Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường của công ty TM&DV Thăng

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty TM&DV Thăng Thiên pptx (Trang 53 - 78)

TM&DV Thăng Thiêncó thể chia ra thành hai dạng. Đó là hỗ trợ về mặt vật chất và hỗ trợ phi vật chất. Những trung gian hoạt động tốt, nếu gặp khó khăn trong việc vốn kinh doanh công ty có thể cho họ mua hàng trả chậm, nếu họ thiếu các phương tiện bán hàng như: các phần mềm miễn phí dành cho khách hàng, tờ rơi, thư chào hàng, … công ty có thể cung cấp cho họ. Ngoài ra công ty còn cung cấp những khoáđào tạo về kỹ thuật cho các trung gian.

3. Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường của công ty TM&DVThăng Thiên. Thăng Thiên.

Là một công ty thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng, công ty TM&DV Thăng Thiêncần quan tâm tới cả hai yếu tố giúp công ty tồn tại và phát triển, đó làthị trường các yếu tốđầu vào và thị trường các yếu tốđầu ra. Trong cả hai thị trường này đều cần có sự nghiên cứu và tìm kiếm đểđạt được những tối ưu trong kinh doanh.

Tuy nhiên, như hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường của công ty TM&DV Thăng Thiêndiễn ra một cách không chính thức và thường không có tên gọi. Như vậy, hoạt động này diễn ra một cách chủ quan và theo những phương pháp trực quan cảm tính.

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét hoạt động này trên hai loại thị trường:

3.1 Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các nhà cung ứng.

Thị trường các yếu tốđầu vào có thểđược hiểu như là tập hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất hay buôn bán những sản phẩm mà công ty quan tâm. Như vậy, hoạt động tìm kiếm những nhà cung cấp hay những sản phẩm đầu vào sẽ bao gồm những sản phẩm mà công ty đang kinh doanh và sản phẩm mà công ty dự kiến kinh doanh.

Hoạt động nghiên cứu thị trường đầu vào thường được công ty tiến hành theo phương pháp quan sát. Đây là một phương pháp trực quan, chủ yếu dựa vào “cá nhân” người “quan sát”. Những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào được công ty cân nhắc, xem xét theo ý chủ quan của mình rồi đưa ra quyết định. Công ty thường tiến hành yêu cầu các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cung cấp cho một danh mục giá cả hàng hóa và tiến hành so sánh rồi lựa chọn. Hoặc công ty đánh giá các nhà cung cấp tốt nhất cho mình.

Ưu điểm của phương pháp này là nó mất ít thời gian, nhân lực và tiền bạc của công ty, nóđơn giản và tiến hành một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nó thiếu sự chính xác vì có thể theo chủ quan của công ty thì những nhà cung cấp này có những sản phẩm tốt vàổn định, nhưng với khách hàng thì có thể không đúng.

Một nghiên cứu được tiến hành quy mô và cẩn thận chắc chắn sẽ giúp công ty cóđược những yếu tốđầu vào hợp lý hơn. Nhưng với khả năng và nguồn lực tài chính của công ty TM&DV Thăng Thiênthì những gì mà công ty đã làm được là rất khả quan. Công ty đã tìm được những nhà sản xuất có uy tín vàđang từng bước thiết lập mối quan hệ tốt với họ như Intel, IBM, ... Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, không cóđiều gì là chắc chắn cả thì việc tiến hành tìm kiếm một danh mục các nhà cung cấp để công ty đạt được sự tối ưu trong các yếu tốđầu vào vẫn làđiều mà công ty cần phải làm ngay khi cóđiều kiện.

3.2 Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng ở công ty TM&DVThăng Thiên. Thăng Thiên.

Khách hàng của công ty TM&DV Thăng Thiênbao gồm tất cả cá nhân, tổ chức cư trú trên địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận, họ có nhu cầu và có khả năng thanh toán đối với những hàng hoá mà công ty kinh doanh.

