Phương pháp và quy trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân TT (Trang 28)

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.2. Phương pháp và quy trình thực nghiệm sư phạm

4.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TN các bước trong quy trình đã đề xuất ở Chương 3. Trước và sau khi dạy TN, chúng tôi kiểm tra năng lực đầu vào và đầu ra của lớp TN và lớp ĐC bằng bài kiểm tra 45 phút, lấy đó làm cơ sở dữ liệu so sánh với sự phát triển năng lực của HS trước và sau khi dạy TN. Các lớp ĐC được dạy theo giáo án truyền thống; các lớp TN được dạy theo giáo án được thiết kế có các HĐTN.

4.2.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm

4.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm 4.2.2.2. Giai đoạn triển khai thực nghiệm

4.2.3. Giai đoạn xử lí số liệu, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm vòng 1

Điểm trung bình đầu ra của lớp TN1 là 6.58 cao hơn đầu vào là 5.84, chênh lệch 0.74 điểm. Trị số tuyệt đối của Z kiểm định (Z=3.997) lớn hơn Z lí thuyết - Trị số Z tiêu chuẩn xác suất 0.05 hai chiều (Zlt=1.96). Giá trị P(Z<=z) two-tail = 6.42E-05 (0.000000642) nhỏ hơn giá trị P cho phép là 0.05 (P<0.05).

Trong phần phân tích phương sai (ANOVA) cho ta biết trị số kiểm định giả thuyết (F=15.97) lớn hơn trị số kiểm định tiêu chuẩn (F crit = 3.89).

Những kết quả trên khẳng định rằng sự khác biệt giữa các giá trị trung bình đầu vào và đầu ra của lớp TN1 là có ý nghĩa khoa học. Nghĩa là ở lớp TN1, điểm trung bình đầu ra cao hơn điểm trung bình đầu vào là do tác động của việc sử dụng nguyên tắc và quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học GDCD

Ngoài việc tiến hành TN với bài kiểm tra, chúng tơi cịn tiến hành đánh giá các hoạt động trong q trình học tập của HS thơng qua quan sát, sử dụng hệ thống phiếu đánh giá theo thang đo mức độ và rubrics để đánh giá theo tiêu chí cụ thể về sản phẩm và các hoạt động của các em.

Kết luận: Kết quả TN sư phạm vòng 1 về mặt định lượng cho thấy: Điểm kiểm tra đầu ra của HS lớp TN cao hơn điểm kiểm tra đầu ra của HS lớp ĐC. Tại lớp TN, điểm kiểm tra đầu ra cao hơn đầu vào, sự sai khác giữa các điểm trung bình và một số tham số cơ bản khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu khẳng định việc vận dụng sử

dụng nguyên tắc và quy trình tổ chức HĐTN qua dạy học GDCD có khả năng nâng cao kết quả học tập cho HS THCS.

Thực nghiệm vịng 2

Điểm trung bình đầu ra của lớp TN2 là 6.65 cao hơn đầu vào là 6.17, chênh lệch 0.48 điểm.Trị số tuyệt đối của Z kiểm định (Z=3.57) lớn hơn Z lí thuyết – Trị số Z tiêu chuẩn xác suất 0.05 hai chiều (Zlt=1.96). Giá trị P(Z<=z) two-tail = 0.010263 nhỏ hơn giá trị P cho phép là 0.05 (P<0.05).

Trong phần phân tích phương sai (ANOVA) cho ta biết trị số kiểm định giả thuyết (F=6.59) lớn hơn trị số kiểm định tiêu chuẩn (F crit = 3.9).

Những kết quả trên khẳng định rằng sự khác biệt giữa các giá trị trung bình đầu vào và đầu ra của lớp TN2 là có ý nghĩa khoa học. Nghĩa là ở lớp TN2, điểm trung bình đầu ra cao hơn điểm trung bình đầu vào là do tác động của việc sử dụng nguyên tắc và quy trình tổ chức HĐTN qua dạy học GDCD.

