Vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 40)

- Kỳ phiếu có mục đích Trái phiếu

3.1- Vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.

* Phát hành ký phiếu trung và dài hạn ( cả VND và USD):

Kỳ phiếu của BIDV là một loại giấy nhận nợ do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt , đáp ứng nhu cầu vốn cho

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hoặc để tài trợ cho các chương tình phát triển, dự án kinh tế. Căn cứ vào tình hình nguồn vốn và nhi cầu mở rộng tín dụng trong từng thời điểm màBIDV phát hành kỳ phiều bằng VND hoặc USD cũng như là kỳ phiếu ngắn hạn hay trung và dài hạn.

Kỳ phiếu trung và dài hạn (kỳ phiếu có mục đích) của BIDV là kỳ phiếu có thời hạn dài từ 1 đến 5 năm. Kỳ phiếu được phát hành theo mục đích cụ thể của Ngân hàng như tài trợ cho một dự án kinh tế với lãi suất tuỳ vào mỗi đợt phát hành.

Kỳ phiếu có mục đích của BIDV được phát hành theo từng đợt. Các chi nhánh muốn phát hành thì phải trình và được BIDV Trung ương cho phép, ấn định mức lãi suất và số lượng phát hành

Phương thức trả lãi cho người mua kỳ phiếu được BIDV áp dụng rất linh hoạt: Trả lãi sau cùng gốc , trả lãi trước, trả lãi định kỳ. Nếu là kỳ phiếu khơng ghi danh thì khơng áp dụng phương thức trả lãi định kỳ. Đến kỳ hạn lĩnh lãi mà chủ sở hưu khơng đến lĩnh lãi thì được BIDV giữ hộ và được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn ( không nhập lãi vào gốc) . Đối với số vốn gốc kỳ phiếu đến hạn mà chủ sở hữu chưa đến thanh toán, được BIDV giữ hộ hoặc chuyển sang tài khoản gửi cá nhân và được hưởng lãi suất tiết kiệm khơng kỳ hạn.

Phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, hấp dẫn người mua vì có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn và BIDV luôn chủ động trong việc bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn khi cần thiết. Theo bảng 5 ta thấy vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu có mục đích tăng tương đối ổn định. Nếu như năm 1998 doanh số chỉ đạt 1600 tỷ đồng thì năm 2000 đã lên tới 3500 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1998 và 40% năm 1999. Ngay cả trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì nguồn này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2000 chiếm 7% tổng nguồn vốn ( năm 1999 chiếm 6% và năm 2000 chiếm 5%). Tuy nhiên phát hành kỳ phiếu có mục đích là nghiệp vụ huy động vốn khơng mang tính thường xun. Do đó chưa đáp ứng tối đa nhu cầu mua kỳ phiếu của dân chúng. Hơn nữa, kỳ hạn trong cùng một đợt phát hành còn đơn điệu, chưa đa dạng. Nhưng về phía Ngân hàng, việc phát hành kỳ phiếu có mục đích là để tài trợ cho dự án cụ thể. Vì vậy nghiệp vụ này được coi là rất hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

* Phát hành trái phiếu trung và dài hạn ( cả VND và USD):

Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ do BIDV phát hành để huy động vốn. Trong đó BIDV cam kết trả lãi và gốc cho người mua ( hoặc người sở hữu) sau một thời

gian nhất định. Tờ trái phiếu do BIDV trung ương ấn hành theo mẫu quy định được NHNN duyệt. Trên tờ trái phiếu có xác định thời hạn trái phiếu, mệnh giá, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả lãi,... Về phía người mua, trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu.

Hiện nay ở nước ta, BIDV là Ngân hàng duy nhất có nghiệp vụ huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu. Trái phiếu của BIDV được phát hành theo đợt gắn với đầu tư cho một hoặc nhiều cơng trình, do BIDV trung ương trình Thống đốc NHNN về các nội dung phát hành. Sau khi được phép, BIDV trung ương sẽ phân bổ lượng trái phiếu đến các chi nhánh.

Trái phiếu BIDV là công cụ huy động vốn dài hạn thường có thời hạn trên 1 năm: 2 năm, 3 năm, 5 năm. Trái phiếu BIDV được phát hành dưới hình thức: ghi danh, vơ danh và gi sổ. Phương thức trả lãi trái phiếu được BIDV áp dụng khá linh hoạt. Trả lãi sau ( khi đáo hạn), trả lãi trước một năm hợc trả lãi từng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm căn cứ vào mức lãi ghi trên các phiếu lĩnh lãi kèm theo trái phiếu ( Coupon). Nếu đến hạn mà khách hàng chưa đến lĩnh lãi và gốc thì được BIDV giữ hộ ( không nhập lãi gốc) và được hưởng lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh BIDV nơi mua tại thời điểm đó, kể từ ngày đến hạn theo mệnh giá từ trái phiếu và số tiền lãi chưa lĩnh. Trái phiếu BIDV được chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu theo hướng dẫn của từng đợt phát hành. Nhìn chung với trái phiéu vơ danh thì được tự do chuyển nhượng.

