Reactive Blue 198 là thuốc nhuộm hoạt tính có dạng bột màu đỏ cam, khả năng tan trong nước là 60 g/L, tan tốt hơn trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 60oC. Chúng được sử dụng để nhuộm vải cotton, viscose và công nghệ in ấn,…
Cân chính xác 0.1 g thuốc nhuộm RB 198 (sử dụng cân phân tích) hịa tan hồn tồn vào 1000 ml nước cất tạo dung dịch thuốc nhuộm có nồng độ 100 ppm. Thực hiện pha lỗng dung dịch 100 ppm thành các dung dịch có nồng độ như bảng sau:
Bảng 2.5. Pha loãng dung dịch thuốc nhuộm
Nồng độ pha lỗng (ppm)
Thể tích thuốc nhuộm pha (ml) Thể tích nước cất (ml) 5 5 95 10 10 90 20 20 80 30 30 70 40 40 60 50 50 50 60 60 40 70 70 30 80 80 20 90 90 10 100 100 0
Lấy khoảng 2 ml các mẫu dung dịch các nồng độ trên vào cuvet rồi đem đo mật độ quang ở bước sóng max = 625 nm nhằm tiến hành xây dựng đường chuẩn để phục vụ cho
các thí nghiệm tiếp theo. Sau khi đo xong đổ dung dịch trong cuvet trở lại bình đựng tương ứng để dùng cho thí nghiệm sau.
Đường chuẩn là đường biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ quang và nồng độ. Tương ứng với mỗi nồng độ thuốc nhuộm khác nhau sẽ có giá trị mật độ quang (A) khác nhau. Từ
33 đó ta xây dựng đường chuẩn dung dịch thuốc nhuộm thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ thuốc nhuộm và mật độ quang. Do đó, muốn xác định nồng độ thuốc nhuộm khi biết mật độ quang ta có thể dựa vào đường chuẩn. Cơ sở của phương phá này là dựa vào phương trình Lambert – Beer: A = I0/I = l.C trong đó A là độ hấp thụ ánh sáng (mật độ quang), I0/I là cường độ bức xạ điện từ trước và sau khi qua chất phân tích, đồng thời cũng là hệ số hấp thụ (L.mol-1cm-1), l là chiều dày curvet (cm) và C là nồng độ chất phân tích (mol.L-1).
Hình 2.2. Đồ thị biển diễn đường chuẩn xác định nồng độ dung dịch thuốc nhuộm
Từ đồ thị hình 2.2, ta thấy mật độ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ thuốc nhuộm theo phương trình y = 0.0011x + 0.0009 với hệ số tương quan R2 = 0.9971 (trong đó, y là mật độ quang A, x là nồng độ thuốc nhuộm còn lại sau khi phân huỷ, ppm).