Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Le-Thi-Bich-Phuong-VH1801 (Trang 83 - 84)

2.3.1 .Vai trò của du lịch trong nền kinh tế của tỉnh

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Đây là một giải pháp cực kì quan trọng, khơng thể thiếu trong việc phát triển du lịch. Vì vậy, các cấp các ngành có liên quan của tỉnh Ninh Bình cần hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, đầu tư, đào tạo nhân lực, thị trường … nhằm tạo mơi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà.

- Cơ chế chính sách về thuế: phải phù hợp đặc thù địa phương trong đó có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, khơng thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các khu vực cịn hoang sơ, đặc biệt là Kim Sơn; các hình thức và kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, hấp dẫn với cộng đồng dân cư.

- Cơ chế và chính sách đầu tư: Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Đảm bảo sự cơng bằng và điều hịa quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lí lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng… và cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo được sự thống nhất về quản lí khai thác tài nguyên theo qui hoạch du lịch đã được phê duyệt.

- Cơ chế chính sách về thị trường: Cần phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh hải quan đối với thị trường tiềm năng là Châu Á Thái Bình Dương và các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mĩ. Đi kèm theo đó là cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng,… nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Ninh Bình. Đối với thị trường nội địa cần có cơ chế phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả thị trường khách ở các đơ thị, trước mắt là Hà Nội, khu cơng nghiệp tập trung nơi có người dân thu nhập cao hơn và thời gian nhàn rỗi nhiều hơn.

- Cơ chế chính sách về tổ chức quản lí: Đảm bảo sự quản lí có hiệu quả, sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với q trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lí và đội ngũ cơng chức địa phương.

Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đặc biệt là Tỉnh Ủy, UBND tỉnh cùng các sở ban ngành như Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng, Giao thông vận tải, Cục Thuế … và các địa phương trong tỉnh phải có sự chỉ đạo, phối hợp đồng bộ đồng thời phải ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể, kịp thời, phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh để khuyến khích, mở rộng phát triển du lịch vươn tới mọi miền kể cả các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Le-Thi-Bich-Phuong-VH1801 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w