Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn cho thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu LA-DOAN THI HAN (Trang 54 - 57)

3. Kết cấu luận án

2.3 Sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

2.3.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn cho thực hiện chương trình

chương trình

Để đánh giá cơng tác sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM, một số chỉ tiêu đánh giá định tính dựa vào kết quả khảo sát các nhóm đối tượng về cơng tác sử dụng nguồn lực tài chính được sử dụng như sau:

- Tính hợp lý, minh bạch trong sử dụng nguồn lực tài chính huy động được để thực hiện chương trình (theo đánh giá của các đối tượng khảo sát). Với các nguồn hỗ trợ từ NSNN sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng đối với các nguồn huy động từ các đối tượng bên ngồi cần phải cơng khai, minh bạch khi sử dụng để cộng đồng được biết. Khi các đối tượng biết rõ nguồn vốn họ đóng góp được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, cơng khai, minh bạch sẽ tạo lịng tin để tiếp tục đóng góp trong giai đoạn sau.

- Tiến độ thanh quyết tốn các nguồn vốn thực hiện các cơng trình theo đánh giá định tính của các đối tượng khảo sát. Việc thanh toán các nguồn thực hiện Chương trình, đặc biệt là đối với nguồn từ NSNN sẽ thúc đẩy các cơng trình nhanh được đưa vào hoạt động, mang lại lợi ích kịp thời cho người dân và các đối

tượng khác, đặc biệt các cơng trình hạ tầng địa phương, từ đó tạo lịng tin với các đối tượng và thu hút được sự tham gia để thực hiện các cơng trình tiếp theo từ họ.

- Số vốn bình qn sử dụng cho 1 tiêu chí đạt chuẩn. Chỉ tiêu này có thể dùng để đánh giá, so sánh giữa các địa phương, giữa các năm ở một địa phương và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng, hiệu lực quản lý các nguồn lực tài chính trong thực hiện chương trình XD NTM.

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

2.3.4.1 Tiến độ huy động các nguồn tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Qua q trình nghiên cứu và phân tích các nội dung trên địa bàn các tỉnh vùng TDMN phía Bắc cho thấy, các địa phương xây dựng cụ thể nhu cầu vốn hàng năm và phương án sử dụng các nguồn vốn đó, báo cáo về huyện và tỉnh. Tuy nhiên, tiến độ cấp vốn từ cấp trên cho các địa phương ảnh hưởng đến phân bổ cho các cơng trình, q trình thực hiện thi cơng kéo dài dẫn đến việc giải ngân vốn chưa triệt để, gây lãng phí vốn. Các địa phương, nếu chưa tập trung được vốn đối ứng ở các địa phương kịp thời sẽ gây tình trạng nợ đọng XDCB.

2.3.4.2 Trình độ quản lý vốn xây dựng cơ bản của cán bộ chuyên môn

Công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện, đặc biệt với các cơng trình trọng điểm, do vậy muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì địa phương phải có các cơ chế quản lý vốn một cách hợp lý. Điều này, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư ở mỗi địa phương. Những cán bộ có trình độ chun mơn tốt sẽ tham mưu được cho lãnh đạo các phương án sử dụng cũng như công tác giải ngân các nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phần cấp từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như cơng cuộc đầu tư nói chung.

Các thủ tục thanh tốn vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cơng tác sử dụng vốn, đặc biệt là trong khâu thanh toán vốn. Các thủ tục thanh tốn các cơng trình xây dựng khó thực hiện, rườm rà, nhiều loại chứng từ, nội dung các thủ tục chi tiết, cơng thêm với việc năng lực, trình độ cán bộ xã cịn nhiều hạn chế sẽ khó khăn cho q trình thực hiện, làm chậm q trình thanh tốn.

2.3.4.4 Chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát

Trong quá trình sử dụng nguồn vốn để thực hiện XDNTM, ngoài việc lập kế hoạch và tiến hành sử dụng vốn một cách phù hợp thì cơng tác giám sát kiểm tra các hoạt động đó là một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, đối với các nguồn vốn từ NSNN cấp phải được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc từ khi giao vốn đến rút vốn để sử dụng thông qua các cơ quan chuyên môn và các cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, giảm sát. Đối với các nguồn huy động ngoài ngân sách cần được giám sát để đảm bảo không sử dụng lãng phí, sai mục đích sử dụng,…vì vậy, cần có sự tham gia quản lý của các đối tượng đóng góp để đảm bảo nguồn vốn đó được sử dụng hiệu quả, minh bạch.

2.3.4.5 Các cơ chế, chính sách của Nhà nước

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, đây là nhân tố pháp lý và có ảnh hưởng trực tiếp. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách cơng nghiệp hố - hiện đại hố, các chính sách về ưu đãi (bao gồm cả đối với các nguồn vốn từ nước ngồi), chính sách thương mại, chính sách về thu hút đầu tư từ các nhóm đối tượng...Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án cao hay thấp. Nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất qn thì việc huy động nguồn lực tài chính thực hiện sẽ đạt kết quả mong đợi, sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao.

2.3.4.6 Sự tham gia của cộng đồng trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới Trong giai đoạn vừa qua, nhờ có sự tham gia giám sát của cộng đồng trong xây

dựng nông thôn mới mà nhiều địa phương đã triển khai khá thành công kế

hoạch thực hiện các hạng mục đầu tư, góp phần đảm bảo chất lượng và tiết kiệm kinh phí.

Sự tham gia của người dân trong XD NTM còn thể hiện ở hoạt động tham gia quản lý, vận hành các kết quả đầu tư để phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu LA-DOAN THI HAN (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w