Như vậy, xét về mặt địa lý thì thị trường tiêu thụ của công ty TM&DV Thăng Thiênnhỏ hơn thị trường cung ứng, nhưng về số lượng thì nó lại lớn hơn, và có nhiều diễn biến phức tạp hơn, đa dạng hơn, chịu nhiều tác động từ

phía môi trường hơn so với thị trường các yếu tốđầu vào. Đây là nơi mà nhu cầu trực tiếp phát sinh và nó sẽ làm nảy sinh nhu cầu thứ cấp để công ty tìm kiếm các yếu tốđầu vào.

Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra không được công ty tiến hành một cách quy mô và tổng thể, công ty không cóđược những mô tả tổng thể về thị trường mục tiêu. Công ty TM&DV Thăng Thiênthường tiến hành tìm kiếm thị trường dựa vào những quan sát vàđưa ra những kết luận dựa vào ý kiến của bản thân công ty.

Nói cách khác, những hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu ra được công ty tiến hành một cách thủ công và xác suất. Điều này có thểđược lý giải bởi hai nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất, là do trình độ nhận thức và kiến thức cũng như khả năng về nhân lực, tài chính không cho phép công ty tiến hành nghiên cứu có quy mô.

+ Thứ hai, điều đó có thể là không cần thiết bởi vì thị trường đầu ra dường nhưđãđược xác định sẵn và những khách hàng tiềm năng đã xuất hiện một cách khá rõ ràng.

Tuy nhiên, những mong muốn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, mua sắm và khả năng chi trả của khách hàng tiềm năng cũng như những khả năng biến đổi trong nhu cầu của họ nếu công ty có thể phán đoán được thìđó làđiều rất tốt, tránh cho công ty hoàn cảnh “ nước đến chân mới nhảy”, giúp công ty định hướng kinh doanh trong dài hạn. Hơn thế nữa, một nghiên cứu tốt sẽ giúp công ty mô tảđược tổng thể thị trường và sẽ phân ra được những đoạn thị trường khác nhau để trong ngắn hạn công ty có thể tập trung vào đoạn thị trường đó.

Mặc dù không có hoạt động nghiên cứu thị trường lớn nào được thực hiện nhưng những quan sát và quyết định của công ty TM&DV Thăng Thiênvề thị trường đầu ra trong hai năm qua cũng đã thu được nhiều thành công. Số lượng khách hàng vẫn đang tăng lên, doanh thu không có biểu hiện xấu.

4. Vấn đềđịnh vị của công ty TM&DV Thăng Thiên.

Định vị là vấn đề rất quan trọng không chỉđối với các sản phẩm, các công ty sản xuất hàng hoá hữu hình mà còn rất quan trọng đối với các công ty thương mại và dịch vụ. Định vị giúp cho doanh nghiệp xác định được một vị trí cụ thể trong tâm trí khách hàng, điều này đảm bảo cho họ cóđược những khách hàng trung thành, và tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Định vị làviệc xác định cho một hàng hoá, một công ty, một cá nhân hay một tổ chức một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng hay công chúng mục tiêu.

Định vịđược thực hiện thông qua các hành động, các quyết định, các chiến lược của cá nhân, tổ chức hay công ty với một mục tiêu là xác định được một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng hay công chúng mục tiêu. Như vậy định vị không phải là phải làm gìđó với sản phẩm hay với cá nhân, doanh nghiệp màđịnh vị là phải làm việc với tâm trí khách hàng.

Khi tiến hành định vị cần phải tiến hành nghiên cứu xem “mình” ởđâu, và phải chúý xem “mình muốn” ởđâu trong tâm trícông chúng.

Đối với công ty TM&DV Thăng Thiên, công ty cần phải định vị mình như một công ty kinh doanh những sản phẩm có chất lượng tốt, và luôn luôn giữđúng những cam kết với khách hàng và các đối tác. Đểđạt được điều đó công ty phải cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất, và phải thể hiện được điều này qua những hoạt động của công ty như trong các thư, tờ rơi quảng cáo chào hàng, … Trải qua hơn hai năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TM&DV Thăng Thiênđã tồn tại và phát triển trong môi trường có nhiều biến động và thay đổi, công ty đã phần nào khắc phục được những khó khăn trở ngại để vươn lên. Về doanh thu công ty đãđưa doanh thu của mình từ con số 0 lên con số 1.5 tỷđồng năm 2005, và 2.1 tỷđồng năm 2001, dự kiến trong năm 2006 doanh thu của công ty sẽđạt khoảng 3.2 tỷđồng. Về nhân lực, số nhân viên của công ty tăng từ 10 người khi mới thành lập lên 24 người vào cuối năm 2001 vàđa phần đều có trình độđại học hoặc cao đẳng. Lợi nhuận của công ty tăng

