THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠ

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Hà Nội - updatebook.vn ppt (Trang 53 - 96)

1. Kết quả cho vay thu nợ

Trong thời gian qua, hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội đã không ngừng phát triển, đáp ứng một khối lượng lớn vốn tín dụng phục vụ cho nền kinh tế.

Trong cơ cấu đầu tư tín dụng chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà nội vẫn luôn chú trọng tới khối DNV&N. Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao tỷ trọng cho vay đối với DNV&N, tập trung mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có năng lực tài chính, có tín nhiệm trong quan hệ vay trả đối với ngân hàng.(Xem các số liệu trong bảng dưới)

Bảng II.1: tình hình tín dụng

tại Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Hà nội

(Đơn vị: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 So sánh 07/08 Số tiền % Số tiền % (+/-) tiền (+/-)% Tổng dư nợ 202.400 100 255.521 100

DN lớn 121.012 59,78 147.513 57,73

DNV&N 32.205 15.91 68.925 26,97 +36.720 +11,06 Đối tượng khác 42.183 20,84 39.083 15,29

Doanh số cho vay trong năm 2008 đối với các DNV&N tăng lên 68.952 chiếm 26,97%. Như vậy là dư nợ đối với các DNV&N tăng mạnh, bởi lẽ đây là những bước thử nghiệm đối với loại hình doanh nghiệp này(Công ty TNHHvà cổ phần). Ta sẽ thấy rõ điều đó trong biểu đồ sau (số liệu 2008):

Biểu đồ II.2 Cơ cấu cho vay trong năm 2008:

Ta thấy dư nợ năm 2007của DNV&N chỉ đạt 15,91% nhưng đã tăng lên 26,91%trong năm 2008.

Để có được điều này, chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà Nội luôn chú trọng đầu tư vào các dự án khả thi của các DNV&N. Vì thực tế việc đầu tư cho các DNV&N đã đem lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng khi mà cạnh tranh giữa các ngân hàng hết sức gay gắt có nhiều cơ hội bất lợi cho các ngân hàng cổ phần. Đồng thời các DNV&N tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Hiện nay, nếu xét đến tổng số DNV&N đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội là khoảng hơn 3000 DN, thì vẫn còn nhiều DNV&N là các khách hàng tiềm năng chưa tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Với kế hoạch và các kết quả đã đạt được của ngân hàng thì có thể khẳng định khả năng phục vụ, cung cấp tín dụng cho các DNV&N của cho nhánh Ngân hàng Á Châu Hà Nội còn là rất lớn.

Đồng thời, cũng như các DN khác, các DNV&N trên địa bàn Hà nội cũng đang gặp phải khó khăn là thiếu vốn. Do đó trong quá trình SXKD, để duy trì

DN Lon DNV&N Dtg Khac

sự hoạt động liên tục, vốn của DN phải liên tục cùng tồn tại trong cả ba giai đoạn: Dự trữ- Sản xuất và lưu thông nên hiện tượng thiếu vốn xẩy ra thường xuyên hơn, tín dụng sẽ góp phần điều tiết nguồn, tạo điều kiện cho SXKD không bị gián đoạn. Như vậy ta đã thấy xu hướng tăng số lượng khách hàng là DNV&N tại chi nhánh trong những năm qua và xu hướng này còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

Một trong những nguyên nhân là tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNV&N có thể kể đến là do số lượng DN mới thành lập, có đăng ký trên địa bàn tăng nhanh, chủ yếu là khối khu vục quốc doanh kể từ sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực. Do vậy mà số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng tăng lên, nâng cao tỷ trọng dư nợ của DNV&N trong tổng dư nợ. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế khu vục cả nước nói chung cũng như trên địa bàn Hà Nội có những dấu hiệu khả quan, nền kinh tế hướng mạnh ra xuất khẩu, nhiều dự án của thành phố được triển khai, cùng với nó là sự khởi sắc của DNV&N. Ngoài ra cũng phải nói rằng ngân hàng đã lưu ý hơn đến khối khách hàng tiềm năng này là do thấy được khả năng phát triển của khu vực DNV&N.

