Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của Huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu 1-DNDTrang-toan-van-luan-an (Trang 44 - 46)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của Huyệ nA Lưới

LƯỚI

A Lưới là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 1.225,21 km2. A Lưới có vị trí địa lý kinh tế, quốc phịng vô cùng quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Trung Bộ. Tồn huyện có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là: Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Hương Ngun, Đơng Sơn, A Đớt, A Rồng. Thị trấn A Lưới là trung tâm huyện, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây. Dân số huyện A Lưới theo niên giám thống kê năm 2019 hơn 51.619 người, mật độ dân số bình qn 41,18 người/ km2; có 5 dân tộc chủ yếu sinh sống ở đây: Pa Kơ, Tà Ơi, Ka Tu, Pa Hy, Kinh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 21,9%. Tồn huyện có tất cả 17 trường Tiểu học, 05 trường Trung học cơ sở và 04 trường Trung học phổ thông [7]. Theo số liệu tổng điều tra dân số của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019, tổng số vị thành niên từ 10 – 19 tuổi trong toàn huyện là 8199 em, trong đó có 3927 em vị thành niên nữ. Là vùng đất có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo cho A Lưới những bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người từ tiếng nói đến ăn, ở, mặc, phong tục...đồng hành bên cạnh những nét văn hóa chung của tồn tỉnh. Tuy nhiên do tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở huyện chiếm đa số, trình độ dân trí cịn thấp nên tình trạng tảo hơn và mang thai ở tuổi vị thành niên ở đây vẫn cịn cao. Tỷ lệ tảo hơn ở huyện A Lưới trong thời gian từ năm 2014 – 2018 dao động từ 3,8% – 7,6% (trên tổng số cặp kết hôn) [19], tỷ lệ vị thành niên nữ mang thai theo báo cáo tổng kết của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh

Thừa Thiên Huế năm 2016 tại huyện này là 6,64% cao nhất so với các huyện khác trong toàn tỉnh [22]. Tại huyện A Lưới có rất ít chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản được triển khai, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Hầu hết các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản được lồng ghép vào chương trình khác chứ khơng có chương trình tách biệt. Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tơi đã lựa chọn mơ hình chẩn đốn hành vi PRECEDE – PROCEED và ứng dụng mơ hình vào can thiệp thay đổi hành vi, kết hợp phương pháp truyền thơng tích cực can thiệp để nâng cao kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ kết hơn sớm, giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở các em nữ vị thành niên tại huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu 1-DNDTrang-toan-van-luan-an (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w