TÌNH DỤC
Bảng 3.31. Liên quan nhóm tuổi với thực hành SKTD Nhóm tuổi Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % Từ 18 đến 29 127 94,8 7 5,2 134 Từ 30 đến 39 190 96,9 6 3,1 196 Từ 40 đến 49 114 95 6 5,0 120 Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =1,165, p=0,558)
Nhận xét: Thực hành tốt chiếm tỷ lệ khá cao so với thực hành không tốt ở các nhóm tuổi tương ứng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỷ lệ thực hành tốt SKTD và nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
3.7.2. Liên quan nhóm học vấn với thực hành về SKTD Bảng 3.32. Liên quan nhóm học vấn với thực hành SKTD
Nhóm học vấn Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % Mù chữ, Tiểu học 83 97,6 2 2,4 85 Trung học cơ sở 216 94,7 12 5,3 228
Trung học phổ thông, đại học 132 96,4 5 3,6 137
Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =1,454, p=0,460)
Nhận xét: Thực hành tốt chiếm tỷ lệ khá cao so với thục hành không tốt với các nhóm học vấn tương ứng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỷ lệ thực hành tốt về SKTD và nhóm học vấn không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05
3.7.3. Liên quan nhóm nghề nghiệp với thực hành về SKTD Bảng 3.33. Liên quan nhóm nghề nghiệp với thực hành SKTD
Nhóm nghê nghiệp Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % Cán bộ viên chức 97 97 1 3 98 Không cán bộ viên chức 334 94,8 18 5,2 352 Tổng cộng 431 95,8 19 4,2% 450 ( χ 2 =6,739, p=0,241) Nhận xét: Nhóm cán bộ viên chức, nhóm ngành nghề khác đều có tỷ lệ cao về thực hành tốt SKTD. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
3.7.4. Liên quan nhóm tôn giáo với thực hành về SKTD Bảng 3.34. Liên quan nhóm tôn giáo với thực hành SKTD
Nhóm tôn giáo
Thực hành
Tổng cộng
Tốt Không tốt
n % n %
Không tôn giáo 312 96,6 11 3,4 323
Phật giáo 94 95,9 4 4,1 98
Khác 25 86,2 4 13,8 29
Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =4,780, p=0,092)
Nhận xét: Nhóm không theo tôn giáo có thực hành tốt về SKTD có tỷ lê cao nhất 96,6%, Nhóm theo tôn giáo khác có tỷ lệ thực hành tốt về SKTD thấp nhất 86,2%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỷ lệ thực hành tốt về SKTD và nhóm tôn giáo không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05
3.7.5. Liên quan nhóm tình trạng hôn nhân với thực hành về SKTD Bảng 3.35. Liên quan nhóm tình trạng hôn nhân với thực hành về SKTD
Nhóm tình trạng hôn nhân Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % Đang chung sống 419 95,9 18 4,1 437 Ly thân, ly dị, goá chồng 12 92,3 1 7,7 13 Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =0,326, p=0,568)
Nhận xét: Nhóm đang chung sống với chồng có tỷ lệ có thực hành tốt về SKTD (95,3%) cao hơn nhóm Ly thân, ly dị, goá chồng (92,3%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
3.7.6. Liên quan nhóm kinh tế gia đình với thực hành về SKTD Bảng 3.36. Liên quan nhóm kinh tế gia đình với thực hành về SKTD
Nhóm kinh tế gia đình Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % Nghèo 35 94,6 2 5,4 37 Không nghèo 396 95,9 17 4,1 413 Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =0,130, p=0,719) Nhận xét: Tỷ lệ thực hành tốt về SKTD ớ cả 2 nhóm có tỷ lệ cao rõ rệt với thực hành không tốt ở nhóm tương ứng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
3.7.7. Liên quan nhóm số con của gia đình với thực hành về SKTD Bảng 3.37. Liên quan nhóm số con trong gia đình với thực hành về SKTD
Nhóm số con trong gia đình
Thực hành Tổng cộng Tốt Không tốt n % n % 2 con trở xuống 322 95,8 14 4,2 37 3 con trở lên 109 95,6 5 4,4 413 Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =0,010, p=0,920) Nhận xét: Tỷ lệ thực hành tốt về SKTD ớ cả 2 nhóm có tỷ lệ cao rõ rệt với thực hành không tốt ở nhóm tương ứng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