Cũng như hầu hết các NHTM khác, hiện nay BIDV đã và đang mở rộng huy động vốn trung và dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu sinh lời của Ngân hàng. Đây là một bài tốn khó, bởi diễn biến lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng dễ gặp rủi ro lãi suất trong kinh doanh. Hơn nữa, các tầng lớp dân cư lại chưa sẵn sàng gửi tiền với kỳ hạn dài.

Tuy nhiên, BIDV là Ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển nên công tac huy động vốn trung và dài hạn đóng vai trị rất quan trọng và phải tiếp tục mở rộng quy mơ với chi phí hợp lý. Do vậy chính sách lãi suất ln được BIDV cân nhắc, tính tốn trước mỗi đợt phát hành trái phiếu. Nhìn chung, việc ấn định lãi suất của BIDV là khá hợp lý, luôn bám sát mặt bằng lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó các chính sách nhằm khuyến khích dân chúng mua trái phiếu cũng được đặc biệt quan tâm như: Marketing, Tư vấn,... Lần đầu tiên BIDV phát hành trái phiếu là năm 1994 với tổng mệnh giá 100 tỷ VND. Từ năm 1998 đến nay, nghiệp vụ này được đặc biệt chú trọng và không ngừng được cải tiến. Với khẩu hiệu “ Mua trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển là góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước” và “ Mua trái phiếu Ngân hàng Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư an tồn và hiệu quả”, trong ba năm

qua nguồn vốn huy động bằng trái phiếu đã có chuyển biến tích cực. Nếu như cuối năm 1998 doanh số huy động mới chỉ đạt 1200 tỷ đồng, chiếm 17,5% Vốn vay trung và dài hạn thì đến cuối năm 2000 doanh số huy động đã lên tới 4500 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 1999, chiếm 33,4% vốn vay trung và dài hạn và chiếm 9% tổng nguồn vốn của BIDV. Trong đó cơ cấu theo loại tiền ( VND và USD) cũng tăng có chiều hướng hợp lý hơn, tỷ trọng vốn huy động trái phiếu bằng USD ngày càng nâng cao.

Hình 6: cơ cấu trái phiếu theo loại tiền.

Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh, BIDV.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của BIDV trong 3 năm qua đạt kết quả cao là do nhiều nguyên nhân như: Được sự chỉ đạo của Chính phủ mà trực tiếp là NHNN; sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt của BIDV, chính sách lãi suất linh hoạt ( áp ụng hình thức lãi suất thả nổi theo nguyên tắc lãi suất năm đầu công bố ngay, lãi suất năm sau cao hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng và nếu người dân mua trái phiếu với kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao);...Trong đó phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên BIDV cũng góp phần khơng nhỏ, nhất là những cán bộ trực tiếp tại quầy huy động ln có thái độ văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn,... đã tạo nên ấn tượng tốt. Đặc biệt trong năm 2000, BIDV phát hành trái phiếu lần đầu tiên theo các tiêu chuẩn của trung tâm chứng khoán. Qua đó đã nâng cao tính tiện ích và thanh khoản của trái phiếu, mua một nơi, thanh toán ở nhiều nơi, niêm yết tại TTGD chứng khhoán,... hấp dẫn người mua trái phiếu hơn. Mệnh giá cũng ngày một hợp lý hơn. Nếu như đợt I năm 2000 chỉ có duy nhất 2 loại mệnh giá là 10 triệu đối với Trái phiếu VND và 1000 USD đối với Trái phiếu USD, thì đến đợt II năm 2000 đã có sự đa dạng hơn: Trái phiếu VND có hai loại mệnh giá là 5 triệu và 10 triệu, Trái phiếu USD có hai loại mệnh giá là 500 và 1000USD.

15%USD85%VND 85%VND 25%USD 75%VND 43%USD 57%VND

Ngoài sự đa dạng về mệnh giá trong Trái phiếu USD thì sự biến động theo chiều hướng tích cực trong cơ cấu theo loại tiền của trái phiếu còn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố: Xu hướng đơ la hố nền kinh tế trong giai đoạn từ 1998- 2000; do yếu tố chủ quan của BIDV muốn huy động USD để cho vay nhằm tránh rủi ro về tỷ giá. Hơn nữa, BIDV muốn có một tỷ nội tệ và ngoại tệ hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn nhất định.

Nghiệp vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của BIDV không những mang loại cho Ngân hàng một lượng vốn tương đối ổn định mà cịn góp phần vào việc thực hành tiết kiệm, huy động nội lực để xây dựng đất nước, tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, đồng thời cũng góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, kiềm chế lạm phát.

Tóm lại, vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu là

nghiệp vụ huy động vốn khá thành công mà BIDV đã áp dụng trong 3 năm qua. Tỷ trọng nguồn này trong vốn vay trung và dài hạn ngày càng cao: Năm 1998 là 40,8%, năm 1999 là 56% và năm 2000 là 57,4%. Kết quả được được đã phần nào khẳng định tính tự chủ của BIDV trong cơng tác huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc vào vốn do Chính phủ cấp, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương tiếp tục phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w