Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXBVăn hoá, HN – 1997, tr 74.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phê phán của các nhà nho tiến bộ đối với tư tưởng nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 30)

2. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 384.3. Như trên, tr. 385. 3. Như trên, tr. 385.

thượng cổ, nhai như cho nhai xương”, thậm chí là người ta còn muốn bỏ đi cuộc sống thực tại mà quay về sống như thời của cổ nhân: “Người nước ta hiếu cổ, coi nhẹ kim, thậm chí có người muốn sống như đời Hy – Hoàng trở về trước, không biết rằng Hy – Hoàng trở về trước là thời đại dã man, sao lại hâm mộ?”1. Như vậy là cái nội dung giáo dục Nho giáo đã làm hình thành nên ở trong người học cái tư tưởng sùng cổ, chỉ bàn về những lời cổ nhân nói, những việc cổ nhân làm còn mặc thây hết tất cả những cái học để làm cho đất nước phú cường, hoặc giả họ có nghĩ đến thì cũng chỉ tìm tòi nó ở trong những lời của cổ nhân. Mà sách của cổ nhân, theo những nhà nho tiến bộ thì nó chỉ là hư văn, và nó chỉ viết về thời đại của cổ nhân, chứ cổ nhân có biết gì về khí học, hoá học, rồi xe lửa, tàu thuỷ đâu. Vì thế, cái sự học theo cổ nhân ấy nó làm cho người ta ngày càng xa rời thực tại, mà chỉ đắm đuối, ngủ mê với những Nghiêu, những Thuấn. Chính vì thế mà nó dẫn đến cái tình trạng là: “Trong triều, ngoài nội, chính trị, phong tục không thay đôi chút nào. Dụng cụ của ta đều cũ kỹ, lạc hậu, đồng ruộng hoang vu, dân đói rách, chưa bỏ thói ngang nghạnh, tính nô lệ vẫn còn”2. Cái tư tưởng chỉ dạy và học theo cổ nhân là cái hạn chế đầu tiên trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị những nhà nho tiến bộ đầu thế kỹ XX phê phán và lên án, họ cho rằng chính cái lòng hiếu cổ ấy làm trở ngại trí tiến thủ của người học, cản trở sức sáng tạo của người học, họ cho đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xã hội ta trì trệ, không tiến bộ, học thuật, kỹ nghệ thì sơ sài”. Đó là căn nguyên dẫn đến việc bị trở thành nô lệ cho những nước văn minh tiên tiến: “người ngày nay mà không muốn hơn người ngày xưa thì văn minh không tiến. Nước yếu thì sẽ bị nước văn minh hơn thôn tính”.

Cái hạn chế thứ hai trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị các nhà nho tiến bộ phê phán, đả kích, ấy là cái thói trọng đồ Tàu, vì coi Tàu là trung tâm văn minh thế giới nên nội dung giáo dục cũng lại là của Tàu: “Những món ta học và nhớ ấy chỉ là sách Tàu; những bài ta chú thích ấy chỉ là lời của cổ nhân; thứ ta thi ấy chỉ là kinh nghĩa, thơ ngũ ngôn, biền ngẫu tứ lục! Đó là điều ta trái

1. Dẫn theo: : Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 542. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN - 1997, tr. 53. 2. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN - 1997, tr. 53.

với người về giới giáo dục” 3, và “người nước mình, một khi đi học là đọc ngay sách Tàu, bỏ sách nước ta không nhìn đến! “Tịch Đàm vong tổ”, thật đáng thương thay!”4. Những nhà nho tiến bộ đã cho rằng đó là một nội dung giáo dục sáo rỗng, chỉ làm cho người học thêm hoa mắt nhức đầu và ngày càng trở nên mụ mẫm đầu óc đi: “Nghĩ lại, sách Tàu chép chuyện Tàu, đã không quan hệ gì với ta lắm, rồi đến những thứ mà các tiên nho đời Tống, đời Minh vẫn gọi là vây cánh cho kinh điển thánh hiền, đại loại như các tập Thiển thuyết, Tồn nghi, Đinh nghi, Sảng tâm, Mông dẫn, Kinh án, cho đến Thí thiếp và Sách lược, đầy rẫy những lời bàn luận của các nhà đại gia, thì cũng chẳng khác gì bọn múa giáo trong buồng, lục đục bác bẻ lẫn nhau, bịa ra câu hỏi, rồi lại bịa đặt ra lời đáp, chỉ tổ làm rối tai mắt người ta và nhọc nhằn cho kẻ học phải ghi nhớ mà thôi.

Xin thử nghĩ: “xuân vương chính nguyệt” chỉ là một lời chép trong kinh Xuân thu, thế mà người thì bảo là theo tháng giêng lịch nhà Hạ, kẻ thì cho là theo tháng giêng lịch nhà Chu, chẩu mỏ vào cãi vã, rút cục hàng trăm, hàng nghìn năm nay, bàn luận vẫn không ngã ngũ ra sao cả!”1. Và chính cái sự chỉ chăm chăm vào học sách Tàu ấy là nguyên nhân trở thành nô lệ: “Bỏ chỗ gần mà chuyên rong ruổi nơi xa, ấy là cái sở học mất gốc, khinh nhà mình mà trọng người khác, thì chung quy là nô lệ”2.