1.1.Phân loại tín dụng theo thời hạn vay

1.1.1.Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N

Các DN vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn lưu động bị thiếu trong quá trình SXKD. Hình thức cho vay chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.

Trong năm 2007, 2008 trong tổng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà nội, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm phần chủ yếu nhưng xét về xu thế vận động thì dư nợ ngắn hạn đang trong tình trạng giảm xuốngvà dư nợ dài hạn tăng lên. Ta có thể thấy rõ điều nay thông qua bảng số liệu sau:

Bảng II.3: Tín dụng phân loại theo thời gian

tại chi nhánh Ngân hàng Á Châu trong hai năm gần đây

(Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU Thực hiện 2007 Thực hiện Kế hoạch 2008 So sánh TH2008/ KH2008 TH2008/T H2007 Vay ngắn hạn 95.011 63.312 153.100 41,4 66.6 Vay trung và dài hạn 107.389 192.209 265.980 72,3 179

Nhìn vào bảng ta thấy cho vay ngắn hạn năm 2008 giảm đi so với năm 2007 nhưng tỷ trọng tín dụng và dài hạn lại tăng lên 192.209 triệu đồng chiếm 179% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này chứng tỏ sự đầu tư mở rộng sản xuất cho các DN( trong đó có cả các DNV&N) thông qua các dự án đã được thực hiện.

Cho vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Á Châu- chi nhánh Hà nội được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng II.4: Dư nợ DNV&N phân loại theo thời hạn cho vay trong hai năm tại chi nhánh Ngân hàng Á châu Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU 2007 2008 So sánh 08/07

Số tiền % Số tiền % +/-(Tiền) +/-(%) Dư nợ DNV&N 32.205 100 68.925 100

-Ngắn hạn 15.177,03 46,94 17.079,62 24,78 +1.962,59 -22,16 -Trung & dài hạn 17.078,97 53,06 51.845,39 75,22 +34.757,41 +22,16

Nhận xét:

- Doanh số cho vay: Trong năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn giảm từ 46,94% xuống 24,78% trong năm 2008. Từ đó có thể thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống chuyển tỷ trọng cho vay dài hạn tăng lên 34.757,41 triệu đồng chiếm 22,16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên ta vấn có thể

khẳng định chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà Nội vẫn luôn chú trọng đáp ứng vốn tín dụng đối với các DNV&N.

- Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn đối với các DN nói chung và DNV&N nói riêng trong thời gian qua đều có xu hướng tăng lên...

1.1.2. Nghiệp vụ cho vay vốn trung và dài hạn đối với DNV&N

Trong những năm gần đây, chi nhánh Ngân hàng Á châu Hà nội luôn từng bước cải cách hoạt động kinh doanh của mình, tăng cường cho vay vốn trung và dài hạn đối với các DNV&N. Ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn vốn để tăng trưởng cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng lên

Để thấy rõ tình hình đầu tư vốn trung và dài hạn tại chi nhánh ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng II.5: Doanh số cho vay trung và dài hạn trong hai năm tại Ngân hàng Á Châu- chi nhánh Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh 08/07

Tiền % Tiền % +/-Tiền %

Dư nợ trung & dài 107.389 100 192.209 100 +84.820 78,98 DN lớn 64.100 59,69 110.770,05 57,63

DNV&N 20.919 19,84 52.069,42 27,09 +31.150,4 +7,61 Đối tượng khác 22.370 20,83 29.639,54 15,28

NhËn xÐt:

C¸c sè liÖu trªn cho thÊy: Chi nh¸nh Ng©n hµng Á Châu- Hà Nội đã chú trọng đến đầu tư dài hạn, phục vụ cho đổi mới máy móc thiết bị trong các DNV&N nhằm mở rộng sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra tiềm mới cho nền kinh tế. Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ trọng đầu tư vốn trung và dài hạn cho các DNV&N và mức độ tương đối đối với từng ngành kinh tế.

