(Nguồn: theo Porter (1990))
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Scott và Lodge (1985) định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của một quốc gia tạo ra, sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường quốc tế và thu được nguồn lợi tăng lên từ các nguồn lực của nó. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tiếp cận khái niệm này cụ thể hơn dựa trên các trụ cột của một quốc gia:“Năng lực cạnh tranh quốc gia là một hệ thống các thể chế, chính sách, quy định tạo nên mức sản lượng của một quốc gia. Nói cách khác, một nền kinh tế cạnh
tranh thì có xu hướng có thể đem tới mức thu nhập cao hơn cho các công dân của mình, tỷ lệ tái đầu tư lớn hơn và do đó có thể phát triển nhanh hơn trong tương lai trung và dài hạn”. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước đó. Vì vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng tác động đến năng lực cạnh tranh ngành thông qua tác động đến các doanh nghiệp trong nước của ngành; thêm vào đó tác động đến thu hút đầu tư nước ngồi – thứ mà sau cùng cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của những ngành thu hút được đầu tư nước ngoài.
Theo Asia Development Outlook 2003, năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của cơng dân nước đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mơ, đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Và được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường tài chính, mơi trường cơng nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, mơi trường pháp lý.
Năng lực cạnh tranh cấp ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn và kết quả là tạo nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị sản xuất. Năng lực cạnh tranh cấp ngành thường được dùng cho ngành sản xuất trong phạm vi một quốc gia, thể hiện khả năng của
một ngành trong việc đương đầu với các thách thức phát sinh từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài (IMD, 2004). Vì vậy, năng lực cạnh tranh ngành khơng chỉ được quyết định bởi các yếu tố nội tại của ngành, tức năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, mà cịn bởi các yếu tố từ Chính phủ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh, tức năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp thể hiện qua khả năng sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở cấp độ này, chỉ số cạnh tranh thể hiện ở các yếu tố như khả năng sinh lợi nhuận, chi phí, năng suất sản xuất và thị phần. Bên cạnh đó, các yếu tố như các kĩ năng quản trị, tài chính, những kiến thức về mặt cơng nghệ, bản chất của thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (Theo Công nghiệp Canada 1995, OECD 1992 và Grossi 1990).
Bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc khác biệt so với đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà khơng đến với đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm ưu việt hơn so với đối thủ khi đã tính đến yếu tố giá cả. Porter (1990) khái quát hơn khi định nghĩa năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng của một doanh nghiệp nhất định cạnh tranh thành công trong một môi trường kinh doanh nhất định. Theo GS.TS. Nguyễn Bách Khoa (2004) trình bày trong bài viết “Phương pháp luận xác định NLCT và hội nhập kinh tế quốc tế của DN” được đăng trên tạp chí khoa học thương mại của trường ĐH Thương mại thì NLCT của DN được hiểu là: “tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của sản phẩm của DN trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”. Nhưvậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với các yếu tố về năng suất, sản phẩm, lợi thế cạnh
tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành và quyết định một phần bởi năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là lợi thế, ưu việt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để chiếm thị phần và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cao thể hiện qua việc được sử dụng nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ đó (Bùi Xuân Phong, 2003).
1.1.2.3 Lợi thế cạnh tranh
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, trước hết cần xác định những lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh.Việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đóng vai trị rất lớn trong sự thành cơng của doanh nghiệp.
Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, lao động là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Michael E. Porter cho rằng: Kiên trì quan điểm cho rằng nếu một cơng ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó khơng đảm bảo sự thành cơng lâu dài của công ty. Điều quan trọng nhất đối với bất một tổ chức kinh doanh nào, theo Michael E.Porter, là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là cơng ty phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được
- Nhóm thứ nhất lợi thế về chi phí: Khi tính ưu việt của nó thể hiện trong việc tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh này mang lại cho DN hiệu quả cao hơn và khả năng tốt hơn để chống lại việc giảm giá bán sản phẩm.
- Nhóm thứ hai lợi thế về sự khác biệt hóa: Khi tính ưu việt của nó dựa vào sự khác biệt của sản phẩm, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép doanh nghiệp có khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của đối thủ.
