Thị trường chứng khoán Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” docx (Trang 72 - 103)

3.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005:

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 DN niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều NĐT tháo chạy khỏi thị trường lại thì một số NĐT khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các DN niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn NĐT trong nước, trong khi "room" cũng hết.

Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).

Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.

Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng. TTCK Việt Nam có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của TTCK gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt hơn 1%.

3.1.2 Giai đoạn 2006 – 2010:

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: SGDCK Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các NĐT trong và ngoài nước. Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng 152,4% .TTCK Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các NĐT nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theo Luật DN là chính. Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên Hastc. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật.

Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Luật

Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào TTTC quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. TTGDCK TPHCM chính thức được chuyển đổi thành SGDCK TPHCM vào giữa năm 2007, đồng thời SGDCK đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80 CTCK được ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc các NHTM cổ phần và quốc doanh). Thu hút được một số lượng lớn các NĐT cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 279% so với cuối năm 2006). Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Năm 2007, lượng vốn hóa thị trường đạt 492.900 tỷ đồng, tương đương khoảng 43,7% GDP

Sang năm 2008 với sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, TTCK Việt Nam đã có một năm gặp rất nhiều khó khăn. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý NĐT chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Trong năm 2008, UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các DN niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ.... Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các DN đã cổ phần hóa (CPH), chưa kể hàng loạt ngân hàng, CTCK, DN... phát

hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Tính đến thời điểm 31/12/2008 chỉ số Vnindex đã giảm 605,4 điểm tương đương 65% so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu đang niêm yết đạt hơn 225,300 tỷ đồng.

Đến năm đầu năm 2009 Cuộc khủng hoàng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm xuống mức đáy 235,5 điểm trong quý I. Kể từ đó cho đến cuối năm thị trường đi lên cùng sự hồi phục của nền kinh tế. VN-Index đóng cửa năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy 235 điểm VN-Index đã tăng trưởng 110,21% kể từ đáy. Còn nếu tính theo mức điểm thấp nhất 235 điểm và mức điểm cao nhất 633 điểm thì VN-Index đã tăng gần 170%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các TTCK thế giới. Như vậy có thể nói rằng TTCK Việt nam đã tạo đáy đi lên trong năm 2009. Năm 2009 lần đầu tiên TTCK Việt Nam bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽ với TTCK thế giới. Sự gắn kết biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8. Sự gắn kết này là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy TTCK Việt Nam và kinh tế Việt Nam phát triển hơn và đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới chứ không còn là thị trường nhỏ và biệt lập. Trong năm 2009, thị trường mang nặng tâm lý bầy đàn. Biểu hiện rõ nhất là khi tăng thì gần như toàn bộ các mã tăng và ngược lại. Khi thị trường tăng mạnh thì người mua nhất là NĐT nhỏ lẻ tranh mua giá trần. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cổ phiếu dễ dàng bị thao túng làm giá lên hoặc đẩy giá xuống tuy theo mục đích. Tuy nhiên hiện nay NĐT trong nước trên thị trường đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sau quá trình đầu tư trong những năm qua. Kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư được nâng lên sẽ giúp cho thị trường phát triển lành mạnh và giảm rủi ro cho NĐT. NĐT nước ngoài ngày càng giảm bớt vai trò chi phối thị trường của mình. NĐT trong nước đang trở nên chủ động và ngày càng độc lập hơn với NĐT nước ngoài trong các quyết định đầu tư. Nếu như trước đây các NĐT trong nước thường coi động thái mua vào bán ra của NĐT nước ngoài là một trong những “kim chỉ nam” cho việc mua bán của mình thì năm nay

điều này đã trở nên tương đối độc lập. Sự độc lập này trước hết do NĐT trong nước đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn nên có thể tự ra được quyết định đầu tư độc lập.

Đầu năm 2009, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có diễn biến xấu khiến VN- Index kéo dài xu hướng giảm, đến ngày 24/2 chỉ còn 235,5 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2005. Sự thua lỗ, hoảng loạn của NĐT sau đó đã được bù đắp khi VN-Index phục hồi, đạt 624,1 điểm vào ngày 22/10. So với ngày 24/2, VN-Index cao gấp 2,65 lần, đồng nghĩa với mức tăng 265%. Tính cả năm, VN-Index tăng 57%, kết thúc năm ở 494,77 điểm. Sự góp mặt của các “đại gia” mới niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2009 đã giúp mức vốn hóa thị trường tăng lên đáng kể.

Quy mô giao dịch chứng khoán 2006 – 2009

Năm 2010, trong 9 tháng đầu năm thị trường xuất hiện 3 đợt sóng mạnh.

• Đợt sóng thứ nhất kết thúc vào ngày 07/01/2010 với mức đỉnh của VN-Index đạt được là 543.46 điểm, sau đó lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01.

• Đợt sóng thứ 2, thị trường phục hồi lên 531.86 điểm vào ngày 15/03, sau đó lùi về 499.21 điểm vào ngày 31/03.

• Đợt sóng thứ 3 đưa VN-Index lên mức điểm cao nhất trong 9 tháng năm 2010 với số điểm là 549.12 điểm vào ngày 04/05.

