2.2. Đánh giá hiệu quả chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh một số
2.2.5. Nội dung can thiệp
2.2.5.1. Giáo dục chăm sóc răng miệng
- Giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành CSSKRM cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ YTTH. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức PCSR, viêm lợi cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tham gia giảng dạy các nội dung về CSSKRM, cán bộ YTTH, vận động sự tham gia tích cực của giáo viên trong việc giáo dục CSRM và nhắc nhở học sinh có ý thức CSRM cho bản thân. Tổ chức 01 buổi tập huấn trước khi can thiệp cho mỗi trường can thiệp. Buổi tập huấn do bác sỹ răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Xun tở chức thực hiện tại Phịng Hội đồng nhà trường, có sự tham gia của Nghiên cứu sinh.
- Giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành CSSKRM của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp: (1) Bệnh sâu răng, bệnh quanh răng (Nguyên nhân - Dấu hiệu nhận biết - Diễn biến - Hậu quả - Cách phòng ngừa); (2) Những thói quen xấu ảnh hưởng đến lệch lạc răng và hàm; (3) Thức ăn tốt và không tốt cho răng và lợi; (4) Những phương pháp lấy sạch mảng bám răng; (5) Lựa chọn và giữ gìn bàn chải. Mỗi lớp tổ chức được 9 b̉i vào b̉i sinh hoạt ngoại khóa tuần cuối của tháng. B̉i tập huấn do giáo viên chủ nhiệm lớp tở chức thực hiện tại lớp, có sự tham gia của cán bộ YTTH nhà trường và Nghiên cứu sinh.
- Hướng dẫn học sinh các bước chải răng bằng phương pháp Bass cải tiến và cho học sinh thực hành chải răng:
+ 01 buổi tại sân trường vào ngày đầu của q trình can thiệp. B̉i hướng dẫn do bác sỹ răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Bình
+ 09 b̉i tại lớp vào b̉i sinh hoạt tự quản tuần cuối của các tháng. Buổi hướng dẫn do giáo viên chủ nhiệm lớp tở chức thực hiện, có sự tham gia của cán bộ YTTH nhà trường và Nghiên cứu sinh.
- Sử dụng 02 tranh ảnh, 01 pa nô, 01 áp phích tuyên truyền cho các em về VSRM dán tại các bản tin của mỗi trường can thiệp.
2.2.5.2. Hướng dẫn học sinh chải răng đúng cách
Hướng dẫn học sinh chải răng tại từng lớp và toàn trường theo các bước của phương pháp Bass cải tiến cụ thể như sau: Bàn chải được giữ ngang, đặt các lông bàn chải hướng lên cổ răng áp vào lợi và mặt thân răng, các lơng bàn chải tạo với trục răng một góc 450. Động tác chải là chuyển động rung nhẹ chiều trước sau đồng thời xoay tròn tịnh tiến. Phương pháp này được Bass cải tiến năm 1948, động tác chải là chuyển động rung nhẹ chiều trước sau và tịnh tiến từ phía lợi về phía mặt nhai. Phương pháp này đã được các
nước Bắc Âu và nhiều nước trên thế giới áp dụng vì nó làm sạch mảng bám răng và cặn thức ăn hơn, đặc biệt là rãnh giữa hai răng. Động tác đơn giản dễ thực hiện và dễ áp dụng cho cộng đồng. Theo Ngô Đồng Khanh và cộng sự (1993), phương pháp này phù hợp với trẻ em hơn các phương pháp khác [20].
- Phân chia vùng chải răng: Chia mỗi cung hàm thành 5 – 6 đoạn, mỗi đoạn gồm 2 – 3 răng, mỗi đoạn đó được chải từ 6 – 10 lần.
- Chải răng theo thứ tự để tránh bỏ sót và dễ thực hiện hướng dẫn kiểm sốt động tác của các em, khi chải răng tập theo hiệu lệnh trống. Thứ tự chải: Chải hàm trên trước, chải hàm dưới sau, chải từ trái sang phải, chải mặt ngồi sau đó đến mặt trong và cuối cùng là mặt nhai.
- Động tác chải:
+ Chải mặt ngồi: Đặt bàn chải nằm ngang, phần lơng bàn chải hướng lên phía lợi và cở răng. Các lơng bàn chải tạo với mặt ngồi của thân răng một góc 450. Ép nhẹ lơng bàn chải một phần lên lợi một phần lên cổ răng để lông bàn chải ép vào rãnh lợi và khe giữa hai răng. Làm động tác rung nhẹ tại chỗ theo chiều trước sau. Luôn giữ cho lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng và di chuyển dần dần theo hướng từ cổ răng đến mặt nhai. Lặp đi lặp lại 6 – 10 lần cho một đoạn 2 – 3 răng. Sau đó nhích dần bàn chải sang phần kế tiếp thứ tự.