1.1.2.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, DN phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin(CNTT), tính quyết định của NLCT đối với sự thành công hay thất bại của DN càng rõ nét. Do vậy, các DN phải khơng ngừng tìm tịi các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao NLCT, vươn lên chiếm được LTCT so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững được.
Việc nâng cao NLCT của các DN cịn góp phần vào việc nâng cao NLCT của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn. Vì thế, bên cạnh nổ lực nâng cao NLCT của mỗi DN trên tầm vĩ mơ, nhà nước cần phải nhanh chóng và đồng bộ hồn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các DN. Đồng thời, thông qua đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại, tạo sự thuận lợi cho DN xuất khẩu hàng hóa.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng
thị trường mà DN bán được sản phẩm của mình một cách thường xun và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn càng chứng tỏ sản phẩm của DN được KH, người tiêu dùng ưa chuộng, NLCT cao nên doanh nghiệp hồn tồn có thể chiếm lĩnh thị trường. Khi đó DN có sức ảnh hưởng trên thị trường tạo ra được LTCT.
Để phát triển thị phần, ngồi chất lượng, giá cả, DN cịn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của DN.
Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, xã chính trị,...mà các tổ chức, cá nhân đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế,với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất- kinh doanh: chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, mức sinh lời,..
Danh tiếng và thƣơng hiệu
Uy tín, danh tiếng của DN được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, …Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì DN phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, nâng cao danh tiếng của DN là khả năng DN phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của DN có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
1.1.4 Những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh mà DN hiện đang có và có thể huy động được, đó có thể là sản phẩm, giá, năng lực marketing, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm…
Nguồn nhân lực
Con người chính là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ và các yếu tố khác. Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Mỗi quyết định của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranh của công ty tới mức nào, bằng cách nào. Cùng với máy móc, thiết bị và cơng nghệ, con người là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng, điều hành, làm chủ các thiết bị, cơng nghệ. Con người có trình độ cao và hăng say làm việc là cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đây là tiền đề để doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có thể đứng vững trên thương trường.
Năng lực marketing
Các hoạt động marketing đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của KH. Hoạt động marketing và bán hàng tạo ra một LTCT lớn cho DN. Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của DN. Qua đó, xây dựng hình ảnh đẹp trong KH, giữ chân KH trung thành với sản phẩm, dịch vụ của DN mình. Để đánh giá năng lực marketing của DN cần phải đánh giá hệ thống phân phối, chính sách giá, chiết khấu, khuyến mãi, các chính sách chăm sóc KH.
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mơ lớn, nhỏ của DN. Một DN có nguồn lực tài chính mạnh tất nhiên sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi mạnh mẽ để nâng cao NLCT của DN. Ngồi ra, với nguồn lực tài chính mạnh DN có thể chịu lỗ trước mắt để tìm kiếm KH, mở rộng thị phần để hướng đến mục tiêu lâu dài.
Nguồn lực tài chính mạnh là miếng mồi ngon để thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn. Khơng những thế, cịn giành được sự tin u và tín nhiệm của người tiêu dùng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều. Với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, theo đó, giá thành sản phẩm hạ, kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất lớn. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao khi cơng nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất.
Trình độ quản lý tổ chức, điều hành
Là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổ chức tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban lãnh đạo giỏi (có tâm, có tài).
Ban tổ chức của một lãnh đạo có vai trị rất quan trọng, đặc biệt là bộ phận điều hành nắm giữ toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, đường lối chính sách, đánh giá mọi hoạt động của các phịng ban để đưa tồn bộ hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung, người lãnh đạo giỏi là người có:
Kỹ năng chun mơn,
Kỹ năng quan hệ với con người,
Hiểu và biết thu phục lịng người,
Có kỹ năng nhận thức chiến lược,
Nhạy cảm với sự thay đổi môi trường kinh doanh
Hơn nữa, để hoạt động tổ chức quản lý tốt thì vấn đề tiếp theo cần lưu ý là phương pháp quản lý điều hành sản xuất. Tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất
cần có hệ thống tổ chức gọn nhẹ. Một tổ chức như thế cần tí cấp, linh hoạt, dễ thay