Kể từ mức điểm cao nhất của đợt sóng thứ 3 thị trường giảm mạnh về 423.89, mức thấp nhất kể từ ngày 22/07/2009. Sau đó, thị trường đã có một đợt phục hồi nhẹ và hiện VN-Index giảm còn 445.21 điểm (ngày 22/10/2010).

Điểm đáng lưu ý là các đợt sóng của thị trường thường gắn liền với cácthông tin vĩ mô và chính sách quan trọng của Chính phủ. Điển hình như đợt suy giảm mạnh của thị

trường từ tháng 5 đến nay được xem có nguyên nhân chính là do chính sách tăng cường an toàn cho hệ thống tài chính với bằng cách ban thành Thông tư 13 của NHNN. Ngoài ra, biến động của tỷ giá và lạm phát cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Một vài đợt sóng của thị trường gắn liền với sự biến động mạnh của những cổ phiếu có mức vốn hoá vừa và nhỏ. Các bluechips và cổ phiếu ngân hàng hầu như không tạo ra một đợt sóng nào trên thị trường.

Hình 3.1: Số lượng CTCK giai đoạn 2000-2010

Tính từ đầu năm đến ngày 08/10/2010 đã có 153 công ty đăng ký niêm yết, trong đó 66 trên HoSE và 87 trên HNX. Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết của các công ty mới lên sàn là 3.38 tỷ đơn vị và đạt giá trị thường 77 nghìn tỷ đồng vào ngày 08/10/210, bằng 13% giá trị cả thị trường.

Khối ngoại tăng cường mua ròng khá mạnh những cổ phiếu niêm yết trên sàn, đặc

biệt là cổ phiếu bluchips trên HoSE. Tổng giá trị mua ròng của khối ngoại tính từ đầu năm 2010 đến ngày 11/10/2010 đã lên tới 10,229 tỷ đồng trên HoSE và 609 tỷ đồng trên HNX. Giá trị mua ròng này lớn gần gấp đôi so với năm 2009. Điều này cho thấy dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) vẫn không ngừng đổ vào Việt Nam.

Khối ngoại mua ròng khá mạnh nhưng chỉ tập trung vào một số mã cổ phiếu chủ chốt trên sàn. Trên HoSE, HAG của Hoàng Anh Gia Lai được khối ngoại mua ròng

đến 1,521 tỷ đồng, tiếp theo là BVH 893 tỷ đồng, KBC 793 tỷ đồng. Các mã cổ phiếu được khối ngoại ưa thích khác là VNM, DIG, SJS, HPG. Trong khi đó khối ngoại bán ròng các mã cổ phiếu VSH (247 tỷ đồng), ITC (193 tỷ đồng), REE (145 tỷ đồng). Trên sàn HNX, trong 9 tháng mã cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất là PVS (145 tỷ đồng), KLS (130 tỷ đồng), PVX (112 tỷ đồng), trong khi đó mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là AAA (45 tỷ đồng).

Hình 3.2: Thống kê số mã chứng khoán niêm yết (2000 – 2010)

Chỉ số sàn TP HCM chốt tuần cuối của năm 2010 bằng kết quả lạc quan. Vn-Index lấy lại gần hết số điểm đã mất ở tuần trước (11,9 điểm), vượt lên trên ngưỡng kháng cự 480, đạt 484,66 điểm. Kết quả này cho thấy, Vn-Index chỉ mất 3% giá trị so với phiên cuối cùng của năm 2009 và so với phiên đầu tiên năm 2010 giảm khoảng 6%.

HNX-Index ghi nhận tuần giao dịch thành công, tiến 2,93 điểm, thay vì giảm đến 8,51 điểm như tuần trước. Chỉ số của sàn Hà Nội kết thúc năm tại 114,24, giảm khoảng 30% so với phiên cuối cùng của năm ngoái. Bình quân trong tuần có 41,44 triệu chứng khoán sang tay, tương đương 867,96 tỷ đồng.

UPCoM-Index kết thúc phiên cuối năm ở 45,19 điểm, giảm 18% so với phiên đầu tiên năm 2010. Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết ghi nhận mức trung bình 362.000 cổ phiếu trao tay, trị giá 4 tỷ đồng, ở tuần này.

3.2 Sự cần thiết của ứng dụng giao dịch quyền chọn trong TTCK Việt Nam:3.2.1 Tạo công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư: 3.2.1 Tạo công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư:

Như đã giới thiệu ở phần trên, NĐT trên TTCK có thể cố định giá bán, giá mua chứng khoán của mình qua việc sở hữu quyền chọn. Do đó, nếu biết vận dụng các kỹ thuật mua bán chứng khoán kết hợp với quyền chọn, các NĐT có thể bảo vệ được lợi nhuận trong kinh doanh chứng khoán một cách hữu hiệu. Hơn nữa, việc ứng dụng giao dịch quyền chọn đem lại cho NĐT trên TTCK Việt Nam một công cụ đầu tư mới. Quyền chọn chứng khoán phát hành trên cơ sở cổ phiếu đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các quyền chọn chứng khoán sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị cổ phiếu đầu tư hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu có thay đổi bao nhiêu thì các của các công cụ phái sinh vẫn

Một phần của tài liệu Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” docx (Trang 72 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w