Các biến quan sát

Một phần của tài liệu Trần thị minh thúy (Trang 51 - 59)

Các nhân tố Các biến

Năng lực tài chính

Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận

Tăng trưởng thị phần Hiệu quả sử dụng vốn

Năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý

Năng lực quản lý và điều hành

Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh

Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược

Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy Tiềm lực vơ hình (giá trị phi vật

chất của doanh nghiệp)

Khả năng nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

Khả năng nâng cao thương hiệu v ề sản phẩm dịch vụ trên thị trường

Trình độ trang thiết bị và công nghệ

Cơ sở hạ tầng mạng Năng lực mạng lưới

Khả năng ứng dụng khoa học công

nghệ vào cung cấp sản phẩm dịch vụ Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng

Năng lực Marketing Năng lực nâng cao chất lương sản phẩm

Chất lượng kết nối, đàm thoại Giá cả các dịch vụ

Năng lực mạng lưới phân phối và xúc tiến hỗn hợp

Hoạt động chăm sóc khách hàng

Chương trình truyền thơng và quảng cáo Chính sách q tặng, khuyến mãi đi kèm

Về cơ cấu tổ chức Độ linh hoạt trong tổ chức, đổi mới sản

xuất

Mức độ chun mơn hóa trong sản xuất

Nguồn nhân lực Chun mơn của nhân viên

Thái độ và năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên

Số lượng nhân viên Năng lực nghiên cứu và phát

triển(R&D)

Phương tiện và thiết bị dành cho R&D Nguồn nhân lực cho R&D

Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế

Khả năng liên doanh liên k ết hợp tác kinh doanh trong nước

Khả năng hợp tác quốc tế trong mở rộng thị trường

(Nguồn: Trần Thị Anh Thư, 2012)

B, Nguyễn Đức Tấn (2018), Luận văn với đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Fiber VNN tại viễn thơng Quảng Bình”. Trong đề tài, xem xét 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT, gồm: Cơ sở hạ tầng, công nghệ; Giá cả; Chất lượng dịch vụ; Dịch vụ giá trị gia tăng; Đội ngũ nhân viên; hệ thống phân phối; Uy tín thương hiệu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương

Dịch vụ giá trị gia tăng Chất lượng dịch vụ Giá cả Cơ sở hạ tầng, công nghệ Hệ thống phân phối Uy tín thương hiệu Năng lực cạnh tranh Đội ngũ nhân viên

pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô tả, kiểm định, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy bằng phần mềm SPSS. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp, vận dụng lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ và đảm bảo tính khoa học đối với các vấn đề luận văn đề cập.

Hình 1.3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Fiber VNN tại viễn thơng Quảng Bình

C, Theo Ngô Thị Tú (năm 2017), “Năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet cáp quang Fiber VNN của VNPT Thừa Thiên Huế”. Mơ hình đánh giá NLCT qua 6 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT: giá cước, uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ, hệ thống phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng, đội ngũ nhân viên. Qua đó, tác giả đã đưa ra được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber vnn của VNPT Thừa Thiên Huế

1.2.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Sau khi tham khảo các mơ hình trên, đặc biệt là mơ hình của Trần Thị Anh Thư(2012) tác giả đã lựa chọn mơ hình 8 yếu tố cấu thành NLCT để nghiên cứu cho đề tài của mình bao gồm: Năng lực tài chính; Năng lực tổ chức, quản lý; Tiềm lực vơ hình; Nguồn lực vật chất công nghệ; Năng lực Marketing; Cơ cấu tổ chức, sản xuất; Nguồn nhân lực; Năng lực nghiên cứu và phát triển(R&D).

Năng lực tài chính Năng lực tổ chức, quản lý Năng lực cạnh tranh Nguồn lực vật chất, công nghệ Năng lực marketing Nguồn nhân lực

Sau khi có mơ hình gồm 8 yếu tố, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính qua các bước thảo luận nhóm cùng với 2 chuyên gia và thảo luận riêng biệt với 3 khách hàng về các nhân tố cấu thành nên NLCT của Vinaphone TT Huế, từ ý kiến của các chuyên gia và những khách hàng thì tác giả đã loại đi 3 nhân tố còn giữ lại 5 nhân tố bao gồm: Năng lực tài chính; Năng lực tổ chức, quản lý; Nguồn lực vật chất công nghệ; Năng lực Marketing; Nguồn nhân lực. Lý do loại 3 nhân tố do 3 nhân tố đó nó chỉ phù hợp khi nghiên cứu về NLCT của cả tổng công ty VNPT trong điều kiện Việt Nam hội nhập, còn đối với riêng mạng di động Vinaphone thì nó lại khơng phù hợp. Từ đó mơ hình nghiên cứu sơ bộ như sau:

Hình 1.4: Mơ hình đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Vinaphone tại TT Huế

Nhân tố “Năng lực tài chính”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), năng lực tài chính của doanh nghiệp viễn thông là một trong những năng lực năng lực quan trọng nhất thể hiện năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động.”

Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh tốn, thể hiện quy mơ vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh. Nền tảng tài chính vững mạnh là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược phát triển trước mắt cũng lâu dài. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như: quy mơ vốn, khả năng thanh tốn và khả năng sinh lời,.. Tổng hợp của các yếu tố trên sẽ tạo nên một cách đánh giá hoàn chỉnh về năng lực của doanh nghiệp và do vậy để có một năng lực tài chính tốt thì phải phát triển tồn diện các yếu tố này để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Nhân tố “Năng lực tổ chức, quản lý”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là nhân tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thơng. Doanh nghiệp có năng lực tổ chức, quản lý tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ của mình. Bộ máy quản lý làm việc có hiệu quả thì các vấn đề xảy ra được giải quyết nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có thể thích nghi tốt với các thay đổi và đối mặt tốt với các khó khăn thách thức. Vì vậy, một doanh nghiệp có năng lực tổ chức quản lý tốt thì sẽ tăng năng lực cạnh tranh của so với các đối thủ trên thị trường. Năng lực tổ chức, quản lý được thể hiện qua các mặt sau: - Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết

để quản lí và điều hành, thực hiện các cơng việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp viễn thơng. Trình độ của đội ngũ này khơng chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà cịn thể hiện những kiến thức rơng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh

vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần có tính chun nghiệp, tầm nhìn xa trơng rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra. - Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ

chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhân tố “Nguồn lực vật chất, công nghệ”

- Theo Trần Thị Anh Thư(2012) và Nguyễn Đức Tấn(2018), Năng lực vật chất, công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết cơng nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn lực vật chất, cơng nghệ được thể hiện qua:

- Trình độ trang thiết bị cơng nghệ: Trang thiết bị hiện đại, ít sự cố, ít lỗi khi cung cấp dịch vụ sẽ làm cho khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ và nhờ vậy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của doanh nghiệp được nâng cao. - Khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ: Đổi mới cơng nghệ là một u cầu

mang tính chiến lược. Doanh nghiệp có khả năng đổi mới cơng nghệ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đổi mới công nghệ cũng sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Nhân tố “Nguồn nhân lực”

Theo Nguyễn Đức Tấn(2018), Ngô Thị Tú(2017), “Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của cơng ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại.” Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp viễn thông được hiểu là khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành cơng của doanh nghiệp trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các doanh nghiệp. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó khơng thể hình thành trong một thời gian ngắn. Chất lượng của nhân viên có được nhờ việc tuyển dụng được người có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí việc làm; doanh nghiệp có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp cũng như các chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân viên để họ có thể phát huy hết khả năng của mình trong doanh nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn. Vì vậy, hồn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững.

Nhân tố “Năng lực marketing”

Theo Trần Thị Anh Thư(2012), “Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện qua các thành phần sau:

- Chất lượng dịch vụ viễn thông di động của doanh nghiệp: Các sản phẩm của dịch vụ viễn thông di động cung cấp như hòa mạng, cuộc gọi…phải đáp ứng tốt như cầu khách hàng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ

- Tính đa dạng của dịch vụ: Các dịch vụ phải được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Khách hàng cần có nhiều sự lựa chọn dịch

vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.

- Chính sách giá cả và độ linh hoạt của giá cả: Bên cạnh việc cung cấp các gói dịch vụ có chất lượng và đang dạng, đáo ứng tốt nhu cầu khách hàng thì giá cả mà các dịch vụ này cung cấp cũng rất quan trọng trong việc quyết định năng lực Marketing của doanh nghiệp. Giá cả của các gói dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thơng di động cung cấp phải hợp lý và có tính cạnh tranh được với các đối thủ nếu như không muốn đối thủ cướp mất khách hàng khi họ cung cấp dịch vụ tương tự với giá rẻ hơn.

- Hoạt động truyền thông, quảng cáo bán hàng , khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, tham gia hội chợ triển lãm và quan hệ công chúng

- Độ bao phủ của kênh phân phối: Tuy là dịch vụ có tính vơ hình, sản phẩm khơng thể nhìn thấy nhưng các doanh nghiệp viễn thông di động cũng tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ và kết hợp với chăm sóc khách hàng như cửa hàng trực tiếp, đại lý phổ thông, điểm bán, công tác viên, tổng đài…

- Năng lực phân phối: Năng lực phân phối thể hiện khả năng phân phối tốt nhất các dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông đến với khách hàng. Nếu doanh nghiệp có năng lực phân phối tốt thì khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng: hoạt động bán hàng không chỉ dừng lại ngay sau khi khách hàng mua sản phẩm mà việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng cực kỳ quan trọng để có thể giữ chân khách hàng và tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Trần thị minh thúy (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w