Một số bài thuốc nam điều trị ho theo kinh nghiệm của nhân dân

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng cây thuốc nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường hương long - thành phố huế (Trang 29 - 46)

CỦA NHÂN DÂN PHƢỜNG HƢƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ

Bài 1: Chƣng cách thủy

- Lá húng chanh tươi 20g rửa sạch thái nhỏ - Đường phèn 20g

Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy; xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

Bài 2. Sắc uống

- Lá tía tô : 20g - Gừng tươi : 8g

- Lá hẹ : 12g

Thêm 600ml nước, sắc lấy 200ml.

Người lớn chia ra uống làm 2 lần; trẻ em tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

Bài 3. Phơi khô, sắc uống

- Dùng vỏ quýt phơi khô, sao lên 12 g - Cam thảo đất 8 g

- Gừng tươi 8 g

Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.

Bài 4. Vắt, lấy nƣớc cốt

Dùng rau tần dày lá (húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.

Bài 5. Sắc nƣớc uống

Sả tươi : 3 cây Vỏ quýt : 10g Gừng tươi : 3 lát

Tất cả sao vàng hạ thổ sắc nước uống trong ngày

Bài 6. Sắc nƣớc uống

Hạt cải củ : 1 thìa Hạt tía tô : 1 thìa Bạc hà : 10g Gừng : 3 lát

Tất cả sao vàng hạ thổ sắc nước uống

Bài 7. Ho nhiều đờm

Hạt tía tô : 8g Vỏ quýt : 4g Gừng tươi : 4g Rễ dâu : 8g Sắc uống ngày 1 thang

Bài 8. Ngậm tƣơi

Húng chanh : 5 lá Rẻ quạt : 1 lá

Muối : 1 thìa cà phê Tất cả giã nhỏ sau đó ngậm dần nhả bã

Bài 9. Sắc nƣớc uống

Me đất : 10g Cam thảo : 10g Gừng tươi : 3 lát

Tất cả sao vàng hạ thổ cho vào 3 bát nước sắc còn 1 bát uống trong ngày

Bài 10. Chữa ho do lạnh

Tía tô : 10g Húng chanh : 10g Sả : 10g Gừng : 8g

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ HO CỦA NHÂN DÂN PHƢỜNG HƢƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ

4.1.1.Tuổi và giới của đối tƣợng điều tra

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy trong số 355 đại diện cho hộ gia đình ở phường Hương Long được điều tra phỏng vấn có 83 nam và 272 nữ dùng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho. Độ tuổi 31 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 30,99%. Độ tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,27%.

4.1.2. Số hộ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế

Tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường Hương Long là 72,68% trong đó khu vực 1 có 55 người chiếm 67,07%, khu vực 2 có 69 người chiếm 75,00%, khu vực 3 có 54 người chiếm 60,00%, khu vực 4 có 80 người chiếm 87,91%. Tỷ lệ không sử dụng cây thuốc Nam là 27,32% (bảng 3.2 và biểu đồ 3.2).

Theo Hoàng Thị Huế, Nguyễn Thị Thủy [7], tỷ lệ sử dụng thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phường Phú Hậu - Thành phố Huế là 66,92%. Kết quả này so với nghiên cứu chúng tôi là không khác biệt ( p > 0,05 ).

Từ kết quả này cho thấy, số hộ hiểu biết và sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho được phổ biến tương đối rộng khắp trên địa bàn phường Hương Long. Qua đây cho thấy nhân dân phường Hương Long rất có kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc Nam để phòng và chữa bệnh. Những kinh nghiệm quý báu đó được cha ông truyền lại và đúc kết tích lũy trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu và kế thừa những kinh nghiệm đó.

Qua thực tế điều tra trên địa bàn phường, phương tiện giao thông đi lại khá thuận lợi, các hiệu thuốc tân dược khá nhiều thì việc sử dụng cây thuốc Nam đã nói lên rằng nhân dân phường Hương Long đã từng bước kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong phòng và chữa bệnh. Thiết nghĩ ở đây chắc hẳn có sự đóng góp của y tế địa phương và đội ngũ lương y tại địa bàn.

