Các địa điểm tham quan:

Một phần của tài liệu Báo cáo kiên tập tại hàn quốc (Trang 30 - 47)

2.2.1. Chùa Jingwansa

Ngơi chùa Jingwansa nằm ở phía Tây Seoul, cùng với Bulamsa, Sammaksa và Seunggasa là một trong bốn ngơi chùa Phật giáo chính nằm bốn phía bao quanh thành phố Seoul. Ngơi chùa được Hồng đế Hyeonjong - vị vua thứ 8 của nhà Goryeo năm 1010 trước cơng ngun tặng cho thầy giáo của mình là Jingwan.

Đồn kiến tập chụp ảnh lưu niệm cùng sư thầy tại chùa Jingwansa

Đến đời nhà Joseon, Hoàng đế Sejong xây một thư viện trong Jingwansa cho những học giả Khổng tử đến viếng thăm và đọc sách. Tiếc thay trong chiến tranh Triều Tiên, ngôi chùa bị phá hủy chỉ còn tro bụi, nhưng từ khi thầy giáo Jingwan đến Jingwansa làm nhà sư chủ trì vào năm 1963, những khu nhà đã được phục dựng và làm mới trong suốt 30 năm qua và tồn tại cho đến tận bây giờ.

Đây cũng là nơi trong chiến tranh, bản vẽ lá quốc kỳ của Hàn Quốc được cất giữ và nay được thờ trong một thư phòng nhỏ.

Jingwangsa có năm màu cơ bản là xanh, trắng, đỏ, đen, vàng, trong đó xanh đại diện cho hướng Đơng, trắng là hướng Tây, đỏ là hướng Nam, đen tượng trưng cho hướng Bắc và màu vàng là ở trung tâm. Đây là nghệ thuật trang trí kiến trúc gỗ cổ Dangcheong của Hàn Quốc

Đến với Jingwansa, khơng chỉ được chính các nhà sư ở đây tận tình giới thiệu và chào đón, đồn kiến tập cịn vinh hạnh được dùng cơm chay tại nhà chùa.

Bữa cơm bao gồm những món ăn rau quả đơn thuần, mộc mạc nhưng lại dậy vị và cho thấy sự tinh tế của những sư thầy và người chuẩn bị: giá đỗ, tempura bí đỏ, kim chi, củ cải muối, miến xào, đậu phụ với nấm và canh củ cải,…

Bên cạnh món chay, các bạn sinh viên lại tiếp tục có những giờ phút thú vị được học về cách thưởng thức trà hoàng cung của giới quý tộc Hàn Quốc cùng với sư thầy sinh hoạt tại đây.

2.2.2. Bảo tàng lịch sử Hanok ( Eunpyeong History Hanok Museum)

Bảo tàng lịch sử Hanok là một triển lãm lớn được đưa vào hoạt động từ năm 2014 ở khu vực làng cổ quận Eunpyeong. Nơi đây mang đến cho du khách tham quan sự hiểu biết cũng như được trải nghiệm về lịch sử của quận hay làng cổ.

Bảo tàng bao gồm 3 tầng lầu với tổng diện tích 2901 m2. Ở tầng 1, chúng ta dễ dàng nhìn thấy thư viện đồ chơi, phịng học, 1 cơng trình thác nước nhỏ cũng như là phịng nghỉ ngơi cho du khách tham quan. Lên tầng 2 sẽ là nơi dành cho thư viện và một hội trường lớn, trong đó trang trọng trưng bày các di tích văn hóa được tìm thấy tại khu vực quận Eunpyeong này. Phịng triển lãm đặc biệt và phòng triển lãm về làng cổ sẽ là những thứ du khách có thể tham quan trên khu vực tầng 3 của bảo tàng. Còn trên tầng thượng và khu vực ngồi trời là nơi đặt một lị làm gach ngói nhà từ thời Silla thống nhất. Bảo tàng mở cửa cho du khách thăm quan từ 9h đến 18h chiều hằng ngày (trừ thứ hai, ngày 1 tháng 1, lễ Chuseok và tết Trung Thu). Đến đây, du khách khơng chỉ được tham quan bên trong tịa nhà, mà ngay bên ngoài của bảo tàng, là một làng cổ đang được xây dựng theo kiểu cách các ngôi nhà truyền thống xưa, mang đậm nét văn hóa dân gian của Hàn Quốc được quận Eunpyeong đầu tư xây dựng.

