.3 Cấu tạo contactor

Một phần của tài liệu Thiết kế nồi hơi công suất 200kg h sử dụng biogas làm nhiên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm vissan (Trang 77 - 79)

Contactor đƣợc cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).

 Nam châm điện:

Namchâm điện gồm có 4 thành phần:

+ Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.

+ Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: phần cố định và phần nắp di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.

+ Lị xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầy.  Hệ thống dập lò quang điện tủ điều khiển.

Khi Contactor trong tủ điện chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mịn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của Contactor trong tủ điện.

GVHD: Th.S Trương Quang Trúc 67

 Hệ thống tiếp điểm của Contactor trong tủ điện điều khiển.

Hệ thống tiếp điểm của Contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm,ta có thể chia các tiếp điểm cuả Contactor thành hai loại:

Tiếp điểm chính của Contactor trong tủ điện: Có khả năng cho dịng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thƣờng hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor trong tủ điện làm mạch từ Contactor hút lại.

Tiếp điểm phụ của Contactor trong tủ điện : có khả năng cho dịng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: thƣờng đóng và thƣờng hở của Contactor trong tủ điện.

Tiếp điểm thƣờng đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong Contactor trong tủ điện điều khiển ở trạng thái nghỉ (không đƣợc cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi Contactor ở trạng thái hoạt động. Ngƣợc lại là tiếp điểm thƣờng hở.

Nhƣ vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thƣờng đƣợc lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor trong tủ điện (dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor theo quy trình định trƣớc).

Theo một số kết cấu thông thƣờng của Contactor trong tủ điện, các tiếp đỉểm phụ trong tủ điện có thể đƣợc liên kết cố định về số lƣợng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có một vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor, cịn các tiếp điểm phụ trong tủ điện đƣợc chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ ghép thêm vào trên Contactor, số lƣợng tiếp điểm phụ trong trƣờng hợp này có thể bố trí trong tủ điện tùy ý.

Rơle thời gian

Ta chọn loại rơle thời gian Omron H3CR

- Nguồn: 100 - 240 VAC hoặc 48 - 125 VDC. - Đầu ra rơ le (DPDT), gắn thanh DIN

- Có 14 dải thời gian từ 0,05 s đến 30 giờ hoặc từ 1,2 s đến 300 giờ tuỳ từng model .

- Có các model với Flicker ON start hoặc Flicker OFF start (tắt / bật nhấp nháy).

- Cho phép đặt thời gian ON và OFF độc lập (chu kỳ lặp lại). - Độ dài tối đa cả đế cắm là 80 mm.

GVHD: Th.S Trương Quang Trúc 68

- Có các model với 11 chân và 8 chân cắm.

- Dễ dàng kiểm tra hoạt động thông qua các đầu ra tức thời.

Một phần của tài liệu Thiết kế nồi hơi công suất 200kg h sử dụng biogas làm nhiên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm vissan (Trang 77 - 79)