Về cơ chế quản lý :
Nhà nước cần thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu điều để vừa dễ kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Nhà nước kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển và trên phạm vi cả nước nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý, trên cơ sở đó có thể dự kiến một phương thức quản lý tối ưu đối với ngành điều với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của từng địa phương có cây điều.
Hạt điều là một loại hàng hóa đặc thù, do vậy nên tổ chức qui mô vừa đa dạng vừa tập trung. Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, thu mua và thu gom nhưng cần tập trung xuất khẩu vào các đầu mối lớn, có như vậy mới tránh được tình trạng có q nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu, Nhà nước không kiểm soát được, đồng thời nâng cao chất lượng hạt điều xuất khẩu và tránh cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường hạt điều thế giới.
Chính sách về tài chính - tiền tệ:
Để hỗ trợ và khuyến khích người nơng dân tham gia trồng điều, Nhà nước cần miền thuế quyền sử dụng đất và thuế nơng nghiệp cho cây điều ít nhất là 7 năm kể từ khi bắt đầu trồng. Đối với vùng đất trống đồi trọc, trồng điều để giữ môi trường sinh thái là chủ yếu thì Nhà nước có thể miễn thuế 100%.
Nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa vì xuất khẩu hàng hóa để thu về ngoại tệ là điều không dễ dàng, cho nên Nhà nước cần điều chỉnh mức thuế quan và thuế nội địa sao cho phù hợp để hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời đánh thuế cao đối với những mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được
nhằm giúp các doanh nghiệp non trẻ trong nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu bằng giá cả.
Ngân hàng Trung Ương sẽ kiếm sốt tỷ giá nhằm duy trì mức dao động tỷ giá trong biên độ nhỏ, tránh những cú sốc lớn và đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể dự kiến được mức độ rủi ro về tỷ giá trong các hợp đồng bn bán với đối tác nước ngồi, nhất là đối với các hợp đồng trung và dài hạn của doanh nghiệp ngành điều.
Chính sách trợ cấp là một phần rất quan trọng trong chuỗi giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bất cứ sản phẩm nào, trong đó có sản phẩm hạt điều. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc thực hiện chính sách này cần chú ý tuân thủ các hiệp định, điều ước mà đất nước ta đã và sẽ ký kết để tránh những tranh chấp có thể phát sinh.
Các chính sách hỗ trợ khác:
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hạt điều, Nhà nước cần hồn thiện thêm một số chính sách khác để hỗ trợ cho ngành điều, cụ thể như:
- Chính sách ruộng đất: bao gồm việc quy định giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ trồng điều, chính sách thuế sử dụng ruộng đất hợp lý và ổn định đối với người trồng điều để họ có thể yên tâm sản xuất. Nên chăng Nhà nước miễn thuế sử dụng đất vì cây điều là cây lâu năm, lại được trồng chủ yếu ở các vùng đất bạc màu, ở các vùng sâu, vùng xa nơi tập trung các dân tộc ít người, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ mơi trường sinh thái... Kèm theo đó Nhà nước cũng cần ban hành một số chính sách có liên quan để bảo vệ, giữ gìn, ổn định đất trồng điều, tránh sự lấn át của các cây trồng khác, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
- Chính sách giá cả: cần được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người trồng điều và hiệu quả kinh tế, các tỉnh có trồng điều sau khi tham khảo ý kiến Ban vật giá Chính phủ cơng bố giá mua hạt điều thô tối thiểu (giá
sàn) ngay từ đầu vụ để hướng dẫn các cơ sở chế biến thu mua. Mặt khác, cần nghiên cứu để quy định giá trần, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ một số doanh nghiệp đẩy giá mua nguyên liệu quá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cả ngành, thiệt hại trực tiếp cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Giải pháp mở rộng quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:
Nhà nước cần tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường tham gia liên kết và xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau, từ các khối liên kết khu vực, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành đến hình thành các liên kết, quan hệ tốt với các thị trường lớn để được hưởng các ưu đãi đặc biệt. Đồng thời cũng cần thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế để nâng cao uy tín cho đất nước nói chung đồng thời cho các hàng hóa, sản phẩm Việt Nam nói riêng.
Nhà nước thơng qua các tổ chức sứ quán, thương vụ hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp thơng tin chun ngành vì hiện nay họ có rất ít thơng tin về ngành điều thế giới. Đồng thời, Chính phủ cũng cần phổ biến đầy đủ những thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ trong quan hệ giao dịch với các tổ chức mậu dịch mà Việt Nam đã tham gia (AFTA, APEC, WTO), với các khối thị trường chung hoặc với các quốc gia ta có ký hiệp định thương mại song phương.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thời gian vừa qua cũng như triển vọng thị trường hạt điều thế giới những năm sắp tới, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội tiềm năng cũng như thách thức cần tháo gỡ trong quá trình phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau đề tài nghiên cứu: “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam” đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của hạt điều Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Việt Nam tuy có lợi thế tiềm năng đối với sản xuất và chế biến hạt điều xuất khẩu có giá trị cao, xong để khai thác có hiệu quả địi hỏi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức- kỹ thuật, đặc biệt trong sự cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật các thơng tin phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng hạt điều xuất khẩu,... Từ đó nêu lên các biện pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Vấn đề khố luận đưa ra khơng phải là mới nhưng mong muốn góp phần tăng thêm những nhận định để chúng ta có thể đạt được một kết quả tốt hơn trong xuất khẩu hạt điều. Hy vọng rằng, Việt Nam với lợi thế của mình và định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng trong những năm tới sẽ thúc đẩy các sản phẩm nơng nghiệp của Việt Nam nói chung và hạt điều nói rieng khơng những phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng mà còn tạo nên “sức lan toả” mạnh mẽ của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.