Nhìn chung, dư nợ vốn trung và dài hạn càng ngày tăng, nhưng dư nợ vốn cố đinh đối với các DNV&N tăng chậm hơn so với các DN lớn. Nhưng tỷ trọng dư nợ vốn cố định đối với các DNV&N cũng đã tăng lên nhiều.

- Xét cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế: Tại chi nhánh tỷ trọng trung và dài hạn đối với DNV&N tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 tăng thêm 31.150,4 triệu đồng chiếm 7,61% so với năm 2007. Lý do xuất phát từ chính mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Hà Nội trong năm 2007, 2008 các ngành hạ tầng cơ sở như xây dựng, giao thông, điện, và các ngành khác có điều kiện phát triển, vì đây là những ngành có nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, máy móc thiết bị lớn cần có những khoản vốn trung và dài hạn .

Qua phân tích trên ta thấy, cơ cấu cấp tín dụng phân loạitheo thời gian cho vay tại Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Hà Nội là tỷ trọng vốn trung và dài hạn cao hơn tỷ trọng vốn ngắn hạn. Các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, phục vụ quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch với đặc điểm thu hồi vòng quay vốn nhanh... Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ cho DN mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao nhà xưởng... Để nâng cao tính cạnh tranh cho các DNV&N, việc đầu tư vào tài sản cố định sử dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu tất yếu. Chủ trương của ngân hàng trong thời gian tới là giữ vững mức độ ổn định và tăng trưởng tín dụng ngắn, trung và dài hạn.

1.2.Tín dụng DNV&N phân loại theo thành phần kinh tế

Chỉ xét trong khối DNV&N, thì giữa khu vực DNV&N quốc doanh và DNV&N ngoài quốc doanh cũng có một số khác biệt. Điều đó sẽ được chứng tỏ ở bảng sau:

Bảng số II.6: Dư nợ DNV&N phân loại theo thành phần kinh tế trong hai năm tại chi Nhánh ngân hàng Á Châu Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 So sánh 08/07

Tiền % Tiền % +/-Tiền %

Dư nợ DNV&N 32.205 100 68.925 100

DN quốc doanh 23.509,65 73,0 46.869 68,0 +23.359,4 +99,36 Ngoài quốc doanh 8.695,4 27.0 22.056 32,0 +13.360,4 +153,6

Từ các số liệu trên, ta có thể nhận xét: Dư nợ của DNV&N quốc doanh chiếm tỷ trong lớn hơn rất nhiều so với dư nợ của DNV&N ngoài quốc doanh. Có thể lý giải là số DNV&N quốc doanh nhiều hơn số DNV&N ngoài quốc doanh.

Nhận xét:

Các ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà nội nói riêng vẫn có sự ưu đãi hơn đối với các DN Nhà nước vốn được coi là con đẻ của nền kinh tế. Khi có dự án hoặc nhu cầu vay vốn các DN quốc doanh chỉ cần đưa ra các thông tin về báo cáo tài chính, chứng minh tính khả thi thì sẽ được cán bộ tín dụng thẩm định và ngân hàng xét duyệt cho vay vốn mà không cần tài sản thế chấp. Trong khi đó, có nhiều DN ngoài quốc doanh có dự án khả thi nhưng không có tài sản thế chấp, không đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu cuả ngân hàng thì ngân hàng không cho vay vốn ví như vậy là làm sai quy chế. Và như vậy là DN mực dù có nhu cầu vay vốn, có dự án hiệu quả nhưng cũng không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Về vấn đề phân biệt giữa DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh, tại buổi toạ đàm do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 27/11/2007, Ông Nguyễn Kế Sửu, Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh

nhưng hầu như chưa vay được một đồng vốn nào của ngân hàng. Thậm chí có vay nhưng lại phải núp qua bóng một DN quốc doanh khác, và phải chịu một khoản phí và đẩy chi phí vốn lên cao. Những khó khăn kiến cho công ty không tiếp cận được vốn của ngân hàng bao gồm: Chưa có uy tín, mới thành lập nên chưa có báo cáo tài chính, tăng trưởng trong hai ba năm liền, bất động sản chưa được cấp sổ đỏ... Trong khi đó doanh nghiệp không thể mang hàng hoá ra thế chấp do kinh doanh tới trên 2000 mặt hàng mà lại là hàng nhỏ, đặc biệt ngân hàng không thể kiểm soát và quản lý được.