Gwanghwamun là quảng trường đẹp nhất ở thủ đơ Seoul, nơi có bức tượng của vua Sejong - vị vua thứ tư và được kính trọng nhất của triều đại Joseon, là tác giả của bảng chữ cái Hangeul Hàn Quốc, tượng tướng Lee Sun Shin và đài phun nước tuyệt đẹp.

Gwanghwamun xây dựng lần đầu vào năm 1395. Trong các cuộc xâm lược của Nhật Bản năm 1592 , nó đã bị phá hủy nhưng phải hơn 250 năm sau thì Gwanghwamun mới được xây dựng lại và chính thức mở của đón những đợt khách tới tham quan đầu tiên năm 2010 sau dự án trùng tu trị giá tới 45 tỷ.

Gwanghwamun Square được chia làm 6 khu vực chính, tại trung tâm là hai bức tượng vua Sejong và tướng Lee Sun Shin, bên cạnh đó là đài phun nước ma thuật nhiều màu sắc.

2.2.4. Suối nhân tạo Cheonggyecheon

Cheonggyecheon cịn có tên là suối Cheonggye hay Thanh Khê Xuyên là một khu vực giải trí cơng cộng hiện đại nằm ngay giữa trung tâm Seoul, Hàn Quốc dài gần 6km, và là một trong những dự án thiết kế đô thị lớn nhất trên thế giới. Suối Cheonggyecheon giờ đây không chỉ là một biểu tượng của Seoul mà cịn đóng vai trị như “lá phổi” điều hịa khơng khí của thành phố.

Với chiều dài 5,8km, suối Cheonggyecheo chảy từ tây sang đơng qua nửa phần phía bắc của trung tâm Seoul, rồi đổ vào sơng Jungnangcheon sau đó hợp lưu với sơng Hàn để cuối cùng chảy vào Hồng Hải. Trước đây, dưới thời Joseon, khi triều đình Triều Tiên tiến hành cải tạo con suối này để xây dựng một hệ thống thoát nước trong kinh thành, nó được gọi là Gaecheon - Suối mở. Sau đó, thực dân Nhật bắt đầu xâm lược Hàn Quốc, Gacheon được đổi tên thành Cheonggyecheon như ngày nay. Cuối những năm 1950, suối Cheonggyecheon dần dần bị bê tông san lấp

suối vào năm 1976. Chỉ trong vòng 20 năm, con suối đã bị san lấp để phát triển cơ sở hạ tầng, một minh chứng rõ ràng và chân thực cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hàn Quốc.

Suối Cheonggyecheon chảy ngay giữa lịng thủ đơ Seoul

Năm 2003, ông Lee Myung-bak là thị trưởng thành phố bấy giờ đã khởi xướng dự án cải tạo con suối đầy tham vọng: quyết tâm phá bỏ đường cao tốc để khai thông, khơi phục lại với mức kinh phí lên tới 900 triệu USD. Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều về dự án táo bạo này, nhưng nó vẫn được thực hiện. Sau một hành trình 3 năm lột xác ngoạn mục, con suối Cheonggyecheon đã hồi sinh, mang một luồng sinh khí mới thổi vào trái tim của thủ đơ Seoul tráng lệ. Và nó trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch hàng đầu ở Seoul với trung bình hơn 60.000 lượt du khách tới thăm quan mỗi ngày.

