Xây dựng nông thôn mới và CGHNN

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ CGHNN

3.1.4. Xây dựng nông thôn mới và CGHNN

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một trong những chính sách trọng điểm và có tính đột phá của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nơng thơn, góp phần rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Đối với tỉnh Hà Tĩnh, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực nông nghiệp – nông thôn tỉnh Hà Tĩnh khi mà điều kiện thu nhập của người dân ở khu vực nông thơn cịn thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị, đặc biệt cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

(Nguồn: Báo cáo 5 năm thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới của UBND tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015)

Hình 3.5. Tình hình huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

Kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình (từ năm 2011) đến nay, bộ mặt nông thôn đã thay đổi nhiều, trước hết phải kể đến là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng, từng bước được hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp. Thơng qua Chương trình xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thơn tỉnh Hà Tĩnh đã có thêm 5.543 km đường giao thơng nơng thơn mặt

đường được đổ bê tông hoặc được rải nhựa, 1.800km kênh mương nội đồng được kiên cố hoá; hơn 1.157km đường điện được lắp đặt thêm; xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn 208 nhà văn hóa, 168 khu thể thao xã; 1.492 nhà văn hóa và 1.155 khu thể thao thơn; nhiều trạm y tế, nhiều trường học được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn và nâng chuẩn. Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2011 đến nay là 70.474 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp thực hiện Chương trình là 3.887 tỷ đồng (chiếm 5,5%); vốn lồng ghép 5.125 tỷ đồng (chiếm 7,3%); vốn tín dụng 55.515 tỷ đồng (chiếm 78,8%); vốn doanh nghiệp 1.877 tỷ đồng (chiếm 2,7%); nhân dân đóng góp 3.597 tỷ đồng (chiếm 5,1%); vốn huy động từ nguồn khác 470 tỷ đồng (chiếm 0,7%) [29]. Như vậy, bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nơng thơn trong khn khổ Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã tạo tiền đề và cơ sở quan trọng để Hà Tĩnh tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp nhằm góp phần tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo điều kiện để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, khu vực nơng thơn Hà Tĩnh đã hình thành thêm 3.258 tổ hợp tác, 986 hợp tác xã, 1.213 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 3.263 tổ hợp tác, 1.229 hợp tác xã và 1.855 doanh nghiệp (năm 2015) [29]. Kinh tế hộ phát triển, từng bước chuyển lên kinh tế trang trại, góp phần giúp người dân phát huy lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Hiện nay, trên địa bàn tồn tỉnh có 198 trang trại đạt chuẩn các tiêu chí mới và cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nơng thơn có tốc độ tăng nhanh, đến cuối năm 2016 ở trên địa bàn nơng thơn Hà Tĩnh có 1.855 doanh nghiệp, trong đó có 430 doanh nghiệp nơng nghiệp, bình qn mỗi xã có 8 DN/xã, góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững. Có thể cho rằng, việc hình thành và phát triển các loại hình trang trại và sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp là điều kiện quan trọng để Hà Tĩnh đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w