từ 102 triệu đồng năm 2005 lên 176.8 triệu đồng năm 2001. Công ty cũng đã từng bước khắc phục được những yếu kém trong việc tìm kiếm những nhà cung cấp và tìm kiếm khách hàng, cơ cấu nguồn cung ứng của công ty có nhiều biến chuyển tốt, công ty đã chuyển từ mua lại của các đối tác và nhà nhập khẩu sang mua hoặc làm đại lý cho các hãng sản xuất nổi tiếng. Về khách hàng, công ty TM&DV Thăng Thiênđã cóđược những mối quan hệ tốt với các bạn hàng, các khách hàng công nghiệp. Trong thời gian qua công ty đãđánh giá những mặt hàng nào mình kinh doanh có hiệu quả và mặt hàng nào thì kém hiệu quả hay không hiệu quả. Đã có những quyết định đúng đắn khi loại bỏ khỏi danh mục hàng hoá kinh doanh của mình những mặt hàng không có lãi, và tập trung nguồn lực cho những mặt hàng kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, như hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở Việt Nam công ty TM&DV Thăng Thiêncó cơ cấu tổ chức quản lý tập trung giám đốc đảm nhiệm hầu hết các chức năng trong công ty điều này có thể giúp cho giám đốc nắm bắt được những vấn đề của các bộ phận nhanh hơn nhưng cũng chính điều này lại làm cho giám đốc không còn thời gian để suy nghĩ về những chiến lược lâu dài cho công ty. Các hoạt động Marketing của công ty diễn ra chưa được tốt, hiệu quả chưa cao. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp cụ thểđể giúp công ty tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường có nhiều diễn biến phức tạp.

Chương III:ĐỀ XUẤTMỘTSỐGIẢIPHÁPMARKETINGNHẰMĐẨYMẠNHTIÊUTHỤ TẠICÔNGTY TM&DV THĂNG THIÊN.

1. Một số cơ sở của các giải pháp được đề xuất.

1.1. Những căn cứ từ bản thân công ty TM&DV Thăng Thiên.

Trước hết ta đề cập đến các yếu kém của bản thân công ty.

- Đó là những khó khăn về vốn: Với 600 triệu đồng vốn đăng ký và 1,5 tỷđồng vốn lưu động công ty TM&DV Thăng Thiênkhó có thể tiến hành một hoạt động nào đóđể giúp công ty tăng mạnh doanh số trong ngắn và dài hạn.

- Khả năng đổi mới hạ tầng công nghệ phục vụ cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh, hay đầu tư vào sản xuất kinh doanh một mặt hàng mới là rất khó.

- Những hạn chế về tầm nhìn chiến lược và các hoạt động marketing: Công ty chưa có những chiến lược lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của mình, và những hoạt động marketing chưa thực sựđược tiến hành hợp lý và do đó nó chưa đem lại hiệu quả tốt.

Như vậy, để giúp cho công ty tồn tại và phát triển ban lãnh đạo cần thiết phải đưa ra một mục tiêu chiến lược, một giải pháp cụ thể nào đó. Ngoài những yếu kém đó công ty TM&DV Thăng Thiêncòn có những thuận lợi và thế mạnh như:

- Công ty có sẵn một cở sở hạ tầng khá tốt về công nghệ, trang thiết bị như: máy tính, máy in, mạng nội bộ, vàđường truyền cho mạng internet đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại và nếu trong tương lai công ty không có sự thay đổi lớn nào về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh thì hạ tầng công nghệ này đủđểđáp ứng cho công việc kinh doanh của công ty.

- Đội ngũ nhân viên đa số có trình độ kỹ thuật và am hiểu về lĩnh vực mà công ty kinh doanh.