2.2.5. Cung điện Kyeongbokgung

Gyeongbokgung được xây dựng vào năm 1395, nơi đây được coi là cái nôi của triều đại Joseon, và là minh chứng cho nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Trong suốt thời gian lịch sử đầy những biến động, quần thể kiến trúc này nhiều lần bị phá hủy. Năm 1990 cung điện Gyeongbok chính thức được phục dựng, tơn tạo lại, 300 tòa nhà của cung điện đã và đang được khôi phục.

Kiến trúc của cung điện Gyeongbok được phân thành các khu: khu hoạt động triều chính, khu sinh hoạt, khu nghỉ ngơi. Dọc theo trục chính của cung điện người ta lấy cổng Gwanghwamun (Quảng Hịa Mơn) làm trung tâm; nơi đặt ngai vàng vua, nơi thiết triều, nơi ở cho vua và hồng hậu chính là Điện Cần Chính. Các khu vực khác được xây dựng bất đối xứng tạo nên sự phân cấp rõ ràng, tuy nhiên nét kiến trúc vẫn giữ được sự hài hòa, độc đáo riêng.

+) Cần Chính Điện: là nơi thiết triều và diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình, đây cũng là nơi vua đón tiếp các sứ thần ngoại bang. Cần Chính Điện là điện lớn nhất và cao nhất trong quần thể kiến trúc của cung điện Kyeongbokgung. +) Khánh Hội Lâu: nằm bên trái cung điện Gyeongbokgung theo hướng nhìn từ cổng Gwanghwamun vào. Tọa lạc trên một ao sen nhân tạo, bên cạnh hòn giả sơn Mansaesang, là một nơi đẹp nhất trong cung điện và thường dược dùng làm nơi diễn ra các buổi yến tiệc thiết đãi các sứ thần ngoại bang hoặc các buổi đàn ca. +) Quảng Hịa Mơn: Cổng Quảng Hòa là cổng chính của cung điện Gyeongbokgung, ở phía Nam. Cổng Quảng Hịa được thiết kế với lớp mái 2 tầng và 3 cửa tị vị, trong đó, cửa chính giữa và cao nhất là lối đi dành cho vua, còn các cửa 2 bên dàng cho quan lại. Trên mái có treo 1 quả chng dùng để thơng báo thời gian trong ngày. Phía ngồi cổng là Lục Bộ Lộ - con đường có 6 bộ, đại diện cho 6 cơ quan trong cơ cấu chính quyền thời Joseon, ngày nay là Đại lộ Sejong.

+) Khang Ninh Điện: là nơi nghỉ ngơi của Vua. Khu nhà này rộng 9 gian với gian chính điện rất rộng nằm ở chính giữa, các gian nhỏ có hệ thống sưởi sàng Ondol nằm ở 2 bên, sàn lát ván gỗ, trước mặt là bậc đá xếp cao.

+) Giao Thái Điện: là nơi nghỉ ngơi của Hoàng hậu. Phái sau điện có 1 khu vườn nhỏ rất đẹp tên là Amisan với các cột hình lục giác tơ diểm bằng các hình lân phượng, hoa lá và chim chóc.

2.2.6. Bảo tàng dân gian Quốc gia Hàn Quốc

Nằm bên trong cung điện Gyeongbokgung, Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul là bảo tàng duy nhất tại đất nước này trưng bày các hiện vật, di sản nói về văn hóa dân gian thời xưa.

Được xây dựng vào năm 1945, Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul là nơi tơn vinh, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tính đến thời điểm hiện tại, bảo tàng đã lưu giữ hơn 4000 hiện vật lịch sử, đồ tạo tác và tái tạo lại hầu hết các đặc điểm văn hóa và niềm tin trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc từ q khứ đến hiện. Bảo tàng có ba phịng trưng bày chính và một khu vực triển lãm đặc biệt bên ngồi Với 3 phịng triển lãm chính, mỗi phịng đều được thiết kế để hướng đến một chủ đề theo giai đoạn thời gian cụ thể với bộ sưu tập trưng bày tập trung và nổi bật để khách tham quan tham dự vào một chuyến hành trình với đầy đủ thơng tin liên quan đến lịch sử người dân Triều Tiên xưa, về cách sống của người dân Hàn Quốc qua thời gian và truyền thống văn hóa tồn tại ảnh hưởng cho đến ngày nay trong đời sống của mỗi người dân.

