung ngun Nam Bộ Cửu

khống Hồng Bộ Long sản Số mỏ cát 0 4 42 0 36 3 85 trắng Trữ lượng 0 6,537 756,801 0 597,425 42,250 1403,013 Sét gạch ngói 113 109 140 98 93 141 694 Trữ lượng 711,91 684,86 669,13 447,46 563,69 533,53 3610,58 Cát sỏi xây 65 59 59 10 64 74 331 dựng Trữ lượng 281,47 161,77 708,81 10,83 163,42 753,42 2079,72 Cao lanh 108 55 72 53 79 15 382 Trữ lượng 75,511 105,211 164,35 248,85 249,528 2,846 864,296 Sét trắng, sét 8 10 9 1 8 0 36 chịu lửa Trữ lượng 11,699 16,982 7,34 1,20 16,132 0 53,353

Bảng 1.3. Phân cấp tài ngun, trữ lượng khống sản rắn năm 1979 Nhóm trữ Trữ lượng đã tìm kiếm, thăm dị Tài ngun dự báo

lượng

Trong cân đối A B C1 C2

(1)* (1,2) (1,2,3) (1,2,3,4) P1 P2 P3

Ngoài cân đối AN BN C1N C2N

* 1, 2, 3, 4 - nhóm mỏ theo mức độ phức tạp địa chất.

Trong bảng 1.3. phân cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản này chủ yếu dựa vào mức độ nghiên cứu, thăm dò mỏ (cấu trúc mỏ, thành phần vật chất khống sản, tính chất cơng nghệ của chúng), điều kiện khai thác mỏ. Trong bảng phân cấp trữ lượng, tài ngun khống sản Liên Xơ trước đây, trữ lượng được phân ra 4 cấp (3 cấp A, B, C1 gọi là trữ lượng thăm dò và C2 gọi là trữ lượng dự báo), còn tài nguyên

được dự báo theo 3 cấp P1, P2, P3 (Bảng 1.3). Theo tính khả thi về kinh tế người ta phân ra trữ lượng trong cân đối và trữ lượng ngoài cân đối.

+ Các cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản:

Cấp A: Cấp trữ lượng đã thăm dị chi tiết, xác định chính xác thế nằm, hình dạng thân khoáng, phân chia được chất lượng quặng tự nhiên, quặng cơng nghiệp, điều kiện khai thác và tính chất cơng nghệ nghiên cứu đầy đủ. Sai số cho phép 10-15%.

Cấp B: Cũng là cấp trữ lượng thăm dò chi tiết các nội dung như cấp A nhưng với sai số cho phép đến 15-25%.

Cấp C1 được gọi là trữ lượng có khả năng sau thăm dị sơ bộ. Các yếu tố hình học thân khống sản, chất lượng, tính chất cơng nghệ, khai thác đã được xác định với sai số cho phép 25-45%.

Cấp C2 gọi là trữ lượng dự đoán. Các yếu tố hình học, chất lượng khống sản mới được thăm dị qua một số cơng trình hạn chế và chủ yếu xác định theo tài liệu địa chất, địa hóa, địa vật lý. Tính chất cơng nghệ, điều kiện khai thác chủ yếu dự đoán theo số liệu thăm dị vùng khống sản lân cận, do đó sai số cho phép tới 45-75%.

Tài ngun khống sản là trữ lượng viễn cảnh có 3 cấp P1, P2, P3 trong đó viễn cảnh P1 được dự báo với sai số 80-90%.

Hệ thống phân cấp tài nguyên, trữ lượng khống sản của Bộ Tài ngun và Mơi trường ban hành năm 2017 để thống nhất áp dụng cho tất cả các mỏ trong cả nước [6].

+ Bảng phân cấp theo Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn được phân thành các cấp dựa trên phân cấp của thế giới như trình bày trong bảng sau (Bảng 1.4).

Ghi chú: Con số đầu là có hiệu quả kinh tế; thứ hai (khả thi, tiền khả thi, khái quát); thứ ba nghiên cứu địa chất (chắc chắn, tin cậy, dự báo và suy đoán).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NGUỒN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÙNG QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG (Trang 31 - 36)