Ngồi ra, thơng qua quan sát q trình tham gia các hoạt động của HS được chúng tôi ghi chép, đánh giá qua hệ thống thang đo và phiếu đánh giá theo tiêu chí rubrics thu được kết quả. HS tập trung, chú ý học tập chiếm tỉ lệ cao ở phần lớn ở các hoạt động. Các em tích cực trong cơng tác chuẩn bị bài và tham gia phát biểu xây dựng bài. Hoạt động nhóm được tiến hành có hiệu quả bởi cơng tác phân chia nhiệm vụ và ý thức xây dựng, thảo luận cao. Sản phẩm hoạt động là những kịch bản ngắn do các em sắm vai để giải quyết tình huống được đặt ra mang lại những hiệu quả tốt. Thơng qua đó, đánh giá được những năng lực cụ thể của các em. Đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi thơng qua giải quyết các tình huống mơ phỏng

Kết luận Chương 4

TN sư phạm được thực hiện với 340 HS lớp 8 và lớp 6 trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019 tại hai trường THCS. Qua TN đã rút ra được các kết luận sau:

1. Nội dung, quy trình, nguyên tắc tổ chức HĐTN do luận án đề xuất đảm bảo phù hợp và khả thi khi triển khai áp dụng vào thực tiễn dạy học môn GDCD ở trường THCS.

2. Nguyên tắc và quy trình tổ chức HĐTN qua mơn GDCD đã đem lại những hiệu quả tích cực trong q trình dạy học. Chúng tơi đã lựa chọn lớp TN và ĐC có trình độ tương đương nhau. Sau TN, kết quả về hình thành các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu cần đạt được xác định trong kế hoạch dạy học dành cho HS các nhóm TN cao hơn các nhóm ĐC về điểm trung bình cộng và tỉ lệ xếp loại. Ở nhóm TN khơng cịn HS xếp loại yếu, kém. Tính bền vững về tri thức của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong bối

cảnh Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 ra đời với nhiều bước đột phá trong mục tiêu, nội dung môn học, việc đổi mới hình thức tổ chức và PPDH đáp ứng kịp thời sự thay đổi đó trở thành nhu cầu bức thiết.

Tổ chức HĐTN qua dạy học nói chung và qua dạy học mơn GDCD nói riêng là một trong những hướng đi tích cực, có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với sự thay đổi trong dạy và học của GV và HS. Từ đó, bắt kịp sự thay đổi của dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học.

1.2. HS cấp THCS đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân

cách mạnh mẽ. Đây là quãng thời gian mà các em có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lí. Để tạo sự cân đối trong tâm sinh lí và năng lực điều chỉnh hành vi của HS thì một trong những con đường tốt nhất chính là cho các em tham gia vào các HĐTN để các em được chiêm nghiệm, thể nghiệm bản thân. HS được tập, được sử dụng các phép thử trong hoạt động của mình. Qua đó, giúp các em dần điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực cũng như dần khẳng định giá trị bản thân.

1.3. Đề tài đã nghiên cứu các cơng trình liên quan đến HĐTN trong giáo dục

ở Việt Nam và quốc tế, lí luận dạy học và đổi mới trong dạy học nói chung và trong dạy học mơn GDCD nói riêng. Trên cơ sở đó, đề tài luận án tập hợp và phát triển hệ thống lí luận về tổ chức HĐTN qua dạy học mơn GDCD ở trường THCS. Việc phân tích cơ sở lí luận cũng cho thấy sự phù hợp của việc tổ chức các HĐTN qua dạy học môn GDCD, khả năng thúc đẩy tính hiệu quả trong q trình dạy - học của GV và HS. Đây là nền tảng quan trọng để tác giả xây dựng hệ thống nguyên tắc và quy trình cho việc tổ chức HĐTN qua dạy học bộ môn.

1.4. Từ điều tra thực tiễn về tổ chức HĐTN cho HS THCS qua dạy

học môn GDCD, chúng tôi thấy rằng: Việc dạy học môn GDCD cơ bản vẫn sử dụng các hình thức và PPDH truyền thống, chưa có nhiều đổi mới. GV và HS bước đầu đã có những hiểu biết về HĐTN cũng như mong muốn tổ chức HĐTN qua dạy học môn GDCD. Tuy nhiên, việc tiếp cận về tài liệu hướng dẫn, sự hỗ trợ về điều kiện dạy học còn rất hạn chế. Do đó, việc tổ chức các HĐTN qua dạy học môn GDCD ở trường THCS chưa được phổ biến. Việc tổ chức HĐTN chưa mang lại hiệu quả cao vì thiếu đi nguyên tắc và

quy trình tổ chức phù hợp. Việc khắc phục những hạn chế trên đây chính là nhiệm vụ trọng tâm mà luận án cần giải quyết.