3.7.8. Liên quan mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông với thực hành về SKTD
Bảng 3.38. Liên quan nhóm mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông với thực hành SKTD
Nhóm mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông
Thực hành
Tổng cộng
Tốt Không tốt
n % n %
Thường xuyên 166 96 7 4 173
Không thường xuyên 188 95,9 8 4,1 196
Không tiếp cận 77 95,1 4 4,9 81
Tổng cộng 431 95,8 19 4,2 450 ( χ 2 =0,121, P=0,941)
Nhận xét: Nhóm thường xuyên tiếp cận phương tiện truyền thông, có thực hành tốt về SKTD có tỷ lê 96%, nhóm không thường xuyên: 95,9%, nhóm không tiếp cận: 95,1%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ thực hành tốt SKTD và nhóm mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ TÌNH DỤC
Về kiến thức SKTD, chúng tôi khảo sát qua 03 nội dung: Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD; hiểu biết về HIV/AIDS; hiểu biết về tình dục an toàn, tình dục không an toàn, bạo lực tình dục. Qua khảo sát, có những kết quả như sau:
4.1.1. Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD
Bảng 3.9: Nhóm đối tượng không trả lời đạt các tên bệnh LTQĐTD : 92,9%, Về trả lời không đạt về các triệu chứng có 64,2%. Thực tế, khi người dân mắc bệnh LTQĐTD, đều hiểu là mắc bệnh phụ khoa một cách chung chung, cụ thể tên của từng loại bệnh đều không nắm rõ. Số đối tượng được phỏng vấn có sự hiểu biết về cách phòng tránh bệnh LTQĐTD đạt 61,8%, hiểu biết chưa đạt 38,2% (Bảng 3.9). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê thị Duyên Thấm: tỷ lệ hiểu biết đạt : 63,3%, chưa đạt : 37,7%, [2]
Kết quả này cao hơn nhận định của Cao Ngọc Thành và Võ Văn Thắng, cho rằng kiến thức về NKĐSS nói chung còn yếu. Khoảng 1/10 phụ nữ không biết bất cứ triệu chứng hay biện pháp phòng tránh bệnh như thế nào.1/3 phụ nữ không biết bất cứ nguyên nhân nào của bệnh LTQĐTD [10]. Kết quả trên cho thấy, công tác truyền thông GDSK về SKSS trong đó có kiến thức về các bệnh LTQĐTD tại địa phương còn nhiều hạn chế.
4.1.2. Hiểu biết về HIV/AIDS
Bảng 3.10: Nhóm đối tượng trả lời đạt về các đường lây truyền: 83,1%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên của Ngô Thanh Sơn: 84,2%[11]. Trả lời đạt về các hành vi không lây nhiễm:69,1%, cho thấy tỷ lệ hiểu biết của người dân về vấn đề này còn thấp.
Về cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS: có 46,7% trả lời đạt. So với mục tiêu năm 2011 Bộ Y tế đề ra: 60% người dân tuổi từ 15 đến 49 tuổi hiểu
biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS[12], kết quả khảo sát kiến thức về HIV/AIDS còn khá xa với mục tiêu Bộ Y tế đề ra. Cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống HIV/AIDS tại Huyện Đông Hoà nói riêng, tại tỉnh Phú Yên nói chung.
4.1.3. Hiểu biết về tình dục an toàn, tình dục không an toàn, bạo lực tình dục
Bảng 3.11 cho thấy: Nhóm đối tượng trả lời đạt các khái niệm về TDAT: 58,2%.Trả lời đạt về khái niệm TDKAT 30,46%, Về khái niệm BLTD: 24,7% trả lời đạt. Trong phạm vi nội dung phỏng vấn hiểu biết về khái niệm TDAT, được xây dựng trên sự hiểu biết về phòng chống lây nhiễm bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS, nên số người trả lời đạt tương đối cao. Tuy nhiên, TDKAT, BLTD, sự hiểu biết khái niệm này còn thấp, mặc dù thực tế người phụ nữ phải trải qua và đối mặt hàng ngày như : tình dục ngoài ý muốn, ép buôc sinh con, cưỡng ép QHTD khi không muốn, không cho dùng biện pháp tránh thai…là những nội dung đề cập trong khái niệm TDKAT, BLTD.
