khu vực nghiên cứu
Dựa vào kết quả điều tra đề xuất biện pháp quản lý vật gây bệnh:
- Chọn cây giống: Chọn cây không bị bệnh đem trồng, cây khỏe, có sức đề kháng tốt với sự xâm nhiễm của vật gây bệnh.
- Định kỳ tiến hành điều tra bệnh hại nhằm phát hiện bệnh từ sớm, từ đó đưa ra các biện pháp phịng trừ.
- Tỉa thưa, tỉa cành: Việc tỉa thưa, tỉa cây giúp cho không gian phát triển của cây nhiều hơn, dẫn đến cây phát triển tốt, khả năng bị bệnh sẽ giảm.
- Tăng cường các công tác chăm sóc, quản lý từ lúc cây cịn non nâng cao khả năng kháng bệnh.
- Vận dụng hợp lý các biện pháp phòng trừ bệnh hại (quản lý dịch hại tổng hợp, IPM):
+ Biện pháp vật lý cơ giới: Cắt và tiêu hủy những cành, lá bị bệnh
+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch nghiên cứu, dùng thuốc thảo mộc phòng trừ bệnh.
+Trong điều kiện phải phun thuốc hóa học có thể sử dụng các loại thuốc sau:
+ Đối với bệnh bồ hóng lá Keo: Phun lưu huỳnh 0.5o
Be hoặc Benlate 0,2%.
+ Đối với Khô đầu mép lá Keo: có thể dùng thuốc Zinhep 1%, hoặc Cabenzadim 1%.
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
(1) Nguyên nhân gây bệnh hại lá Keo tai tượng do nấm bồ hóng (Meliola
sp.) gây ra và nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis acaciae (Thüm.) K.Yokoy.&S.Kaneko)gây ra.
(2) Qua quá trình điều tra nghiên cứu bệnh hại lá Keo tai tượng tại Công
ty Lâm nghiệp Tân phong tôi xác định được 2 loại bệnh hại chính là: bệnh bồ hóng lá Keo vào Khơ đầu mép lá Keo.
Tỷ lệ bệnh được phân bố khắp khu vực điều tra, tỷ lệ bệnh bồ hóng là 74,85%, tỷ lệ bệnh khô đầu mép lá là 83,09%. Mức độ bị hại bệnh bồ hóng lá Keo ở mức độ nhẹ ( ̅ = 17,61%)và mức độ bị hại Khô đầu mép lá Keo ở mức độ vừa ( ̅ = 34,32%).
(3) Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái tới sự phát sinh, phát triển của bệnh hại lá Keo tai tượng:
+ Địa hình: Ở các vị trí khác nhau mức độ bị hại khác nhau. Vị trí chân đồi có mức độ bị bệnh cao nhất, sau đó giảm dần từ sườn đồi đến đỉnh đồi.
+ Hướng phơi: Hướng phơi khác nhau mức độ bị hại khác nhau.Theo kết quả nghiên cứu được mức độ bị hại ở hướng Đông Nam nặng hơn so với hướng Tây Bắc.
+ Độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa tỷ lệ thuận với mức độ bị hại.
(4) Cần định kỳ điều tra phát hiện bệnh hại để đưa ra các biện pháp quản lý bệnh hại hợp lý, từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc cũng như bảo vệ kịp thời nhằm hạn chế sự lây lan, phát bệnh.
5.2 Tồn tại
Khóa luận có một số tồn tại sau:
- Bệnh hại chỉ thực hiện nghiên cứu trên vị trí bị bệnh là lá Keo tai tượng, chưa nghiên cứu bệnh hại khác trên cây Keo (trên thân, rễ).
- Vì thời gian thực hiện khóa luận ngắn, nên tơi chưa xác định được quy luật phát sinh, phát triển của bệnh.
- Quá trình nghiên cứu đa số là ngồi thực địa, khơng có thời gian nghiên cứu việc nuôi cấy nấm để nghiên cứu đặc điểm sinh học của vật gây bệnh.
- Do việc hạn chế về thời gian nên khóa luận chỉ khái quát ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển bệnh cây tại khu vực nghiên cứu.
- Chưa có thời gian thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh hại.
5.3 Kiến nghị
Dựa vào kết quả điều tra được tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Khóa luận có thời gian dài trong năm để việc điều tra, nghiên cứu được sâu hơn, tìm được quy luật phát sinh, phát triển bệnh để đưa ra các biện pháp phòng trừ cụ thể đối với từng giai đoạn phát triển của vật gây bệnh.
- Cần có đầy đủ các thiết bị phục vụ q trình điều tra, làm cơ sở cho cơng tác dự tính dự báo bệnh hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặng Vũ Cẩn, Hồng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Cơng Loanh, Trần Văn Mão(1992), Quản lý bảo vệ rừng- tập 2, Trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội.
2 Trần Văn Mão (1997), Bệnh cây rừng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 3 Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự
tính, dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4 Phạm Quang Thu, Bệnh cây học, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5 Hạ Vận Xuân (2008), Nấm học, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc
6 Thiệu Lực Bình (1983), Phân loại nấm thật, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Khoa
Ban biên tập website Khoa QLTNR&MT
Tên sinh viên:
…………………………………..…………........Lớp:………………………..
Mã sinh viên:…………………………………
Ngành đào tạo:……………………………….
Email: ……………….……...…………………….………….…SĐT:…...……….……
Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tên khóa luận tốt nghiệp: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… Tôi xin cam kết những nội dung dưới đây:
- Tơi là tác giả chính/tác giả của bài KLTN có tiêu đề trên;
- Số liệu phân tích trong bài là trung thực, là kết quả nghiên cứu của chính tác giả có tên trong bài thực hiện;
- Nội dung trong bài chưa được gửi đăng hoặc công bố trên bất kỳ tạp chí quốc gia hay quốc tế khác;
- Tất cả các tác giả có tên trong bài trên đều đã đọc bản thảo, đã thỏa thuận về thứ tự tác giả và đồng ý gửi đăng trên website/Tạp chí/Nội san của Khoa và Nhà trường;
- Khoa và Nhà trường có tồn quyền sử dụng cơng trình này (sau khi được duyệt đăng) để quảng bá tới bạn đọc bằng các hình thức khác nhau (bản in giấy và điện tử).
Tôi đã đọc và hiểu rõ thể lệ đăng bài. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những cam kết của mình ở trên cũng như nội dung của bài KLTN.
Hình thức đăng bài (tác giả đánh dấu X vào một hoặc hai hình thức sau):
Đăng tồn văn KLTN Đăng tóm tắt KLTN
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2017
Tác giả