Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực
3.2.4. Tạo động lực thông qua phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ
* Phụ cấp: là khoản mà doanh nghiệp trả thêm cho nhân viên, do họ
đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện khơng bình thường hoặc khơng ổn định. Phụ cấp có hai tác dụng chính:
- Nâng cao thu nhập: Các khoản trợ cấp thêm cho người lao động sẽ giúp cho nhân viên có thêm thu nhận, bù đắp cho những trách nhiệm nặng nề hơn mà họ phải làm. Ngồi ra, trợ cấp có tác dụng kích thích tinh thần đối với nhân viên, do họ biết rằng ban quản lý của doanh nghiệp đã hiểu được sự khó nhọc trong cơng việc mà họ đang làm, họ cảm nhận được sự thấu hiểu từ phía cấp trên đối với họ. Do đó họ tin tưởng vào cơng ty.
- Chế độ phụ cấp cịn có tác dụng tạo sự cơng bằng giữa những người lao động. Những người lao động làm ở các môi trường làm việc độc hại, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm thì họ phải được trợ cấp cao để họ có thêm khoản thu nhập đề phịng cho những rủi ro rất lớn đang dình dập họ.
*Phúc lợi: là phần thù lao gian tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc
sống người lao động. Ví dụ như cấp cơ sở vật chất: nhà, xe, trang thiết bị hỗ trợ làm việc. Cơng ty có thể cung cấp nhà cơng vụ, xe công vụ cho nhân viên đủ điều kiện nhận hưởng trong khoảng thời gian làm việc tại công ty. Điều này tạo sự thuận tiện cho nhân viên trong cơng việc, có thể khuyến khích nhân viên ở mức độ cao hơn tiền thưởng. Hoặc tất cả nhân viên của công ty sẽ được hưởng các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, tập yoga, gym,... Như vậy, công tác tạo động lực sẽ hiệu quả hơn.
3.2.5. Tạo động lực thơng qua khuyến khích tinh thần
* Tạo động lực thơng qua phân tích cơng việc, đánh giá cơng việc
- Phân tích cơng việc: Phân tích cơng việc là q trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thơng tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng cơng việc. Phân tích cơng việc có ý nghĩa rất lớn trong tạo động lực cho nhân viên. Nhờ có phân tích cơng việc mà người quản lý có thể xác định được kỳ vọng của mình đối với cơng việc đó. Nhờ có phân tích cơng việc rõ ràng mà nhân viên có thể hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mình trong cơng việc. Phân tích cơng việc rõ ràng, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp tuyển chọn đúng người, bố trí đúng việc, đánh giá thực hiện cơng việc chính xác, có cơ sở để đánh giá khen thưởng và kỷ luật… Đối với nhân viên, phân tích cơng việc rõ ràng chi tiết sẽ giúp người lao động hiểu rõ ràng về công việc của họ, họ biết được các hoạt động mà mình phải làm. Dựa vào bản phân tích cơng việc họ biết được khi nào họ hoàn thành chỉ tiêu, họ bị kỷ luật, khi nào họ được khen thưởng,... Bảng phân tích cơng việc càng chi tiết thì đánh giá thực hiện cơng việc càng chính xác do đó tạo được sự tin tưởng đối với người lao động.
- Bản phân tích cơng việc là cơ sở để đánh giá q trình làm việc của nhân viên. Từ cơ sở đó nhân viên ln ln quan tâm xem doanh nghiệp cơng nhận thành tích của họ như thế nào thơng qua kết quả đánh giá thực hiện công việc.
+ Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của nhân viên trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với nhân viên. Để đánh giá thực hiện công việc trở thành công cụ tạo động lực làm việc cho nhân viên trong cơng ty. Cơng ty cần phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh gái thực hiện cơng việc chính thức và công khai; Hệ thống đánh
giá phải khoa học và rõ ràng; Người đánh giá phải có đủ trình độ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
+ Hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc cần phải khoa học, có tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể và phải được phổ biến tới từng nhân viên. Từ đó nhân viên có thể biết được kết quả thực hiện cơng việc của mình như thế nào, cơng ty dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ để họ có biện pháp điều chỉnh q trình làm việc của mình nhằm đạt được hiệu quả cơng việc cao nhất.
+ Quá trình đánh giá thực hiện cơng việc thường chịu ảnh hưởng rất lớn tới yếu tố chủ quan của người đánh giá. Vì thể, người đánh giá thực hiện cơng việc trước hết cần phải có trình độ chun mơn, trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, làm việc phân minh… Như thế mới có thể hạn chế được những lỗi thường gặp trong q trình đánh giá thực hiện cơng việc.