+) Phòng trưng bày số 1: là nơi ra đời của “Lịch sử của người dân Hàn Quốc”, nó hiển thị cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc trong mọi thời điểm của kỳ đồ đá cũ, đồ đồng, Three Kingdoms, Silla đến Joseon và chuyển đổi dần dần với văn hóa phương Tây ngày nay. Rất nhiều các hiện vật có giá trị như tượng, đồ gia dụng trong cung đình bằng các chất liệu quý giá vàng, bạc, ngọc bích…được trưng bày ở khu vực này.

+) Phòng trưng bày số 2: đây là phần không gian trưng bày tập trung giới thiệu về “Phong cách sống của người Hàn”. Không gian này đặc biệt chú trọng đến hai thời kỳ lịch sử đó là triều đại Joseon, từ năm 518 đến giữa năm 1392 và thời kỳ Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm làm thuộc địa vào năm 1910. Bên cạnh đó, phịng số 2 cũng trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến các làng nghề truyền thống, phong cách ẩm thực, nghệ thuật dân gian và các hàng thủ công mỹ nghệ tinh tế. +) Phòng trưng bày số 3: Là nơi để lại nhiều sự thú vị và ấn tượng nhất với du khách. bởi nơi đây trưng bày và giới thiệu về các sự kiện lớn trong đời sống truyền thống của người Hàn, với hình ảnh một người Hàn Quốc từ khi chào đời đến những sự kiện trọng đại diễn ra trong cuộc đời. Khách tham quan có thể thấy được hình ảnh chung về những gì diễn ra trong cuộc đời của một người Hàn Quốc như: đầy tháng, lễ cưới, trưởng thành,... cũng như các nghi lễ truyền thống của người Hàn.

+) Khu vực triển lãm “mở” ngoài trời: là nơi tổ chức các sự kiện truyền thơng và triển lãm lớn nhằm giới thiệu văn hóa Hàn Quốc đến với người dân, du khách và bạn bè quốc tế. Khách tham quan không chỉ chiêm ngưỡng mà cịn tham gia tự mình khám phá trải nghiệm với nghệ thuật điêu khắc truyền thống, nghệ thuật vườn tượng, đặc biệt tại khu tượng Đồng hồ mặt trời 12 con giáp độc đáo.

2.2.7. “Nhà xanh” phủ Tổng Thống

Nhà Xanh hay còn gọi là Thanh Ngõa Đài hoặc Cheongwadae là dinh Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc, (nơi ở và làm việc củaTổng thống Hàn Quốc), nằm tại quận Jongno-gu, thủ đơ Seoul.

Sở dĩ có tên gọi Nhà Xanh là do tịa nhà chính có mái hình tháp đầu hồi đặc trưng của kiến trúc Hàn Quốc và được phủ bởi khoảng 150000 tấm ngói xanh kiểu Hàn. Mỗi tấm ngói tại đây đều được nung riêng lẻ nên có thể sử dụng đến hơn 100 năm. Cheongwadae bao gồm tịa nhà văn phịng chính và những khu nhà phụ. Tịa nhà chính trong đó có Văn phịng Tổng thống, phịng dự thính, phịng họp, nơi ở của Tổng thống còn các khu nhà phụ bao gồm văn phòng Thư ký Tổng thống, phòng Bảo an Tổng thống, Chunchugwan - trung tâm báo chí và Yeongbingwan - hội trường tiếp tân.

dựng làm Hồng cung chính và nơi này trở thành hậu hoa viên của Hoàng cung. Trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, năm 1910, chính phủ Hàn Quốc sử dụng cung Gyeongbok làm văn phịng đại diện chính phủ.

