Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ được thành lập trên “ứng dụng tính tốn chỉ số nhạy cảm” (ESI-MAP). Đây là ứng dụng được xây dựng để tính tốn chỉ số nhạy cảm trung bình của nhiều lớp bản đồ chuyên đề, từ đó cho ra bản đồ kết quả cuối cùng là bản đồ tập hợp đầy đủ thông tin cùng với chỉ số nhạy cảm môi trường trung bình của tất cả các lớp.
ESI – MAP cho phép người dùng lựa chọn mức độ chính xác của bản đồ bằng cách chia các lớp bản đồ chun đề thành ơ lưới với kích thước khác nhau (pixel). Mức độ chính xác của bản đồ càng cao, càng chi tiết khi kích thước của pixel càng nhỏ. Với mỗi pixel, chỉ số nhạy cảm là một trung bình cộng của tất cả chỉ số nhạy cảm của các lớp chuyên đề trong phạm vi một pixel. Chỉ số nhạy cảm hiện hữu tại mỗi pixel được tính theo cơng thức:
𝐸𝑆𝐼𝑆 = ∑ ki ∑𝑦(𝐼)ESIijy(i) 𝑗=1 𝑥 𝑖=1 ∑𝑥 k ∗x (2-1)
Trong đó:
ESIS: Chỉ số nhạy cảm mơi trường chung cho tất cả các lớp chuyên đề hiện hữu tại mỗi pixel;
X: Số lớp chuyên đề có chỉ số nhạy cảm;
Y(i): Số thuộc tính trong lớp chuyên đề thứ i hiện hữu trong pixel tính tốn;
ESI(ij): Chỉ số nhạy cảm mơi trường của thuộc tính thứ j trong lớp chuyên đề thứ i; Ki :Trọng số cho từng lớp chuyên đề.
Trong từng địa phương có hướng phát triển khác nhau. Do đó mức độ ưu tiên của các lớp chuyên đề cũng khác nhau. Mức độ ưu tiên của các đối tượng trên bản đồ như nhau thì chọn k=1. Khi đó, cơng thức tính là:
𝐸𝑆𝐼𝑆 = ∑ ∑ ESIij y(i) y(I) j=1 x 𝑥 𝑖=1 (2-2) Q trình chồng lớp đươc mô tả như sau:
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá nguồn tài nguyên khu vực nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm trầm tích
Đặc điểm hình thái, độ sâu và thành phần cơ học của trầm tích mặt đáy được trình bày ở bảng dưới. [15]
Bảng 3.1 Phân bố độ sâu (m) tại vịnh Phan Rang
TT Độ sâu (m) Diện tích (ha) %
1 ≤ 5 1.670 23 2 > 5 – 10 1.538 21 3 > 10 – 15 1.398 19 4 > 15 – 20 972 13 5 > 20 1.736 24 Cộng 7.314 100
Vùng nước nghiên cứu vịnh Phan Rang với tổng diện tích mặt nước 7.314ha, vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20m (<20m) chiếm 76% tồn vịnh, vùng có độ sâu > 20m chiếm 24% tồn vịnh.
Đây là vịnh hở, có khả năng trao đổi nước liên tục, thường xuyên với vùng biển khơi. Phân bố thành phần cơ học của mặt đáy như sau:
Tổng diện tích đáy cứng (rạn đá ngầm xen lẫn san hơ, cát thơ) có diện tích khoảng 797 ha. Trong đó, gồm các rạn chủ yếu sau:
Rạn ngầm ven bờ phía Bắc vịnh Phan Rang: Diện tích khoảng 380ha, nằm trong vùng độ sâu <5m, chất đáy chủ yếu là đá xen cát. Đây chính là bãi đáp thuận lợi cho tôm hùm con vào mùa sinh sản.
Rạn ngầm nhỏ ven bờ phía Bắc vịnh Phan Rang: Nằm ở vùng độ sâu 7 – 10m, có diện tích khoảng 77ha, trên mặt đáy có phủ san hơ sống (với diện tích có san hô sống khoảng 20ha) với độ phủ 3 – 5%.