4.1.3. Liên quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn với việc sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long

Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam giữa các độ tuổi của nhân dân phường Hương Long khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó tỷ lệ sử dụng cây thuốc Nam ở độ tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 90,00%. Kế đó là độ tuổi 41 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 87,10%. Điều này càng chứng tỏ độ tuổi càng lớn càng tích tũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, không những biết sử dụng cây thuốc Nam để điều trị cho bản thân mình mà còn truyền lại cho con cháu sau này.

Với bảng 3.4 chúng ta thấy tỷ lệ sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho giữa nam (77,11%) và nữ (71,32%) ở phường Hương Long không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này chúng tỏ với người dân nơi đây, truyền thống sử dụng thuốc Nam để điều trị bệnh thông thường nói chung và điều trị ho nói riêng là cách lựa chọn đúng đắn của họ nên mọi người bất kỳ nam hay nữ ai cũng thường dùng thuốc Nam để điều trị khi bị bệnh.

Trong khi đó bảng 3.5 cho thấy những người làm nghề buôn bán và người lao động chân tay có tỷ lệ sử dụng thuốc Nam cao hơn những người làm nghề khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đề lý giải điều này theo chúng tôi là vì hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề nông, công việc đồng án theo thời vụ, tính chất công việc phải dãi nắng dầm mưa làm việc vất vả nên dễ mắc bệnh, mặt khác khi mắc các bệnh thông thường nói chung và ho nói riêng, người dân có thói quen sử dụng các cây thuốc có sẵn ở trong nhà mình hoặc ở địa phương mà theo kinh nghiệm họ thấy có hiệu quả lại ít tốn kém.

Qua bảng 3.6 cho thấy số người đại diện hộ gia đình được điều tra có trình độ học vấn từ tiểu học cho đến hơn trung học phổ thông. Tỷ lệ sử dụng thuốc Nam có tác dụng điều trị ho cao nhất là nhóm trình độ học vấn tiểu học chiếm 82,29%. Tỷ lệ sử dụng giữa các nhóm trình độ học vấn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4.1.4. Danh mục cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế

Qua bảng 3.7 cho thấy có 27 cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế sử dụng đó là: Bạc hà, Bông thọ, Cam thảo đất, Chanh, Cỏ mực, Củ cải, Dâu tằm, Diếp cá, Đinh lăng, Đu đủ, Gừng, Hành, Hẹ, Húng chanh, Đinh lăng, Me đất, Nén, Nghệ, Quýt, Rẻ quạt, Sả, Sài đất, Sò huyết, Thiên môn đông, Tía tô, Tỏi, Trầu.

Trong 27 cây thuốc Nam được khảo sát xếp vào 20 họ thực vật. Tất cả các cây thuốc này đều được định danh, phân loại và ghi nhận ở thư dược [10]. Đây là những cây thuốc kinh nghiệm quý báu dùng để điều trị ho từ ngàn xưa được đúc kết và lưu truyền cho tới ngày nay. Việc kế thừa và phát huy những cây thuốc quý, những bài thuốc hay là vô cùng cần thiết trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thực tế điều tra tại phường cho thấy thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, song song với sự phát triển đó, sự có mặt của các cây thuốc tự nhiên hay ươm trồng là rất phong phú. Các cây thuốc được nhân dân sử dụng phổ biến đó là Me đất, Nghệ, Đu đủ, Chanh, Ném, Cam thảo đất (bảng 3.8). Các cây thuốc ở đây đều gắn bó với ruộng vườn, ven đường đi trong thôn xóm, hiện diện cả bốn mùa quanh năm không đòi hỏi ươm trồng hay chăm sóc phức tạp. Do đó đáp ứng được nhu cầu điều trị cho nhân dân. Điều này nói lên tình hình dược liệu khá phong phú ở địa phương. Mặc dù vậy có một số cây có tỷ lệ sử dụng còn thấp như Cỏ mực, Kim ngân, Trầu, Bông thọ. Điều này có thể do nhân dân mới phát hiện tìm hiểu nên kinh nghiệm sử còn hạn chế ở

một số hộ gia đình. Qua đây chúng ta thấy được nhân dân phường Hương Long đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các cây thuốc Nam để điều trị ho.

