Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Vụ án Asanzo và Made in Vietnam (Trang 27 - 32)

4.1. Liên quan đến vấn đề Made in Vietnam

Xuất xứ của một mặt hàng bản chất là hướng đến hai vấn đề: bảo đảm danh tiếng của sản phẩm đến từ một nước nhất định và ưu đãi thuế quan. Những quốc gia nổi tiếng

31

https://mpm.chinhphu.vn/hoat-dong/lam-ro-hon-sau-sac-hon-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nha-nu oc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-21998.html

30"Từ vụ Khaisilk, Asanzo, Sunhouse: Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở

đâu?.".https://doanhnghiepthuonghieu.vn/tu-vu-khaisilk-asanzo-sunhouse-vai-tro-cua-co-quan-quan-ly-nh a-nuoc-o-dau-p11524.html, ngày truy cập: 10/1/2022

về một số mặt hàng nhất định tường đưa ra những tiêu chí rất chi tiết để được ghi là “Made in” từ quốc gia họ. Ví dụ như Thuỵ Sĩ hoặc Úc có những yêu cầu cụ thể đối với mặt hàng đồng hồ, thực phẩm chức năng hay hoa quả. Các quốc gia này chi tiết đến mức họ đưa ra tiêu chí như: packed in (đóng gói tại), designed in (thiết kế tại), assembled in (lắp ráp tại), processed in (chế biến tại)…

Theo pháp luật của Đức, các nhà sản xuất được tự xác định xuất xứ hàng hóa và tự chịu trách nhiệm với cơng bố đó. Nếu nhà sản xuất dán nhãn xuất xứ sai có thể phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại và bị hải quan tịch thu hàng hóa. Tiêu chuẩn cho một hàng hóa có nhãn dán “Made in Germany” phải đảm bảo nguyên liệu chính xuất xứ tại Đức và hoạt động sản xuất, thay đổi tại Đức phải đáng kể đến mức quyết định đến chất lượng và giá trị của hàng hóa. Nếu sản phẩm được lắp ráp tại Đức thì nhà sản xuất sẽ thể hiện qua nhãn dán là “Assembled in Germany” (được lắp ráp tại Đức). Pháp luật Hoa Kỳ cũng cho phép dán nhãn “Assembled in USA” đối với sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ nước ngoài và được lắp ráp đơn giản. Để được cơng nhận xuất xứ Hoa Kỳ thì nhà sản xuất phải sử dụng toàn bộ nguyên liệu và lao động trong nước. Từ các quy định về tiêu chuẩn xuất xứ tại các nước trên thế giới, cụ thể ở đây là Đức và Hoa Kỳ ta có thể nhận thấy hiện nay pháp luật Việt Nam cịn thiếu sót một số quy định đối với những sản phẩm được lắp ráp đơn giản, thiết kế tại Việt Nam. Vụ việc Asanzo là một ví dụ điển hình đối với thiếu sót này. Nếu như pháp luật Việt Nam có quy định phân biệt rõ ràng hơn giữa xuất xứ tại Việt Nam và lắp ráp tại Việt Nam thì có lẽ sẽ khơng có tình huống gây hoang mang cho thị trường và người tiêu dùng hiện nay.

Vì vậy những khe hở trong quy định pháp luật tại Việt Nam về ghi xuất xứ khiến Việt Nam đang tự làm giảm uy tín về xuất xứ của chính mình.Có thể thấy sản phẩm về điện tử hoặc đồ gia dụng của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang một số nước như Lào, Campuchia hay Myanmar – những nơi mà “Made in Vietnam” có giá trị bảo chứng nhất định cùng với hệ thống pháp luật không chặt. Tuy nhiên, nếu như nếu chúng ta không chặt và rõ ràng về ghi xuất xứ “Made in Vietnam” thì chính chúng ta cũng sẽ mất đi những thị trường xuất khẩu như vậy. Mặt khác thì việc này cũng tạo khe hở cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nội địa lách luật để lừa dối người tiêu dùng. Vì vậy nhóm có một số đề xuất sau:

Ban hành thơng tư quy định thế nào là hàng hóa Việt Nam và nên tham khảo ý kiến doanh nghiệp về tỷ lệ giá trị gia tăng trước khi cơng bố chính thức. Đặc biệt nên có quy định rất rõ ràng về tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu bao nhiêu phần trăm thì gọi là hàng Việt Nam để các doanh nghiệp định nghĩa được là họ đang làm theo đúng quy định. Việc có một quy định rõ ràng để tránh tình trạng hiểu lầm hay doanh nghiệp lách luật, sai phạm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Về tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu để gọi là hàng Việt Nam thì nên tham vấn rõ ràng, tham khảo tỷ trọng riêng cho từng ngành nghề. Bởi với nhiều ngành nghề sẽ khó có thể đặt tỷ lệ 30% theo công thức VAC như Bộ Công thương đưa ra. Vì vậy Bộ cần có nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cac nhà làm luật cần xem xét về quy định trong các Hiệp định thương mại đa phương và song phương.