Kết quả đánh giá thực hiện công việc thể hiện sự cơng nhận của cơng ty đối với q trình làm việc của nhân viên. Do đó, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên trong việc trả thù lao, đào tạo phát triển, thăng tiến, kỷ luật... Kết quả đánh giá thực hiện cơng việc càng chính xác càng kích thích nhân viên làm việc, tăng lòng tin của người lao động với cơng ty vì thế tạo động lực cho nhân viên nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, tăng sự gắn bó của nhân viên với cơng ty.
*Tạo động lực thơng qua giao quyền
Binh pháp tơn tử nói rằng: “Tướng có tài thì vua thơi quản”. Nhà quản lý cần biết cách trao quyền cho nhân viên giỏi để khuyến khích họ thấy có trách nhiệm với cơng việc và hết lịng thực hiện. Sau khi trao quyền thì cần tin tưởng người được giao quyền: “nếu nghi thì khơng dùng, nếu dùng thì khơng nghi”. Chỉ cần họ khơng vi phạm ngun tắc thì khơng cần hỏi q nhiều cũng khơng nên tùy tiện khống chế. Đây cũng là cách thể hiện sự tín nhiệm của lãnh đạo đối với nhân viên của mình. Nhân viên sẽ cảm thấy mình được
cấp trên cơng nhận năng lực. Trong cuộc khảo sát của BNET, sự công nhận chiếm 17% thúc đẩy nhân viên làm việc.
* Tạo động lực thông cải thiện điều kiện làm việc
- Môi trường làm việc: Ban đầu BON cho dựng vách ngăn phân cách vị trí làm việc của từng người để tạo nên sự riêng tư cho họ. Tuy nhiên một thời gian sau có nhiều phản ánh rằng cách vách ngăn cản trợ sự giao lưu, hỗ trợ của các nhân viên với nhau nên năm 2017, công ty quyết định không sử dụng bàn vách ngăn. Điều này gây tốn kém cho chi phí của cơng ty. Vì thế trước mỗi quyết định tạo động lực, công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thăm dò ý kiến của nhân viên, đợi sự đồng nhất ở mức độ cao mới áp dụng và thực tế tránh gia tăng chi phí tạo động lực.
+ Tạo mơi trường làm việc hiện đại, khoa học, tiết kiệm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên nhờ cây xanh và ánh sáng tự nhiên để nhân viên có thể thư thái đầu óc, thỏa sức sáng tạo.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát huy văn hóa doanh nghiệp qua 5 tiêu chí: Làm chủ, sáng tạo, hợp tác, đạo đức, vui vẻ. Công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang được BON thực hiện khá tốt và tiếp tục cần phát huy hơn nữa.
- Tạo động lực thơng qua bầu khơng khí làm việc: Trong một tổ chức thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên chắc chắn rằng hiệu quả làm việc của tổ chức sẽ không cao. Thông thường người lao động phải giành khoảng một phần tư thời gian trong ngày cho nơi làm việc. Do vậy, khơng khí nơi làm việc có ảnh hưởng vơ cùng lớn tới tâm lý của người lao động và hiệu quả làm việc của họ. Tạo động lực cho người lao động thơng qua bầu khơng khí làm việc là một biện pháp rất quan trọng trong hệ thống biện pháp tạo động lực cho người lao động thơng qua kích thích tinh thần. Trong doanh nghiệp ln duy trì được bầu khơng khí làm việc thân thiện, mọi người tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không quá căng thẳng, phong cách làm việc chuyên nghiệp... chắc
chắn sẽ tạo tâm lý làm việc thoải mái cho nhân viên, mỗi nhân viên ln ln có nỗ lực phấn đấu khơng ngừng và ln duy trì được khơng khí vui vẻ, thân thiện trong suốt quá trình làm việc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc.
- Cân bằng giới tính trong cơng ty thông qua cơ chế tuyển dụng ưu tiên nữ giới và có cách phân bổ, bố trí cơng việc phù hợp với nhân viên nữ
* Tạo động lực thông qua đào tạo - thăng tiến
Việc lựa chọn nhân viên nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, khơng những có ảnh hưởng tới động lực lao động của nhân viên đó mà cịn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những nhân viên khác. Nếu cơng ty chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ không những sẽ mang lại lợi ích lớn cho cơng ty mà cịn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Khơng những thế những nhân viên khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng kích thích được nhân viên làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. Vì thế, để hiệu quả tạo động lực cho nhân viên làm việc cao nhất, các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Đối với lãnh đạo công ty
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tạo động lực lao động cho nhân viên làm việc hiệu quả chính là nhà lãnh đạo. Lãnh đạo phải có năng lực thật sự để có được sự tơn trọng, tín nhiệm từ nhân viên và có khả năng lên kế hoạch tạo động lực hiệu quả. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, cấp quản lý của công ty cổ phần BON cần nâng cao kỹ năng của bản thân trong nghệ thuật lãnh đạo bằng cách:
- Biết lắng nghe những phản ánh, ý kiến từ cấp dưới. Mary Kay từng noi: Không biết lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn
nhất của một nhà quản lý. Vì vậy, cần tìm hiểu ý kiến từ phía nhân viên thay vì qua Cơng đồn đại diện. Khơng phải lúc nào, Cơng đồn cũng đứng về phía nhân viên và thực sự nói lên mong muốn khát vọng của nhân viên.