Qua những kết quả mà chúng tôi điều tra được ở phường Hương Long so sánh với danh mục những cây thuốc Nam chữa 7 chứng bệnh thông thường theo kinh nghiệm của nhân dân xã Thủy Dương và nhân dân Thừa Thiên Huế [14], [15], chúng tôi nhận thấy đa số các cây thuốc Nam có sự trùng lặp nhau. Điều này chứng tỏ cây thuốc Nam điều trị ho mang tính rộng khắp trong nhân dân Thành phố Huế. Tuy nhiên vẫn có một số cây thuốc không trùng lặp, điều này có thể là do kinh nghiệm hoặc tập quán của mỗi người dân ở mỗi địa phương khác nhau.

Vì vậy để sử dụng các cây thuốc Nam một cách có hiệu quả và lưu truyền rộng khắp trong nhân dân thì phải sưu tầm, nghiên cứu các cây thuốc về tác dụng, cách sử dụng, chế biến phải có cơ sở khoa học, phải có sự đóng góp của các lương y nói riêng và của hệ thống y tế địa phương nói chung.

4.1.5. Cách sử dụng cây thuốc Nam điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế

Xét về bộ phận dùng của cây thuốc Nam điều trị ho qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.3 cho thấy nhân dân phường Hương Long sử dụng bộ phận dùng rất đa dạng và phong phú là toàn cây, cành lá, vỏ, rễ, củ, hoa, quả, hạt. Trong đó bộ phận dùng chủ yếu là toàn cây 9/27 cây chiếm tỷ lệ 33,33%; bộ phận dùng vỏ, rễ, củ 7/27 cây chiếm tỷ lệ 25,93%; bộ phận dùng hoa, quả, hạt 6/27 cây chiếm tỷ lệ 22,22%. Bộ phận dùng cành lá chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,52%.

Bảng 3.10 và biểu đồ 3.4 chúng ta thấy cách sử dụng thuốc Nam để điều trị ho chủ yếu là sắc tươi uống chiếm tỷ lệ 44,44%; có 7/27 cây được hấp, ngậm uống chiếm tỷ lệ 25,93%; phơi khô sắc uống 5/27 cây chiếm tỷ lệ 18,52% và 3/27 cây giã, vắt uống chiếm tỷ lệ 11,11%.

Như vậy bộ phận dùng chủ yếu là toàn cây, cách dùng chủ yếu là sắc uống và được dùng chủ yếu dưới dạng tươi, có một số ít dùng ở dạng khô. Nói chung bộ phận dùng này lúc nào cũng có sẵn quanh năm và đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh hàng ngày của nhân dân. Theo kinh nghiệm của nhân dân khi sử dụng thuốc Nam để điều trị ho thì thường sắc nước uống là chủ yếu vì đây là cách thức sử dụng đơn giản, dễ làm và quen thuộc với mọi người dân.

Tuy nhiên hầu hết các cây thuốc ở đây đều dùng ở dạng sắc tươi uống mà ít được dùng ở dạng phơi khô theo như tác giả Đỗ Tất Lợi. Đây cũng là điều dễ lý giải, dễ hiểu. Nó chứng tỏ rằng những dược liệu này rất dễ kiếm ở địa phương, cần lúc nào là có lúc đó. Thực tế khi điều tra cho thấy khi ốm đau nhân dân chỉ việc ra vườn, bờ rào, ven đường hái lá, bới rễ, nhổ cây là dùng ngay được mà hiệu quả vẫn rất tốt. Một mặt được thiên nhiên ưu đãi, nhân dân ít tốn công chăm sóc nhưng cây lá lại đâm chồi nảy lộc, tiếp tục kết trái và cứ thế lại có thuốc quanh năm. Khi bộ phận nào của cây thuốc có tác dụng tốt thì được nhân dân khai thác triệt để để phục vụ chăm sóc sức khỏe. Vì thế nhân dân địa phương không cần phải dự trữ dược liệu dưới dạng phơi khô.

