II/ Giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN
2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
2.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên
thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điêù lệ hoạt động. Xoá bỏ bao
cấp đối với doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành,
vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển,
không phân biệt thành phần kinh tế. Ban hành luật cạnh tranh để bảo vệ và
khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh,
động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi
nhuận và cần tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng.Và đổi mới
chế độ kế toán , kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai
hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp
- - Về vốn:Doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinh doanh ; được chủ động sử lý các tài sản dư thừa,
vật tư, hàng hoá ứ đọng. Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phối và
trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. nhà nước có
chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính taì sản đó làm
ra theo hướng thực hiện hài hoà các lợi ích, phù hợp với đặc điểm của từng
ngành nghề, lĩmh vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư
phát triển .
- Về đầu tư: Tăng thêm quyền và trách nhiệm của DNNN trong quyết
định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.
- Về đổi mới, hiện đaị hoá công nghệ: Doanh nghiệp được áp dụng chế
độ ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu
quả thiết thực cho doanh nghiệp: chi phí này được hạch toán vào giá thành phẩm. nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi
mới công nghệ.
- Về lao động, tiền lương: Doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao
độngvà chịu trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao đddoanh nghiệp
mình tuyển dụng không có việc làm bằng các nguồn kinh phí của doanh
nghiệp; được tự chủ trong việc trả tiền lương và tiền thưởng trêmn cơ sở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: Doanh nghiệp chủ động lựa chọn và
bố trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển; cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh
nghiệp. nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng
cao trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Về thanh tra, kiểm tra: Hàng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán,
Các cơ quan quản lý nhà nước phải có chương trình thanh tra, kiểm tra định
kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.
2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích
Chuyển từ cơ chế cấp vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu
thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. nhà nước có chính sách ưu đãi
đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế. nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho DNNN hoạt động công ích. Thực hiện cơ chế quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà nhà nước giao hoặc đặt hàng. doanh nghiệp công ích cũng phải thực hiện hạch toán.
2.3 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được
Bổ sung cơ chế, chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu
lại DNNN. doanh nghiệp phải rà soát và xây dựng đúng định mức để xác định số lao động cần thiết. Lao đông dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc;
nếu không tìm được việc thì được nghỉ chế độ mất việc theo quy định của
Bộ luật lao động.
Xử lý nợ không thanh toán được: Chính phủ quy định biện pháp giải
quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toáncủa doanh
nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng, đồng thời có giải phảp để ngăn ngừa sự tái phát.
3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh
3.1 Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động
vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường...; có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế .
Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập trung
hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của
định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế
quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
3.2 Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty
nhà nước ,có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự
gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu
triển khai với sản xuất kinh doanh.
4. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN
Mục tiêu cổ phần hoá DNNN là nhằm: tạo ra loại hình doanh nghiệp có
nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu
quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển
sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động,
có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao
động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh
nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá DNNN không được biến thành tư nhân hoá DNNN.
Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu
đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Có
quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian
nhất định. Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động
trong doanh nghiệp để gắn bó người lao động với doanh nghiệp; dành một tỷ
lệ cổ phần thích hợp bán ra ngoài doanh nghiệp.
Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với
thị trường; nghiên cứu đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh
nghiệp, thí điểm đấu thầu bán cổ phiếu và bán cổ phiếu qua các định chế tài
chính trung gian. nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp đối với DNNN đã chuyển sang công ty cổ phần. Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với
các doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng ưu đãi hơn đối với những doanh
5. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN thể, phá sản DNNN
Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng, nhà
nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được, tuỳ thực tế của từng
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các
hình thức: giao, bán, khoán kinh doanh , cho thuê. Khuyến khích DNNN đã
giao, bán được chuyển thành công ty cổ phần của người lao động. Sáp nhập,
giải thể, phá sản những DNNN hoạt động không hiệu quả, nhưng không
thực hiện được các hình thức nói trên.
