- Cơng trình nghiên cứu đã tổng quan các tài liệu liên quan, xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp và quy trình đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sơng Bé.
- Lưu vực sơng Bé có sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo CQ. Trên cơ sở phân tích sự phân hóa các yếu tố thành tạo CQ và lựa chọn hệ thống phân loại CQ phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu, cơng trình nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ cảnh quan lưu vực sông Bé tỷ lệ 1/250.000 gồm 7 cấp: 1 hệ CQ => 1 phụ hệ CQ => 3 lớp CQ => 6 phụ lớp CQ => 2 kiểu CQ => 3 phụ kiểu CQ => 71 loại CQ. Loại CQ được tác giả lựa chọn làm cấp cơ sở để đánh giá tiềm năng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Dựa vào nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng đất nơng – lâm nghiệp, cơng trình nghiên cứu đã lựa chọn 5 loại cây trồng phục vụ mục tiêu đánh giá, gồm: cây cao su, cây ca cao, cây bơ, cây bưởi và cây sao đen. Đồng thời, căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu đánh giá và kết hợp với khảo sát thực địa, cơng trình nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo loại đơn vị CQ, gồm 10 chỉ tiêu: độ cao tuyệt đối, độ dốc, loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, chỉ số pH, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa khơ.
24
- Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ đã xác định được tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ, đồng thời đã xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp cho các loại hình sử dụng đất ở lưu vực sơng Bé.
- Cơng trình nghiên cứu đã đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo ba bộ phận thượng, trung và hạ lưu lưu vực sông Bé với 5 nhóm chức năng: chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên; chức năng phòng hộ kết hợp khai thác kinh tế; chức năng phòng hộ và phục hồi tự nhiên; chức năng khai thác kinh tế; chức năng bảo tồn tự nhiên và khai thác kinh tế. Trong đó:
- Vùng thượng lưu có 3 nhóm chức năng cơ bản là phòng hộ và bảo tồn tự nhiên; chức năng phòng hộ kết hợp khai thác kinh tế; chức năng khai thác kinh tế.
- Vùng trung lưu có 2 nhóm chức năng cơ bản là phòng hộ và phục hồi tự nhiên; chức năng khai thác kinh tế.
- Vùng hạ lưu gồm 2 nhóm chức năng là khai thác kinh tế; chức năng bảo tồn tự nhiên và khai thác kinh tế.
Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho các sở, ban, ngành và người sử dụng đất có thể tham khảo, lựa chọn và vận dụng vào thực tế sản xuất nông - lâm nghiệp ở các địa phương thuộc lưu vực sông Bé.
2. Kiến nghị
- Lưu vực sơng Bé có diện tích lớn, nằm trên địa bàn của 4 tỉnh nên việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông – lâm nghiệp ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000 mang tính định hướng. Để có thể kiến nghị một cách cụ thể, cần nghiên cứu chi tiết ở tỷ lệ bản đồ lớn hơn nhằm tăng tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
- Một số chức năng của CQ chưa được nghiên cứu và làm rõ như chức năng thông tin, chức năng tự điều chỉnh,... Chức năng sản xuất của nhiều loại hình kinh tế khác như: quần cư, công nghiệp, dịch vụ, du lịch,... cũng cần được tiếp tục nghiên cứu để có đầy đủ cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lưu vực. Ngoài ra, cần lựa chọn thêm nhiều loại hình sử dụng để đưa vào đánh giá.
- Hướng tiếp cận đánh giá tổng hợp ĐKTN theo lưu vực sông là một hướng nghiên cứu mới. Vì vậy, cần tiếp tục triển khai áp dụng cho các lưu vực khác nhằm bổ sung và hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.