4.1.4. Kiến thức về SKTD
Bảng 3.12 cho thấy: Qua 450 người được phỏng vấn, có 61,3% có hiểu biết không đầy đủ về SKTD, hiểu biết đầy đủ: 38,7%. Trong nghiên cứu này, SKTD được cấu thành bởi 03 nội dung: Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD; hiểu biết về HIV/AIDS; hiểu biết về TDAT, TDKAT, bạo lực tình dục. Qua phần bàn luận chi tiết trên, rõ ràng phần kiến thức về các khái niệm liên quan đến tình dục còn nhiều hạn chế, từ đó tỷ lệ đối tượng được phỏng vấn có hiểu biết đầy đủ về SKTD chỉ đạt 38,7%. Do nội dung đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực còn tương đối mới, chúng tôi chưa có tài liệu để so sánh tỷ lệ hiểu biết về SKTD của đối tượng được khảo sát so với kết quả khảo sát tại các địa phương khác trong cùng lĩnh vực SKTD. Tuy nhiên, với sự hiểu biết phần nào còn
hạn chế về SKTD sẽ ít nhiều ảnh hưởng, tác động đến thái độ, thực hành về SKTD của đối tượng khảo sát.
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÁI ĐỘ VỀ SỨC KHOẺ TÌNH DỤC
Thái độ về SKTD, chúng tôi khảo sát qua 4 nội dung: thái độ khi có TDKAT, BLTD xảy ra; tính chủ động trong QHTD; cảm nhận khi QHTD; thái độ hài lòng hoặc không hài lòng về mức độ thân thiện của các dịch vụ cung cấp các biện phấp tránh thai.
4.2.1. Thái độ khi có BLTD, TDKAT
Bảng 3.13 cho thấy: Thái độ khi có BLTD, TDKAT: số người không trả lời về vấn đề này chiếm 31,3% đối tượng phỏng vấn. Đây là vấn đề tế nhị, nhất là đối với phụ nữ nông thôn Việt Nam, nên tỷ lệ người được phỏng vấn từ chối trả lời khá cao.
Trong nhóm số người trả lời: số người có thái độ tốt (từ chối ): 77,7%, thái độ không tốt (chấp nhận): 22,3%.
Trong văn hoá Việt Nam, BLTD, TDKAT trong hôn nhân thường khó được nhận biết vì sự che phủ của những chuẩn mực đạo đức, những quan niệm về đức hạnh của người phụ nữ cũng như các khái niệm về nam tính, nữ tính, nên kết quả khảo sát trên thật khó khăn để phân tích và chỉ mang tính chất tham khảo ban đầu về lĩnh vực này [8].
4.2.2.Tính chủ động trong QHTD
Số người không trả lời về vấn đề này chiếm 44,7% đối tượng phỏng vấn. Trong nhóm số người trả lời: số người có thái độ tốt (chủ động): 44,2%, thái độ không tốt (không chủ động): 55,8%. Theo kết quả trên, số phụ nữ chủ động trong QHTD và không chủ động không khác biệt rõ rêt. Khi chủ động trong QHTD, người phụ nữ có điều kiện để từ chối hành vi BLTD từ phía người chồng, chọn lựa các biện pháp tránh thai…và ngược lại khi không chủ động trong QHTD. Tuy nhiên, xét theo góc độ tâm lý-cảm xúc tình dục thì
tính chủ thể/sự thể hiện chủ thể tình dục thể hiện được sử dụng một cách hiệu quả nhất thông qua sự giả bộ không chủ động trong QHTD của nữ giới, và đây là ‘ phương tiện’ để họ điều khiển lại tình dục của nam giới. Không chủ động trong QHTD lại là các chọn lựa thích hợp với quan niệm xã hội về nữ tính [14].
4.2.3. Về cảm nhận trong QHTD
Số người không trả lời về vấn đề này chiếm 59,1% đối tượng phỏng vấn. Đây là vấn đề tế nhị, nhất là đối với phụ nữ nông thôn Việt Nam, nên tỷ lệ người được phỏng vấn từ chối trả lời trên 50%. Trong nhóm số người trả lời: số người có thái độ tốt ( đạt khoái cảm): 82,6%, thái độ không tốt (không đạt khoái cảm, sợ hãi hoặc đau đớn khi QHTD): 17,4%. Kết quả khảo sát rất cao so với một số nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 30% phụ nữ đạt khoái cảm (lên đỉnh) trong đời sống vợ chồng.