- Biết cách kích thích lao động: gây sốc tâm lý; lựa chọn thỏa mãn nhu cầu nhân viên theo mức độ: hoàn toàn hay một phần hoặc theo trật tự: nhu cầu nào trước nhu cầu nào sau.
- Phải biết dự phòng là phương pháp tốt nhất để giải quyết nguy cơ. Tác giả gợi ý cho các nhà lãnh đạo nên tham khảo cuốn sách: 72 phép
Quản lý kiểu Tư Mã An Trung Quốc. Trong cuốn sách này đưa ra rất nhiều lời khuyên hay cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty cổ phần BON nói riêng như:
+ Phép thứ 20: Khơng nghe những lời thị phi, tin tưởng người được giao quyền.
+ Phép thứ 29: Mọi người đều được áp dụng chế độ bình đẳng. + Phép thứ 43: Làm cho nhân viên yên tâm.
+ Phép thứ 47: Biểu thị sự tín nhiệm với cấp dưới đúng thời điểm. + Phép thứ 59: Thưởng phạt có mức độ.
+ Phép thứ 62: Thưởng phạt phân minh, hiệu quả hợp lý. + Phép thứ 64: Công tội phân minh và nắm vững nguyên tắc
Theo Rand - công ty Tư vấn nổi tiếng thế giới cho răng: Cứ 100 doanh nghiệp hoặc cơng ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó là do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra. Vì thế, cơng tác tạo động lực có hiệu quả hay không phụ thuộc vào tài năng của nhà lãnh đạo.
3.3.2. Đối với nhân viên
Một trong những cách "giữ nhiệt" sống và làm việc bền vững nhất đó chính là bạn phải tự tạo động lực cho bạn chứ không phải chờ đợi sự giúp đỡ của những người khác. Tuy nhiên có khá nhiều người khơng thể nào kiểm sốt được cảm xúc, tinh thần và hành vi của mình mỗi khi gặp sóng gió. Trong khi khơng thể nào
của mình. Hãy tự tạo ra động lực cho bản thân bằng cách đọc và nghe những thơng tin tích cực; sống gần gũi với những người tích cực; đừng lo lắng về những thứ ngồi tầm với của mình; biết nghĩ về tương lai và biết mong đợi; biết yêu thương để cố gắng,...
3.3.3. Đối với Nhà nước
Nhà nước phải tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi cho ngành cơng nghệ thơng tin phát triển:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghệ thông tin tập trung; trong trường hợp đặc biệt thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm.
+ Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời…
+ Doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong q trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin…
- Đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin: Những đối tượng này cần được ưu ái hơn. Ơng Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam (VINASA) cho biết: “Việc ban hành chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực ngành công nghệ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng thu hút nhân lực cho ngành này”.
KẾT LUẬN
Nhân viên là hạt nhân trung tâm của q trình quản lý nhân sự, nếu muốn cơng tác quản lý nhân sự đạt thành công, bạn phải nghĩ cách làm thế nào để huy động sức sáng tạo từ phía nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên trở thành những người có sức sáng tạo chứ khơng phải chỉ đơn thuần là những người làm công ăn lương sai đâu lầm đó. Nhà lãnh đạo phải làm như thế nào để khuyến khích nhân viên của mình, kích thích họ nảy sinh niềm đam mê mãnh liệt với cơng việc, có như vậy chất lượng và hiệu suất làm việc mới cao, lợi nhuận mới tối ưu nhất, công ty mới phát triển bền vững. Muốn như vậy, nhà lãnh đạo phải biết cách tạo động lực cho nhân viên làm việc một cách hợp lý có hiệu quả thơng qua thỏa mãn các nhu cầu của họ. Nhiều người trong chúng ta sở dĩ làm một việc gì đó là bởi vì cảm thấy việc ấy có thể giúp chúng ta đạt được một điều gì đó mà mình mong muốn. Đối với những “nhu cầu và yêu cầu này” có 1 phương pháp là nên phân biệt chúng thành những nhóm nhu cầu, như thế sẽ dễ dàng sắp xếp, từng nhóm từng nhóm chồng lên nhau như những bậc thang… Chúng ta làm việc cũng nhằm thảo mãn các nấc nhu cầu này. Qua việc xác định nhu cầu của nhân viên, các nhà quản lý tìm cách thảo mãn bằng