Có một số cây vừa làm vị thuốc vừa làm rau ăn hàng ngày như Bạc hà, Diếp cá, Đu đủ, Tía tô, Hành… Một số cây dùng để làm gia vị như Nghệ, Gừng, Nén, Tỏi, Chanh… Qua đây cho chúng ta thấy rằng muôn vàng cây thuốc với nhiều tác dụng khác nhau có ở xung quanh ta. Vì vậy khi chúng ta sử dụng chúng để điều trị bệnh sẽ an toàn và hiệu quả.

Qua bảng 3.11 tra cứu đối chiếu về bộ phận dùng và cách sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường Hương Long - Thành phố Huế với “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [13] chúng tôi nhận thấy cách sử dụng cây thuốc Nam của nhân dân là phù hợp. Phần lớn các cây thuốc được nhân dân dùng dưới dạng sắc uống như Bạc hà, Cam thảo đất, Củ cải, Dâu tằm, Đinh lăng, Hành, Quýt, Rẻ quạt, Sò huyết, Thiên môn

đông, Tía tô. Phương pháp này cũng phù hợp với cách dùng của Đỗ Tất Lợi [13]. Một số cây thuốc như Bạc hà, Chanh, Diếp cá, Húng chanh, ngoài hấp lấy nước uống còn dùng ở dạng tươi để uống, phương pháp này cũng phù hợp với “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [13].

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nhân dân phường Hương Long rất có kinh nghiệm trong cách dùng và sử dụng cây thuốc Nam để điều trị ho. Đây cũng là một trong những thành công bước đầu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân mà ngành y tế quan tâm đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở.

4.1.6. Đặc điểm phân bố của cây thuốc Nam nhân dân phƣờng Hƣơng Long sử dụng điều trị ho

Trong số 27 cây thuốc Nam dùng điều trị ho có 20 cây được nhân dân trồng để làm thuốc chiếm 74,07%, có 4 cây trồng và mọc hoang chiếm 14,81%, có 3 cây mọc hoang chiếm 11,11% (bảng 3.12 và biểu đồ 3.5)

Thực tế điều tra cho thấy các cây thuốc được khảo sát điều tra là những cây thuốc thông thường hay gặp mọc quanh vườn, quanh nhà, được người dân dùng thường xuyên theo thói quen, dễ tìm kiếm khi cần dùng, đồng thời cũng dễ dàng phổ biến cho mọi người dân sử dụng. Kết hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả về tình hình sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh thông thường của nhân dân Thừa Thiên Huế nói chung và nhân dân phường Hương Long nói riêng [7], [14], [15]. Chúng ta có thể sơ bộ kết luận rằng với khí hậu, thổ nhưỡng hiện nay, Hương Long là một trong những phường có loài thực vật phong phú, đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loại thảo dược phát triển tự nhiên. Song trong những năm gần đây do vấn đề đô thị hóa ồ ạt đã làm cho diện tích đất trồng bị thu hẹp lại, số lượng cây thuốc mọc hoang không còn phổ biến nữa và điều dễ hiểu là những cây thuốc ươm trồng trong vườn nhà trở nên chủ yếu.

4.1.7. Lý do dùng cây thuốc Nam để điều trị ho của nhân dân phƣờng Hƣơng Long - Thành phố Huế

Bảng 3.13 cho thấy trong số những hộ sử dụng cây thuốc Nam có tác dụng điều trị ho, về lý do dùng thuốc, 68,45% số hộ trả lời vì thuốc có sẵn ở địa phương, trong khi đó số hộ trả lời dùng vì lý do khác chỉ chiếm 7,04%. Như vậy lý do thuốc có sẵn ở địa phương, rẻ tiền, ít tác dụng phụ, tiện lợi là yếu tố khiến người dân dễ chấp nhận nhất khi áp dụng một phương pháp điều trị. Việc phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam sẵn có của nhân dân phường Hương Long là thói quen cần phát huy, duy trì, thực hiện phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại nơi”, góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mặt khác điều này chứng tỏ trữ lượng thuốc ở địa phương khá phong phú, đa dạng. Đây là yếu

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng cây thuốc nam có tác dụng điều trị ho của nhân dân phường hương long - thành phố huế (Trang 29 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)