Các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 523 Thực trạng quản trị hoạt động marketing trong các Doanh nghiệp nhựa Việt Nam (Nhựa Hàng không) (Trang 30 - 33)

Công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng, do vậy mà với mỗi loại mặt hàng công ty lại có những đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, sản phẩm đó. Việc chỉ ra cụ thể đối thủ cạnh tranh của Công ty là tương đối phức tạp, bản thân nội tại công ty cũng chưa từng tiến hành làm báo cáo điều tra về các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng như việc điều tra tìm hiểu xem khách hàng của công ty mong muốn điều gì ở sản phẩm của công ty, cách thức phục vụ khách hàng, khả năng cam kết với khách hàng hay cả thị phần của công ty như thế nào. Có thể kết luận là Công ty CP SX&XNK Dệt may không có hiểu biết gì về đối thủ cạnh tranh của công ty, đó là một thiếu sót lớn của công ty, điều này có thể làm tổn hại đến kết quả kinh doanh, thị phần, uy tín thương hiệu của công ty trong thời gian tới.

Các hoạt động Marketing

a. Sản Phẩm:

Công ty tiến hành sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, và các sản phẩm của nghành dệt may; Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, lắp đặt các sảm phẩm cơ khí và

máy móc thiết bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ cho nghành dệt may, da giầy

Bên cạnh đó, công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu: hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải sản, thủ công mĩ nghệ; Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải; Các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; Sắt, thép, gỗ, máy móc thiệt bị, vật tư, nguyên liệu cho nghành sản xuất kinh doanh; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Vật liệu điện, điện tử, cao su, đồ nhựa; trang thiết bị bảo hộ lao động.

Công ty kinh doanh: Văn phòng phẩm, nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp, dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường, phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động thương mại, mua sản phẩm thiết bị với giá thấp và bán lại cho các doanh nghiệp khác để thu lợi nhuận. Bên cạnh hoạt động chính đó, công ty cũng có hai xưởng tiến hành sản xuất, 1 xưởng thiết kế thời trang và một xưởng sản xuất chỉ và xơ.

Các sản phẩm do công ty sản xuất chủ yếu là quần áo thời trang, quấn áo bảo hộ lao động, khăn bông, thảm. Các sản phẩm của công ty được phát triển theo dự án hoặc theo phương án kinh doanh của công ty.Hoạt động thiết kế sản phẩm do các nhà thiết kế và công nhân lành nghề của công ty tiến hành theo đơn hàng nhận được hay theo phương án kinh doanh. Công ty không có sự đầu tư tìm hiều thị hiếu người tiêu dung hay mong muốn của khách hàng về sản phẩm của mình. Công ty hoàn toàn bị động trong việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng.

b. Giá

Giá bán sản phẩm của công ty được hình thành:

Các chính sách về giá không được Công ty chủ động nghiên cứu, mức giá lên xuống của sản phẩm phụ thuộc vào việc biến động giá của các bộ phận cấu thành sản phẩm, chi phí để sản xuất sản phẩm, phân phối và trả chi phí cho người nhân viên bán hàng.

c. Phân Phối

Sản phẩm sau khi được sản xuất, cách thức đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dung chủ yểu thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của công ty. Một phần khác thì được kí gửi cho các cửa hàng bán sản phẩm thời trang tại Hà Nội và các tỉnh lân cận ( Cửa hàng quần áo 25 Bà Triệu, Cửa hàng Đức Giang, Cửa hàng Vũ Tuấn Anh, Cửa hàng Ngô Quyền).

Công ty sử dụng hình thức phân phối theo cấp, Công ty sản xuất giao cho cửa hàng (không qua bán buôn), từ cửa hàng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

d. Xúc Tiến

Công ty không có nhiều hình thức xúc tiến. Chủ yếu công ty giới thiêu sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng thông qua hội chợ triên lãm, sản phẩm tại cửa hàng của công ty, trang Web của công ty. Trong tháng 11/2008 vừa qua, công ty đã tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ngành Dệt may do Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ.

Trong triển lãm này, công ty đã chi ra 17.800.000 VNĐ cho công tác thuê mướn gian hàng, trả công trang trí gian hàng, trả công cho nhân viên bán hàng.

Công ty cũng tiến hành thuê quảng cáo cho sản phẩm của công ty, chi phí của chiến dịch quảng cáo này là 535.300 VNĐ

Những vấn đề Marketing mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Công ty đã dần từng bước có những hoạt động coi trọng Marketing, trong công tác thiết kế sản phẩm đã có nhiều đầu tư như: trang thiết bị hiện đại cho thiết kế thời trang, thuê đội ngũ những nhà thiết kế có trình độ cao.

Đã có những hoạt động cụ thể nhưng chưa lớn để đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng như tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

b. Hạn chế

Công ty chưa có chiến lược, kế hoạch Marketing cụ thể chi tiết như: tìm hiểu thị trường cả hiện tại lẫn trong tương lai, nhận biết nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu thị phần mà công ty đang có, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, khả năng tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, từ đó có những giải pháp Marketing cụ thể để công ty có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao thị phận, uy tín thương hiệu của công ty trên thị trường.

Những hoạt động xúc Marketing Mix của công ty còn nhiều hạn chế, hạn chế về quy mô, chi phí, .. do vậy mà kết quả đạt được của hoạt động Marketing của công ty là không đáng kể.

Việc tuyển chọn nhân viên bán hàng còn nhiều thiếu xót, nhân viên bán hàng không có khả năng thu hút khách hàng, cách giới thiệu sản phẩm còn sơ sài, vắn tắt. Do vậy mà hiệu suất bán hàng chưa cao

Cơ chế điều hành giá còn kém linh hoạt, thiếu những hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trước khi đưa ra mức giá sản phẩm.

Một phần của tài liệu 523 Thực trạng quản trị hoạt động marketing trong các Doanh nghiệp nhựa Việt Nam (Nhựa Hàng không) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w