Chương 1 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.3 Ứng dụng hóa chất
1.3.1.2 Triệu chứng thiếu và ngộ độc molybden
Nhu cầu molybden của cây thấp hơn so với nhu cầu của dưỡng chất khoáng khác (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Tùy thuộc vào loại cây, ngưỡng thiếu của molybden biến thiên trong khoảng 0.1 – 1,0 µg/trọng lượng khơ thân lá (Gupta và Lipselt, 1981). Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) ngưỡng thiếu molybden đối với cây họ đậu là dưới 0,15ppm molybden, dưới ngưỡng này cần bón molypdem.
Đối với cây khác, ngưỡng thiếu molybden là 0,1 ppm. Ở cây họ đậu, Thiếu molybden thì vi khuẩn Rhizobium không thể cố định đạm cho cây đậu. Theo
Nguyễn Xuân Hiển và ctv (1977) triệu chứng thiếu molybden ở cây đậu biểu hiện trước nhất ở việc xuất hiện màu vàng lục ở lá, đó là hậu quả của biểu hiện thiếu đạm của cây do quá trình giữ chặt đạm khí quyển bị giảm. Lúc này cây sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng, lá có màu vàng lục hoặc thậm chí màu vàng, thân và cành cây trở thành nâu đỏ. Nốt sần ở rễ trở nên nhỏ có màu xám và nâu xám. Đối với các cây trồng khác, triệu chứng thiếu molybden cũng tương tự như cây đậu nhưng xuất hiện thêm triệu chứng mép lá cuốn vào trong và chết dần. Đặc trưng của dinh dưỡng molybden là biến thiên rộng giữa ngưỡng thiếu và ngưỡng gây độc. Mức độ biến thiên có thể lên tới 104 (thí dụ 0.1 – 1.00 µg Mo/g trọng lượng khô). Trong điều kiện ngộ độc molybden, làm cho lá biến dạng và các mô ở chồi chuyển sang màu vàng do có sự hình thành phức chất mobidocatechol trong không bào (Hetch- Buchholz, 1973).
Sự thiếu hụt molybden thường thấy ở những vùng có vũ lượng và nhiệt độ cao (to >33oC), đất axit. Thêm vào đó, sự thiếu hụt molybden cịn tìm thấy ở những loại đất cung cấp thừa phân lân và những loại đất có hàm lượng canxi, mangan, sắt và đồng cao.