1.2 Những ảnh hưởng từ môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty TM&DV Thăng Thiêntrong những năm tới. 1.2.1 Từ phía môi trường chính trị pháp luật.

Hầu như không có trở ngại nào cho các cá nhân, tổ chức tiến hành những hoạt động kinh doanh mới, mà ngược lại Đảng và Chính phủ liên tục khuyến khích, mở rộng hành lang pháp lý cho các Công ty tham gia hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Luật pháp đang chúý vàđưa ra những điều luật giúp cho môi trường kinh doanh của đất nước ngày càng công bằng hơn, hợp lý hơn. Điều này được thể hiện bằng những việc mà Chính phủđã vàđang tiến hành như:

+ Xoá bỏđộc quyền đối với một số lĩnh vực mà trước đây làđộc quyền của một hay một số doanh nghiệp nhà nước như: Bưu chính-viễn thông, xăng dầu, …

+ Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, và bắt buộc các công ty này hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Việt nam làđất nước có môi trường chính trịđược các nhà kinh doanh trên thế giới đánh giá làổn định nhất hiện nay. Chủ trương mở cửa và tự do

thương mại của Nhà nước Việt Nam đang được nhiều nhàđầu tư trên thế giới ủng hộ và tham gia, những khoản đầu tư lớn không ngừng được đầu tư vào Việt Nam, nhất là sau sự kiện 11/9 năm 2001 tại Hoa kỳ, Việt Nam được đánh giá như là nơi đầu tư an toàn nhất trên thế giới.

1.2.2. Từ phía môi trường kinh tế.

Đất nước Việt nam đang phát triển, ngành công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông là mũi nhọn của sự phát triển. Với chủ trương "đi tắt đón đầu" việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào kinh doanh hầu như không còn sự cản trở. Ngoài ra, công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiêncòn phải đứng trước xu hướng phát triển chung của nền kinh tếđất nước và thế giới, đó là sự hội nhập các tổ chức kinh tế của Việt nam. Việt Nam đang trong tiến trình gia nhập AFTA, đang trên con đường thực thi hiệp định Thương mại Việt - Mĩ. Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hoá của các công ty, các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng rõ nét. Có rất nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ tụt hậu và nhiều khả năng bị tiêu diệt bởi sự cạnh tranh của các Công ty nước ngoài.

Như vậy, việc đưa ra những chiến lược, những giải pháp, hay việc ứng dụng một thành tựu khoa học nào đó vào công việc kinh doanh của công ty TM&DV Thăng Thiênkhông chỉ là giải pháp kinh doanh trước mắt mà nó sẽ là cách để tránh cho công ty khỏi sự tụt hậu và góp phần đảm bảo cho nó phát triển trong tương lai.

Các Công ty ngày càng bận rộn hơn với công việc kinh doanh và quản lý, con ngưòi phải làm việc nhiều hơn, họ cóít thời gian cho việc nghỉ ngơi giải trí. Thu nhập của con người ngày càng tăng, mức sống ngày càng được cải thiện do đó ngày càng có nhiều người muốn dành nhiều thời gian cho việc giải trí và chăm sóc gia đình, nhưng bên cạnh đó họ cũng muốn nâng cao thu nhập cũng như thăng tiến trong nghề nghiệp. Do đó, họ mong muốn được nâng cao năng suất lao động của họ, ngoài mục đích tiết kiệm chi phí thì năng suất lao động tăng cao họ sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và tăng thu nhập

cũng như tăng khả năng thăng tiến trong xã hội. Các Công ty bán hàng đang tìm mọi cách đểđưa hàng hóa của họđến khách hàng trong thời gian nhanh nhất với giá cả rẻ nhất mà họ có thể và họ cũng tìm cách để quan tâm tới khách hàng của mình hơn nữa.

1.2.3. Môi trường công nghệ

Các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ và hầu hết các trung gian thương mại luôn mong muốn tìm được cách thức để bao phủđược thật nhiều và thật kín thị trường. Việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ là một giải pháp hữu hiệu nhất. Công nghệ mới nào đó vừa ra đời thì gần như nóđược các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty TM&DV Thăng Thiên pptx (Trang 53 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w