Sửa đổi, bổ sung luật phá sản doanh nghiệp theo hướng người quyết định
thành lập doanh nghiệp có quyền đề nghị tuyên bố phá sản. Đẩy mạnh tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động và toàn xã hội đối
với chủ trương cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN .
KẾT LUẬN
Tổng kết 15 năm đổi mới và xác định phương hướn, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ mới, đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo;
KTTN cùng với kinh tế tập thểngày càng trở thành nền tảng vững chắc”,
“KTNN phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất
quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. DNNN giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp
hành pháp luật”. Hội nghị trung ương lần này bàn và ra nghị quyết để thực
hiện nghị quyết đại hội đảng, bảo đảm DNNN có vị trí then chốt góp phần
chủ yếu để KTNN làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước
Qua ba chương vừa nêu trên, chúng ta có thể khẳng định được rằng:
Vai trò của DNNN là then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. DNNN vừa hỗ trợ các thành phần kinh tế khác
phát triển vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội. DNNN là cánh
cửa mở ra cho chúng ta nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mở ra một
triển vọng xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Do đó tiếp tục quá trình đổi mới DNNN ở nước ta là
một tất yếu khách quan trong thời kỳ hiện nay.
Dù đã rất cố gắng, song trong khuôn khổ tài liệu cũng như thời gian
và khả năng có hạn, đề án của em vẫn chưa thể giải quyết vấn đề một cách
triệt để và toàn diện. Tuy vậy, em vẫn mong thầy cô giáo xem xét và châm
chước cho bản đề án của em.Và em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy
Sinh viên
Vũ Thị Hương Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Văn kiện đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX
2- Đảng cộng sản : “Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3
khoá IX về đổi mới và phát triển DNNN”
3- Nông Đức Mạnh : “ việc sắp xếp, đổi mới DNNN phải hướng tới hiệu
quả cao để KTNN giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế nhiều thành phần”- Tạp chí cộng sản số 13 tháng 9/2001
4- PGS.TS. Ngô Quang Minh : “KTNN và quá trình đổi mới DNNN”-
NXB chính trị quốc gia năm 2001
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I / MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNNN...2
I/ Tính tất yếu khách quan...2
1. Định nghĩa về DNNN...2
2. Các bộ phận cấu thành của KTNN...2
3. Sự cần thiết phải củng cố và phát triển DNNN ...3
3.1 Sự cần thiết của DNNN ...3
3.2 Sự cần phải phát triển DNNN ...5
II/ Vai trò then chốt của DNNN ...11
CHƯƠNG II/ THỰC TRẠNG DNNN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...12
I/ Quá trình đổi mới DNNN ...12
1. Giai đoạn 1980-1986...12
2. Giai đoạn 1986-1990...13
3. Giai đoạn 1990 đến nay ...15
3.1 Đổi mới cơ chế quản lý DNNN ...15
3.2 Sắp xếp lại DNNN ...17
II/ Kết quả đạt được về quá trình đổi mới DNNN trong thời gian qua...20
1. Những thành tựu chủ yếu...20
2. Những yếu kém chủ yếu của các DNNN hiện nay...21
2.1 Về hiệu quả kinh doanh ...21
2.2 Về khả năng cạnh tranh...22
2.3 Về cơ cấu DNNN ...23
3. Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các DNNN ...23
3.1 Đầu tư sai...23
3.2 Tình trạng thiếu vốn phổ biến...24
3.3 Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu...25
3.4 Số lao động dư thừa đang rất lớn...25
3.5 Doanh nghiệp không được tự chủ về tài chính ...25
3.6 Không được tự chủ về nhân sự và tiền lương...25
3.8 Môi trường kinh doanh chưa hoàn chỉnh...26
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI DNNN TRONG THỜI GIAN TỚI...27
I/ Phương hướng đổi mới các DNNN trong thời gian qua ...27
II/ Giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN ...28
1. Định hướng sắp xếp, phát triển DNNN hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích ...28
1.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ...28
1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích...28
2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ...29
2.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ...29
2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích ...30
2.3 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được...31
3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các tổng công ty nhà nước; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ...31
4. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ...32
5. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN ...32
KẾT LUẬN ...33