Xuất xứ hàng hóa từ mỗi quốc gia và chất lượng hàng hóa vốn khơng có sự liên quan mật thiết đến nhau; nhưng yếu tố chất lượng khoa học cơng nghệ, trình độ sản xuất, chiến lược truyền thơng quảng bá sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa,… là những mắt xích gắn liền hai khái niệm này lại với nhau. Do đó, để đảm bảo được thương hiệu Quốc gia thì cần phải đảm bảo thước đo là tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật – chất lượng Quốc gia do Nhà nước ban hành.

Đẩy mạnh phát triển khả năng sản xuất hàng hóa của các nhà sản xuất cũng như nâng cao tiêu chuẩn cùng với kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa khơng chỉ đối với hàng hóa xuất khẩu mà cả hàng hóa tiêu dùng trong nước, như vậy mới có thể đảm bảo được thương hiệu Quốc gia.

Trên thực tế Nhà nước đã có những biện pháp cụ thể cho các trường hợp gian lận xuất xứ hay nói cách khác là vơ tình hay cố tình vi phạm thơng tin về xuất xứ, ví dụ như: Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng tùy trường hợp đăng tải không đúng hoặc kê khai gian lận thông tin xuất xứ; Thu hồi Giấy chứng nhận hàng hóa đã cấp và tạm dừng Giấy chứng nhận hàng hóa; Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngồi các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP còn được áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Các chế tài xử phạt đối với các vi phạm quảng cáo mới chỉ ở mức xử lý hành chính như xử phạt, đình chỉ lưu hành sản phẩm, chấm dứt quy trình sản xuất hoặc bị tước giấy phép hành nghề nhưng chưa đủ sức răn đe bởi lợi nhuận thu về là vơ cùng lớn, do đó trong thời gian tới đây cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật Hình sự hiện hành quy định rõ ràng hơn về mặt khách quan của tội phạm và nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cần sửa đổi bổ sung quy định về hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 một cách bao quát hơn.

4.3. Liên quan đến quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho DN,doanh nhân doanh nhân

Các DN khi tham gia các giải thưởng, các chứng nhận tơn vinh là phải tìm hiểu kỹ về đơn vị tổ chức và chỉ tham gia với những tổ chức uy tín.

Các đơn vị đúng ra tổ chức cũng nên xem lại tiêu chí xây dựng giải thưởng cịn phù hợp với thực tiễn hay không để điều chỉnh, bổ sung nhằm tôn vinh đúng địa chỉ, đúng sản phẩm. Bên cạnh đó, để duy trì giá trị của chứng nhận này, ngồi điều kiện đảm bảo cấp cần đảm bảo điều kiện kiểm tra sau cấp. Nếu không sẽ loạn chất lượng, loạn sản phẩm được gắn khơng đúng tiêu chí và làm giảm giá trị của chứng nhận. Việc kiểm tra đó phải là trách nhiệm của người cấp chứng nhận đối với người tiêu dùng và đối với những thành viên khác được cấp chứng nhận.

Nhà nước sớm ban hành Nghị định về quản lý, tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho DN, doanh nhân nhằm thắt chặt hơn về quy trình, thủ tục xét giải thưởng, cũng như các cơ quan, tổ chức, nhất là hội nghề nghiệp nào được quyền đứng ra tổ chức tôn vinh DN và doanh nhân.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì việc đảm bảo được sự cơng bằng, bình đẳng giữa của các chủ thể trong xã hội sao cho tối ưu nhất là một vấn đề lớn cho các nhà làm luật phải luôn cần những thay đổi phù hợp với tình hình phát triển nhanh chóng của xã hội. Học giả người Pháp, Jacques Chevallier đã nhận định rằng “luật pháp không chỉ là công cụ hoạt động của nhà nước mà còn là phương tiện giới hạn sức mạnh của chính quyền”. Kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng biệt ở mỗi nước, đòi hỏi những mơ hình Nhà nước pháp quyền tương ứng phù hợp nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành có hiệu quả của mơ hình Nhà nước pháp quyền đó. Việt Nam đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền đề cao nền kinh tế thị trường, bởi lẽ nó chính là yếu tố quyết định đối với sự ổn định hay phát triển dân chủ của một chế độ. Nền kinh tế thị trường cần đến sự đảm bảo rất lớn của Nhà nước nhằm duy trì, phát triển tự do, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong thị trường, cạnh tranh lành mạnh và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Có thể thấy, kinh tế thị trường có vai trị to lớn khơng phải bàn cãi, một doanh nghiệp có quy mơ tầm cỡ như Tập đồn Asanzo lại có những hướng đi đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội là đáng lên án, chịu sự trừng phạt của pháp luật. Khơng có một chủ thể nào có thể đi lên mà bỏ qua sự bình đẳng với các chủ thể khác trong xã hội. Thử hỏi rằng liệu sai phạm của Asanzo cịn tiếp tục tái diễn thì biết bao ảnh hưởng đến Nhà nước và toàn dân. Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo được sự tự do, phát triển bình đẳng của mỗi cá nhân, tổ chức và khơng thể để quyền con người bị tổn hại bởi bất kỳ một chủ thể nào trong xã hội.