Nhưng quan trọng hơn cả là các nhà nho tiến bộ đã phê phán cái nội dung giáo dục sơ sài, sáo rỗng, khoa trương bề ngoài, không chú trọng đến giáo dục cho sự phát triển thực nghiệp làm cho đất nước ngày càng suy vong, kinh tế, văn hoá xã hội không phát triển. Họ cho cái nội dung giáo dục ấy là vô dụng, và học như thế là cái sự học lệch lạc: “Giáo dục hợp pháp tức là giáo dục hợp với tôn chỉ học thuật. Ngày nay ta nói học, tức là học văn chương để cầu được ra làm quan mà thôi. Thấp hơn nữa là học để có nghề kiếm ăn. Đều là lệch lạc cả, theo lý chung thì học là để có ích cho bản thân miình và cho quốc gia, xã hội, Có ba điều, một là học về sinh, tức là học phương phá làm cho thân thể cường tráng,

3. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng việt Nam đầu thé kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 635.4. Như trên, tr. 640. 4. Như trên, tr. 640.

1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXBVăn học, HN - 1976, tr. 640.2. Dẫn theo: Chương Thâu - Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá 2. Dẫn theo: Chương Thâu - Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá - Thông tin, HN – 1997, tr. 239.

không bệnh tật; hai là học trị sinh, tức là học phương pháp làm cho có thức ăn, có đồ mặc và quản lý sản nghiệp; ba là học làm người, làm quốc dân, tức là học cách đối xử với quốc gia, xã hội. Đạt được ba điều ấy là cái học hữu dụng, không đạt được ba điều ấy là cái học vô dụng”3. Họ đã lên án cái nội dung giáo dục không chú trọng đến thực nghiệp đã làm cho người học ngày càng trở nên ngu muội, dốt nát:

“Hỏi địa lí ngày ngày mù tịt Hỏi các nghề dốt tịt trơ trơ”4

Nó làm cho người học từ chỗ ngu dốt đã dẫn đến bảo thủ, trì trệ mà cãi cùn, nói bừa, chứ không chịu thay đổi thói cổ hủ, lạc hậu, không chịu tiếp nhận cái mới như trong Văn tế sống thầy đồ hủ đã khắc hoạ:

“Khí học làm sao, hoá học làm sao, cụ dẫn Dịch tượng, thư trù chi cổ đế;

Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ngưu lưu mã chi Khổng Minh"1

Và đó mới thực sự là cái nguy khốn, tai hại cho sự phát triển của đất nước, vì đất nước muốn phát triển được thì nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất cần được phát huy, đó là con người. Nhưng than ôi! Cong người đã trở nên bảo thủ, ngu muội như vậy thì còn biết dựa vào đâu. Đất nước lâm vào vòng nô lệ âu cũng là lẽ không oan uổng chút nào, một khi trong đất nước ấy còn tồn tại một nền giáo dục mà nội dung giáo dục của nó lại càng ngày càng làm cho con người và xã hội ngu đi như thế. Chính vì thế mà cụ Phan Chu Trinh trong Thất điều trần gửi cho Khải Định, đã nhận xét một cách thật xác đáng và chua cay rằng: “... Còn về giáo dục thì đồi bại quá, trong nước những người đeo lối là sĩ phu mà không biết đến một chút gì, đến nay thế nước càng ngày càng suy yếu”2.

Qua những gì đã trình bày ở trên, chúng ta thấy sự phê phán của những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX đối với mô hình giáo dục nho giáo là sự phê phán mang tính hệ thống và khoa học. Nó mang tính hệ thống là bởi vì nó đã phê

3. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 71, 72.

4. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng ViệtNam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 517.1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN - 1976, tr. 660. 1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN - 1976, tr. 660. 2. Như trên, tr. 217, 218.

phán cái mô hình giáo dục Nho giáo một cách tương đối đầy đủ, trong hệ thống cấu trúc của mô hình giáo dục đó, từ hệ thống giáo dục đến phương thức giáo dục và nội dung giáo dục. Nó mang tính khoa học là vì những nhà nho tiến bộ đã đứng trên nền tảng của mộ hệ tư tưởng mới tiến bộ hơn hệ tư tưởng Nho giáo để phê phán, mặt khác sự phê phán đó còn được họ dựa trên sự kiểm nghiệm qua thực tiễn mô hình giáo dục của các nước dân chủ tư sản phương Tây. Sự phê phán một cách có ý thức, có mục đích rõ ràng, có hệ thống và khoa học như vậy đã cho thấy tinh thần cầu tiến của những nhà nho tiến bộ; cho thấy sự nhận thức tiến bộ của họ về sự phát triển của thời đại và nhu cầu của xã hội. Đó là công lao của những nhà nho tiến bộ mà chúng ta cần thiết phải ghi nhận và học hỏi trong thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự phê phán của các nhà nho tiến bộ đối với tư tưởng nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 30)