2.3. Kỹ thuật Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.3.1. Kỹ thuật so sánh
Kỹ thuật so sánh là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, được dùng để nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự. Từ đó giúp các nhà phân tích tổng hợp được những điểm chung, điểm riêng biệt của các hiện tượng được đưa ra so sánh, để đánh giá
được các mặt phát triển, yếu kém và đưa ra giải pháp tối ưu đối \với từng trường hợp cụ thể.
Để tiến hành so sánh và phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết cần phải xác định kỳ gốc hay còn gọi là tiêu chuẩn so sánh, có thể là số liệu của kỳ trước, năm trước hay kỳ kế hoạch nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu trung bình ngành… Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được. Để việc so sánh có ý nghĩa, điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trên thực tế chúng ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu cả về mặt thời gian, khơng gian và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Q trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng ba hình thức: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, hoặc so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh ngang ở trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động (tang hay giảm) về quy mơ của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn phân tích tình hình biến động về quy mơ tài sản, nguồn hình thành tài sản (số tổng cộng), tình hình biến động về quy mơ của từng khoản mục ở cả hai bên tài sản và nguồn hình thành tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỉ lệ các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong
từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thông báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tải sản,… trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mơ chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ảnh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: · So sánh bằng số tuyệt đối:
+ Số tuyệt đối là số biểu hiện quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính tốn các số liệu khác.
+ So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
· So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô chung:
Là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung:
Mức biến động tương = đối Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ x gốc Hệ số điều chỉnh · So sánh bằng số tương đối:
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo từng yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp, cụ thể là:
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu kỳ phân tích Số tương đối hồn thành kế hoạch = --------------------------------
Chỉ tiêu kỳ gốc
+ Số tương đối kết cấu: thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích. Bản thân nó phản ánh biến động bên trong của các chỉ tiêu.
Như vậy, việc so sánh bằng số tương đối giúp các nhà quản trị biết được mức độ phổ biến, mức độ tăng trưởng cũng như xu hướng và nhịp độ biến động của các chỉ tiêu.
· So sánh bằng số bình quân:
Số bình quân là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể nào đó có cùng một tính chất. Khi so sánh bằng số bình qn, các nhà quản trị sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành từ đó giúp nhà quản trị xác định được vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng như trên thị trường.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng, nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp.