trị ARV phác đồ bậc 1 tại 4 phòng khám ngoại trú:
2.1. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được ngưỡng tải lượng HIV ức chế (< 1000 bản sao/ml) cao tại 4 PKNT so với khuyến cáo của WHO: 94,5% bệnh nhân sau 12 tháng bắt đầu điều trị ARV có tải lượng HIV < 1000 bản sao/ml.
2.2. Tỷ lệ dự phòng HIV kháng thuốc thành công tại thời điểm 12 tháng sau điều trị cao: 84,8% bệnh nhân đạt được dự phòng HIV kháng thuốc thành công tại thời điểm 12 tháng sau điều trị ARV phác đồ bậc 1.
2.3. Tỷ lệ bệnh nhân có đột biến HIV kháng thuốc trên bệnh nhân
điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại 4 PKNT đều thấp ở thời điểm bắt đầu điều
trị và tại thời điểm 12 tháng sau điều trị ARV phác đồ bậc 1. Cụ thể:
- 3,5% bệnh nhân khi bắt đầu điều trị ARV có ít nhất một đột biến HIV kháng thuốc.
- 2,9% bệnh nhân tại thời điểm 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị có ít nhất một đột biến HIV kháng thuốc.
2.4. Mặc dù vậy, tỷ lệ có khả năng có HIV kháng thuốc tại thời điểm 12 tháng sau điều trị ARV khá cao tại 4 PKNT: 12,3% bệnh nhân có khả
năng có đột biến HIV kháng thuốc. Do đó tỷ lệ đột biến HIV kháng thuốc
thực tế có thể cao hơn so với kết quả quan sát được.
2.5. Thất bại về vi rút không đồng nghĩa với việc xuất hiện đột biến HIV kháng thuốc: 40,9% bệnh nhân có thất bại điều trị về vi rút học (≥1000 bản sao/ml) nhưng khơng có đột biến HIV kháng thuốc.
2.6. Các đột biến HIV kháng thuốc quan sát được tại thời điểm bắt đầu điều trị gặp ở cả 3 nhóm thuốc NRTI, NNRTI và PI. Tại thời điểm 12
tháng sau điều trị chỉ quan sát được các đột biến thuộc nhóm NNRTI và
NNRTI, khơng phát hiện được đột biến với nhóm PI. Xuất hiện 3 bệnh nhân có đột biến TAM, trong đó 1 bệnh nhân xuất hiện đồng thời 3 đột biến TAM. Đây là các đột biến gây kháng chéo với các thuốc ARV trong nhóm NRTI.