4.2.4. Về thái độ với sự đáp ứng của các dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai
Trong nhóm số người trả lời: số người có thái độ tốt (hài lòng): 93,2%, thái độ không tốt ( không hài lòng ): 6,8%. Mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai là khá cao ( kết quả nghiên cứu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình năm 2010: là 74,9% [7], phù hợp với thực tế (tại địa bàn khảo sát có nhiều đại lý thuốc có bán bao cao su, thuốc tránh thai, hệ thống y tế cơ sở hoạt động tốt về công tác dân số KHHGĐ, rất thuận lợi để người dân chọn lựa, mua dùng)
4.2.5. Thái độ về SKTD
Từ Bảng 3.12 cho thấy: Qua 450 người được phỏng vấn, có 31,1% có thái độ tốt về SKTD, thái độ không tốt về SKTD: 68,97%. Thái độ không tốt về SKTD của người dân khá lớn, điều này không chỉ phụ thuộc vào nhận thức, cá tính của mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các chuẩn mực xã hội về hành vi tình dục. Trong tương lai, với sự hoà nhập và tác động của các nền văn hoá, chuẩn mực xã hội về hành vi tình dục của người phụ nữ Việt Nam sẽ ít nhiều thay đổi, khi đó thái độ về hành vi tình dục nói riêng, thái độ về SKTD nói chung sẽ có nhiều chuyển biến theo hướng có lợi cho SKSS, SKTD.
4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC HÀNH VỀ SKTD
Thực hành về SKTD, chúng tôi khảo sát qua 05 nội dung: tiền sử QHTD ; QHTD có liên quan với các đối tượng khác; Tiền sử điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai, Áp dụng các biện pháp tránh thai, Thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS. Qua khảo sát, có những kết quả như sau:
4.3.1. Về tiền sử quan hệ tình dục, hoạt động tình dục có liên quan đến các đối tượng khác
Từ Bảng 3.13 cho thấy: Có 97% không QHTD trước hôn nhân (thực hành tốt), 3% có QHTD trước hôn nhân (thực hành không tốt); QHTD có liên quan với các đối tượng khác: có 98,9% không QHTD ngoài chồng (thực hành tốt), 1,1% có QHTD ngoài chồng (thực hành không tốt). So với kết quả điều tra của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình công bố tại “Hội nghị công bố kết quả điều tra vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai” có sự khác biệt rất lớn: Có 74% đến 77% phụ nữ có quan hệ tình dục trước kết hôn. [4]
4.3.2. Tiền sử điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai
Có 86% đối tượng không điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai (thực hành tốt), 14% có điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai (thực hành không tốt). Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả Báo cáo tổng kết chương trình Chăm sóc sức sức khoẻ sinh sản huyện Đông Hoà năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 của Trung tâm Y tế dự phòng( theo báo cáo: điều hoà kinh nguyệt, nạo hút thai: 10,8%) [5]
4.3.3. Áp dụng các biện pháp tránh thai
Theo Bảng 3.13: có 95,3% áp dụng các biện pháp tránh thai (thực hành tốt), 4,7% không áp dụng các biện pháp tránh thai (thực hành không tốt). Kết quả này phù hợp với kết quả báo cáo của Chi cục Dân số - KHHGĐ Phú Yên, cho biết : các biện pháp tránh thai đều đạt chỉ tiêu 100% trở lên [15]
4.3.4. Thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Có 95,7% áp dụng các biện pháp phòng chống (thực hành tốt), 4,3% không áp dụng các biện pháp phòng chống (thực hành không tốt). So với kết quả khảo sát của Tổng cục Dân số - KHHGĐ (79,8%)[16] , kết quả khảo sát của chúng tôi tỷ lệ người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS cao hơn.
4.3.5. Thực hành về SKTD
Qua Bảng 3.14: có 95,8% đối tượng được khảo sát có thực hành tốt về SKTD; 4,2% thực hành không tốt về SKTD. Kết quả này cho thấy, cho dù kiến thức, thái độ của người dân về SKTD có phần hạn chế, nhưng thực hành về SKTD đạt kết quả tốt đáng kể, điều này có thể là kết quả của chương trình SKSS triển khai sâu rộng và có hiệu quả nhất định tại cộng đồng.
4.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TÌNH DỤC
Bảng 3.12; 3.13; 3.14 cho thấy: 61,3% có hiểu biết không đầy đủ về SKTD, hiểu biết đầy đủ: 38,7%; 31,1% có thái độ tốt về SKTD, thái độ không tốt về SKTD: 68,97%; Có 95,8% đối tượng được khảo sát có thực hành