+ Chải mặt trong: Được chải sau khi đã chải xong mặt ngoài, động tác chải giống như mặt ngoài. Riêng phần mặt trong răng cửa, bàn chải để theo chiều thẳng đứng, lông bàn chải tạo với mặt trong răng cửa một góc 450. Ép lơng bàn chải và rung nhẹ đồng thời di chuyển từ phía cở răng về phía rìa cắn.
+ Chải mặt nhai: Đặt lơng bàn chải thẳng góc với mặt nhai của răng. Ép nhẹ lông bàn chải lên mặt nhai của răng và chải theo chiều trước sau.
* Quy trình chải răng tại trường:
- Giáo viên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Xô đựng nước, bàn chải răng, kem chải răng, khăn giấy lau miệng cho mỗi tổ, mỗi lớp.
- Tập trung học sinh tại sân trường, ởn định vị trí.
- Hướng dẫn viên hướng dẫn lại các bước chải răng đúng.
- Chải răng theo tiếng trống với hướng dẫn của Hướng dẫn viên trên sân khấu và các cô giáo chủ nhiệm lớp, cụ thể như sau:
+ Tiếng trống thứ 1: Học sinh theo thứ tự lên nhận bàn chải răng đã được nặn kem chải răng.
+ Tiếng trống thứ 2: Học sinh giơ cao bàn chải răng, sẵn sàng chải răng + Tiếng trống thứ 3: Học sinh chải răng đồng loạt
+ Tiếng trống thứ 4: Học sinh dừng chải răng
+ Tiếng trống thứ 5: Học sinh theo thứ tự lên súc miệng, lau miệng + Tiếng trống thứ 6: Ổn định lại hàng ngũ
2.2.5.3. Nâng cao kiến thức phòng chống sâu răng, viêm lợi cho học sinh của cha mẹ học sinh
- Truyền thông, thông tin về kiến thức và thực hành PCSR, viêm lợi cho CMHS thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối học kỳ 1 (02 buổi). Do bác sỹ răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Xun thực hiện, có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ YTTH nhà trường và Nghiên cứu sinh.
- Phát 544 tờ rơi về PCSR, viêm lợi cho CMHS. Được thực hiện bởi cán bộ YTTH nhà trường và Nghiên cứu sinh.
2.2.6. Các biến số nghiên cứu và chỉ số đánh giá
2.2.6.1. Các nhóm biến số nghiên cứu
Giống như điều tra lần 1 trước can thiệp ở mục 2.1.5.1.
2.2.6.2. Các chỉ số đánh giá
- Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp: + Tỷ lệ sâu răng, viêm lợi.
+ Thực hành PCSR, viêm lợi cho học sinh của CMHS.
- Chỉ số hiệu quả can thiệp trong việc CSSKRM của học sinh với tình trạng mắc sâu răng, viêm lợi của học sinh (Q) được tính như sau [44]:
Q = d1 - d2 (Trong đó: d1 = q1 - p1; d2 = q2 - p2)
d1: Hiệu số chênh lệch tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu trước và sau can thiệp ở nhóm can thiệp.
d2: Hiệu số chênh lệch tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu trước và sau can thiệp ở nhóm chứng.
p1: Tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu ở nhóm can thiệp trước can thiệp. p2: Tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu ở nhóm chứng trước can thiệp. q1: Tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu ở nhóm can thiệp sau can thiệp. q2: Tỷ lệ hiệu quả nghiên cứu ở nhóm chứng sau can thiệp.
- Hiệu quả can thiệp: Tỷ lệ sâu răng, viêm lợi; kiến thức, thực hành PCSR, viêm lợi của học sinh; thực hành PCSR, viêm lợi cho học sinh của CMHS; so sánh giữa phỏng vấn và quan sát học sinh thực hành chải răng.
2.2.7. Công cụ nghiên cứu
- Bảng kiểm quan sát học sinh chải răng, phiếu khám, phiếu phỏng vấn học sinh, phiếu tự điền dành cho CMHS, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. (giống như điều tra lần 1 trước can thiệp).
- Dụng cụ khám răng miệng, bao gồm:
+ Bộ dụng cụ khám: Khay quả đậu, gương, thám trâm, … + Cây thăm dò nha chu của WHO.
+ Dụng cụ để khử khuẩn (tủ sấy, nước ngâm dụng cụ …).
+ Các dụng cụ khác: Đè lưỡi, bông cồn, găng tay, giấy lau tay … - Chuẩn bị bàn chải răng, kem chải răng.
- Tranh ảnh tun truyền, mơ hình giảng dạy; tài liệu tập huấn cho giáo viên, cán bộ phụ trách công tác YTTH của các trường tham gia nghiên cứu.