1.5. Thơng qua việc phân tích về cơ sở lí luận và điều tra về thực trạng

của công tác tổ chức HĐTN qua dạy học môn GDCD ở trường THCS, đề tài luận án đề xuất nguyên tắc, nội dung, quy trình tổ chức các HĐTN qua dạy học môn GDCD ở trường THCS, cụ thể là: HĐTN trong dạy học môn học được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc với quy trình thực hiện gồm 4 bước lớn: GV thiết kế hoạt động; Chuẩn bị và huy động nguồn lực tham gia hoạt động; tiến hành tổ chức hoạt động và tổng kết đánh giá hoạt động. Đề tài luận án cũng đưa ra 6 phương pháp để tổ chức các HĐTN, đó là: thơng qua tình huống; thơng qua đóng vai; thực hiện các dự án cộng đồng; thông qua các trị chơi học tập; thơng qua dạy học tại thực địa; thông qua tranh luận, phản biện và bảo vệ ý kiến. Trên cơ sở nội dung chương trình mơn GDCD năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chúng tôi thiết kế các HĐTN dựa vào các quy trình đã nêu trên.

1.6. Từ kết quả TN sư phạm chúng tôi kết luận việc tổ chức HĐTN qua

dạy học mơn GDCD ở trường THCS có tính khoa học, tính khả thi và mang lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với GV

Khơng ngừng nỗ lực đổi mới hình thức, PPDH. Cần học hỏi và nâng cao trình độ chun mơn. Tiếp cận các tài liệu liên quan đến HĐTN, vận dụng linh hoạt vào trong dạy học môn học. Tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. Thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác giảng dạy với đồng nghiệp, nhà quản lí và trên các diễn đàn giáo dục.

2.2. Đối với các cấp quản lí

Cần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho GV về tổ chức HĐTN qua dạy học mơn học. Khuyến khích các trường tạo điều kiện để GV tổ chức HĐTN qua dạy học môn học cho HS.

Tập hợp chuyên gia, đầu tư biên soạn các tài liệu tham khảo cho GV về HĐTN. Hướng đến tạo môi trường học tập hứng thú cho HS.

trợ tối đa về CSVC để GV thực hiện tốt công tác giảng dạy. Kiểm tra, đốc thúc GV thực hiện dạy học thông qua HĐTN.

Nhà trường là cầu nối giữa GV và phụ huynh HS cũng như các lực lượng xã hội trong việc phối hợp tổ chức các HĐTN cho HS.

2.3. Đối với các trường đào tạo ngành sư phạm

Giảng dạy và đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế và tổ chức các HĐTN trong dạy học. Đề tài luận án là một trong những tài liệu tham khảo dành cho sinh viên chuyên ngành GDCD.

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Phi Hải (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở thông qua dạy học dự án.

Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội (số 9), tr. 77-84.

2. Hoàng Phi Hải (2019). Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thơng mới dưới ánh sáng của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam (số 20), tr. 75-79.

3. Hoàng Phi Hải (2020). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở thông qua dạy học tham quan thực địa. Tạp chí khoa học Đại học Huế (tập 129, số 6A), tr. 155-163.

4. Hoàng Phi Hải (2018). Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục Công dân cấp Trung học cơ sở. Tạp

chí khoa học quản lý giáo dục (số 4), tr. 105 – 111.

5. Hoàng Phi Hải (2019). Designing plan of experiential activities for pupils in the secondary schools of Viet Nam in civic education with the topic: learn about traditional Tet holidays of the southeast asia countries,

Proceedings of LSCAC International Conference, Huế, 2018 (tr. 1002-1014).

Indonesia: MNC Publishing.

6. Hoàng Phi Hải (2018). Thiết kế hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư

phạm toàn quốc lần thứ VII, Hà Nội, 2018 (tr. 445 – 449). Hà Nội: Nxb

Đại học Sư phạm

7. Hoàng Phi Hải (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Giáo dục Công dân 9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Giáo dục công dân ở trường trung học, Tp. Hồ Chí Minh, 2017, Huế: Nxb Đại học Huế.

8. Hoàng Phi Hải (2020). Giáo dục giá trị đạo đức trong dạy học môn Giáo dục Công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở với mơ hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb. Hội thảo khoa học cán bộ trẻ

các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII, Huế, 2018 (tr. 476 –

483). Huế: Nxb Đại học Huế.

9. Hoàng Phi Hải (2020). Tổ chức tìm hiểu nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Kỷ yếu Hội thảo

khoa học quốc gia giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thơng trong bối cảnh hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh, 2020 (tr.145 – 150). Huế:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân TT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)