Trên đây chỉ là ý kiến của một chủ DN nhưng thiết nghĩ có nhiều DNV&N khác đặc biệt là DN ngoài quốc doanh trong đó cũng có cả khách hàng và khách hàng tiềm năng của chi nhánh Ngân hàng Á Châu- Hà nội cũng có chung tình trạng trên. Các vấn đề về tài sản thế chấp như tài sản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, tính pháp lý của bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay dùng để bảo đảm tiền vay...hiện đang là trở ngại chính khiến cho DNV&N ngoài quốc doanh khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Mặc dù dư nợ của các DNV&N ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ của các DNV&N quốc doanh nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là tỷ trọng đó đã tăng lên trong năm gần đây.

Các yếu tố giải thích cho sự tăng trưởng đó kể trên là:

- Số lượng DNV&N ngoài quốc doanh là khách hàng giao dịch của chi nhánh đã tăng hơn. Đây là xu thế chung của các DN mới hình thành trong cả nước cũng như trong thành phố Hà Nội.Trong số các DN hình thành năm 2008 chủ yếu là các loại hình DN như Cty TNHH, Cty tư nhân, cty cổ phần...

- Cùng với xu hướng của cả nền kinh tế,cũng như của các ngân hàng thương mại khác, chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà nội đã quan tâm hơn

nhiều đến khu vực dân doanh. Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo tổng kết năm của chi nhánh: "chi nhánh đang mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh, một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều khả năng phát triển, đang được chú ý".

- Để tiến hành trôi chảy các hoạt động SXKD, nhu cầu vay vốn của các DN là rất lớn, đồng thời các DNV&N ngoài quốc doanh cũng đã dần dần chứng tỏ khả năng và vai trò của mình thông qua các dự án, đơn xin vay có hiệu quả kinh tế cao, các khoản tín dụng hoàn trả đúng hạn, vai vốn đầu tư tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị dây truyền công nghệ...

2. Chất lượng tín dụng

2.1. Xét về khả năng sinh lãi cho ngân hàng* Vòng quay vốn: * Vòng quay vốn:

Bảng II.7: Vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị: (Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Doanh số thu nợ 492.406 684.580 Dư nợ bình quân 202.400 255.521 Vòng quay vốn 2,4328 2,67915

Từ bảng trên ta thấy rằng, tốc độ vòng quay vốn của ngân hàng năm 2008 tăng hơn so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn vay của ngân hàng luân chuyển nhanh, lãi thu được từ vốn vay cao dẫn đến đồng vốn sử dụng có hiệu quả.

Vòng quay vốn tín dụng đối với DN nói chung và DNV&N nói riêng tăng là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân.Từ đây có thể thấy công tác thu hồi nợ có hiệu quả cao đã là tăng vòng quay vốn tín dụng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn cao. Doanh số thu hồi nợ cao còn do các cán bộ tín dụng có trách nhiệm trong việc đôn dốc thu hồi

Do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên khả năng đáp ứng nhu cầu cho DN vay cũng tăng.Do vậy các DN làm ăn có hiệu quả, có phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi dễ vay vốn của ngân hàng để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh.

* Lợi nhuận cho vay:

Bảng II.8: Thu nhập lãi thuần của chi nhánh ngân hàng Á Châu Hà Nội

(Đơn vị: triệu đồng) CHỈ TIÊU Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 So sánh 08/ 07 (+/-)Tiền % -Thu nhập trong hoạt động NH 44.565 37.573 (-)6.992 84,3

+Doanh thu lãi cho vay 17.643 15.411 (-)2.232 +Doanh thu lãi tiền gửi 26.922 22.162 (-)4.760

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Hà Nội - updatebook.vn ppt (Trang 53 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w