Qua vụ việc Asanzo này có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với sự đảm bảo quyền con người là vô cùng lớn lao. Không những thế vai trị của nhà nước cịn có thể thấy được qua việc yêu cầu phải xây dựng hàng lang pháp lý thật sự vững vàng, làm điểm tựa cho nền kinh tế thị trường - một trong ba trụ cột vô cùng quan trọng của tinh thần nhà nước bên cạnh Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, được phát triển bền vững nhất. Asanzo là một Tập đoàn kinh tế lớn, mang nhiều ảnh hưởng đáng kể trong nền kinh tế thị trường nước ta, đòi hỏi các nhà làm luật phải củng cố, thiết lập, ban hành những quy định mới phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đang khơng ngừng thay đổi. Biết rằng pháp luật luôn đi sau đời sống con người, pháp luật không thể bao trùm lên tất cả mọi vấn đề đời sống thực tiễn. Song quyền lực của nhà nước là quyền lực tối cao trong xã hội, nhà nước nhân danh chính mình có nhiệm vụ để bảo vệ xã hội và bảo vệ các cá nhân công

dân trong xã hội dân chủ này. Không thể tiếp tục để những vụ việc như Asanzo làm ảnh hưởng đến niềm tin của công dân đối với Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa khi tung ra thị trường đến tay người tiêu dùng được minh bạch, cơng khai nhất. Khơng thể thiếu lại là vai trị quản lý thị trường của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát những hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn như Asanzo. Cơng dân cũng là người có quyền nói lên tiếng nói của chính mình, vì xã hội dân chủ ngày càng phát triển, những hành vi sai trái sẽ bị tố giác trước pháp luật. Hiện nay quy định pháp luật về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa, điều kiện về lưu thơng trên thị trường cịn nhiều bất cập. Hơn nữa cơ quan quản lý thị trường đang đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của mình ở đâu dẫn đến một doanh nghiệp vi phạm gây hệ lụy lớn cho thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh nền kinh tế thị trường đang có những lỗ hỏng pháp luật cần có những định hướng pháp luật mang chiều sâu, các nhà phán quyết phải có tầm nhìn rộng, am hiểu pháp luật và thực tiễn về nền kinh tế thị trường. Chung quy trách nhiệm của cơ quan nhà nước cần phải được nâng cao hơn nữa, cần có chế tài xử lý rõ ràng mang tính răn đe hơn là việc nhắc nhở một cách hời hợt và tính kỷ luật khơng nghiêm. Làm rõ trách nhiệm của bên vi phạm và bên có trách nhiệm giám sát thị trường hơn nữa. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và cũng như tăng cường quyền lực nhà nước. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền của con người được tơn trọng từ đó các giá trị xã hội được tơn trọng theo. Một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, thể hiện đúng với ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động phát triển của xã hội sẽ góp phần thúc đẩy và tiến bộ xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật cũng phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của toàn xã hội.

Trên đây là tồn bộ những phân tích, đánh giá và bình luận của nhóm về vụ việc Asanzo và Made in Vietnam. Hi vọng qua tồn bộ những phân tích này có thể đem đến những cách nhìn tổng quan hơn, khách quan hơn đối với vấn đề pháp quyền trong nền kinh tế thị trường, pháp quyền đối với quyền con người, cụ thể là người tiêu dùng, pháp quyền đối với sự đòi hỏi xây dựng hệ thống khung pháp lý quy định luật vững chắc và chặt chẽ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Vụ án Asanzo và Made in Vietnam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)