Sau khi Hàn Quốc độc lập, tịa nhà này dùng làm nơi ở cho Bộ trưởng Bộ quân sự của Quân đội Mỹ. Sau khi Cộng hòa Dân Chủ nhân dân Triều Tiên thành lập tháng 8.1975, nơi này trở thành nơi ở cho Tổng thống với tên gọi Gyeongmudae. Sau cuộc Cách Mạng tháng 4 năm 1960, Đảng dân chủ đoạt lấy quyền lực và Tổng thống Yun Bo-seon đổi tên thành Cheongwadae. Năm 1990, Chunchukwan - trung tâm báo chí và nơi ở cho gia đình Tổng thống được xây dựng.

2.2.8. Tháp truyền hình NamSan:

N Seoul Tower, tháp truyền hình Seoul có tên chính thức là YTN Seoul Tower, nhưng thường được gọi là NamSan Tower hay Seoul Tower, là trạm viễn thông và đài quan sát đặt trên đỉnh núi NamSan, ở giữa lịng thủ đơ Seoul, Hàn Quốc. Đây được đánh dấu là vị trí cao nhất của thủ đơ với chiều cao 479.7m so với mực nước biển.

Seoul Tower được khởi cơng xây dựng vào năm 1969 và hồn thành vào 3/12/1971 nhưng chính thức mở cửa đi vào hoạt động vào ngày 15/10/1980, và trở thành biểu tượng của Seoul từ đó đến nay. Năm 2005, tháp truyền hình Seoul Tower đổi tên thành N Seoul Tower. Chữ N mang hàm ý là mới (new), núi NamSan, và thiên nhiên (nature) .

N Seoul Tower cũng chính là trạm phát sóng radio đầu tiên ở Hàn Quốc, ăng ten phát sóng của 1 loạt những đài phát thanh và truyền hình lớn nhát ở Hàn Quốc đều có trên tháp.

Đến tham quan N Seoul Tower. Du khách khơng chỉ được nhìn thấy tồn cảnh thành phố Seoul từ trên cao xuống, mà còn được trải nghiệm hàng rào khóa tình u, bảo tàng gấu Teddy dưới chân tháp, công viên NamSan và Bảo tàng nhà truyền thống Hanbok ( Namsangol Hanok Village) dưới chân núi.

2.2.9. Sông Hàn

Sơng Hàn là 1 trong 4 dịng sông lớn nhất ở bán đảo Triều Tiên, bắt đầu bằng 2 nhánh nhỏ và gặp nhau ở khu vực Pajy, gần thủ đô Seoul.

Sông Hàn và khu vực xung quanh đóng vái trị rất quan trọng trong lịch sử Hàn Quốc. Thời Tam quốc Triều Tiên, các quốc gia đều tranh giành quyền sở hữn khu vực này, bởi sông Hàn là con đường thương mại chính với Trung Quốc qua biển Hồng Hải. Tuy nhiên, ngày nay, khi bán đảo Triều Tiên bị chia cách làm 2 miền thì vai trị thương mại này của sơng hàn khơng cịn nữa.

Hiện tại, dọc 2 bên bờ sông Hàn được sử dung làm công viên, lối đi dành cho người đi bộ và đường dành cho người đi xe đạp. Đồng thơi, bên cạnh đó cịn là 1 loạt các cơng viên xanh đẹp và những cơng trình kiến trúc mang tính biểu tượng

của thủ đô Seoul, như: Đảo Yeouido, tòa nhà 63 Building, cầu Banpo, cầu Olympics,…

2.2.10. Công viên Everland

Everland Resort là một công viên tại Yongin, một thành phố thuộc tỉnh Gyeonggi- do, Hàn Quốc. Everland là công viên chủ đề lớn nhất của Hàn Quốc. Trong năm 2007, Everland được xếp hạng thứ mười trên thế giới trong các cơng viên giải trí.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiên tập tại hàn quốc (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w