*Trả thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương, là một trong những biện pháp khuyến khích người lao động tích cực và hoàn thành tốt công việc. Có nhiều hình thức thưởng nhưng thông thường người ta áp dụng các hình thức sau: thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, thưởng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, thưởng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật…
-Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất
Chỉ tiêu thưởng: thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và đảm bảo chỉ tiêu về số lượng, chủng loại , chất lượng sản phẩm…theo quy định.
Điều kiện thưởng: đảm bảo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Nguồn tiền thưởng: là bộ phận tiết kiệm được từ chi phí sản xuất gián tiếp cố định ( đó là những chi phí không thay đổi khi sản phẩm tăng lên). Chi phí sản xuất gián tiếp cố định tính cho từng đơn vị sản phẩm giảm đi, do đó thu được một bộ phận tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định.
-Thưởng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu:
Chỉ tiêu thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về tiết kiệm vật tư.
Điều kiện thưởng: tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn lao động. Làm tốt công tác
Collected
thống kê, hoạch toán số lượng và giá trị vật tư tiết kiệm được.
Nguồn tiền thưởng: được lấy từ nhiên , nguyên vật liệu tiết kiệm được tích một phần, phần còn lại dùng để hạ giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài các hình thức tiền thưởng trên còn có một số hình thức được áp dụng như: thưởng độ xuất, thưởng công ty…
* Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH)
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng lương thực tế phải trả công nhân trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bọ mất khả năng lao động, cụ thể:
-Trợ cấp nhân viên ốm đau, thai sản.
-Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. -Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
-Trợ cấp công nhân viên về khoản tiền tuất. -Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ BHXH để chi trả các trường hợp nghỉ hưu nghỉ mất sức lao động ở tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trức tiếp chi trả quỹ BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản…trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng (quý) doanh nghiệp phải thanh toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
* Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Collected
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thức tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
* Kinh phí công đoàn
Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thức tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
Toàn bộ kinh phí công đoàn trích một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Kinh phí công đoàn được trích lập để chi tiêu phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
1.3.6. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tiền lương tiền công của doanh nghịêp.
Xét theo yêu cầu của tổ chức tiền lương thì tiền lương và tiền công phải bảo đảm tái sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, tiền lương phải kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động.Tiền lương là thước đo sự cống hiến của người lao động. Vì vậy việc trả lương phải bảo đảm sự công bằng hợp lý giữa những người lao động, phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiệu. Để làm được việc đó thì các doanh nghiệp đều phải trả lương cho công nhân dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh
Collected
của mình và phải dựa vào các chính sách tiền lương và tiền công trong doanh nghiệp được đưa vào áp dụng trong doanh nghiệp. Tiếp đó người quản lý phải xem xét sự biến động, sự phản hồi từ phía những người hưởng lương, hưởng công của doanh nghiệp thì mới biết được hệ thống tiền lương và tiền công đó có hợp lý không, có thật sự thúc đẩy được người lao động làm việc đưa doanh nghiệp phát triển lên hay không.
Việc áp dụng các hình thức trả lương, trả công phải quán triệt nguyên tắc trả theo số lượng và chất lượng lao động, phải khuyến khích người lao động ra sức học hỏi nâng cao trình độ lành nghề. Vì vậy để khai thác được mọi khả năng phục vụ cho sản xuất và áp dụng đúng các hình thức trả lương trả công cũng như yêu cầu của hình thức thì cần phải hoàn thiện hình thức trả lương trả thưởng và quản lý lương sao cho thật tốt. Người quản lý phải luôn theo dõi tình hình làm việc của công nhân, năng suất lao động của người lao động tăng hay giảm, tinh thần làm việc ra sao, có những khiếu nại gì về lương hay không. Về các biểu hiện trên là tốt thì chính sách tiền lương đã có lợi cho người lao động. Ngược lại, nếu có biểu hiện chưa tốt thì buộc người quản lý phải rà soát lại quá trình thiết lập thang lương, bảng lương của Công ty mình. Xem lại quy trình xác định tiền lương cho mỗi công việc có thống nhất không, việc phân tích giá trị công việc có đầy đủ và chính xác không, tiền lương và giá trị công việc có gắn liền với nhau một cách đầy đủ không. Mỗi vị trí thang lương có dựa trên khả năng và kinh nghiệm của nhân viên hay không, mức lương có công bằng không, mức lương của công ty mình so với các công ty khác cùng ngành có chênh lệch quá hay không.
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc trả lương, trả công tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy nhà quản lý cần phải biết hệ thống tiền lương và tiền công của công ty mình có đáp ứng được nhu cầu của môi trường hiện tại hoặc kế hoạch tương lai của doanh nghiệp không, tổng quỹ lương là bao nhiêu, có công việc nào được trả lương quá cao hoặc
Collected
quá thấp không, công việc nào chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng quỹ lương và tốc độ tăng lương so với tốc độ tăng năng suất lao động ra sao.Việc trả lương xứng đáng cho người lao động sẽ khuyến khích họ làm việc, tạo niềm tin cho bản thân họ, làm cho họ hết lòng vì công việc, tạo điều kiện cho họ tự khẳng định năng lực cá nhân của mình. Mặt khác nó sẽ nâng cao uy tín, củng cố vị trí của công ty trên thương trường , giúp công ty tồn tại và phát triển vững chắc trong xã hội cạnh tranh đầy gay go và quyết liệt.
Collected
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TẠI CÔNG TY KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LA KHÊ
2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê đã được thành lập theo Quyết định số 629 QĐ/UB ngày 9/11/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây và được cấp đăng ký kinh doanh số 109696 ngày 17/12/1995 của Ủy ban Kế hoạch tỉnh Hà Tây.
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây, có nhiệm vụ chính là tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai và một phần thuộc các huyện, thị xã Hà Đông, Hoài Đức, Phú Xuyên.
Tên doanh nghiệp : Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê
Trụ sở chính : Xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
Từ năm 1963, hệ thống tưới trạm bơm La Khê được đưa vào hoạt động. Trước đây thành lập một trạm quản lý thủy nông liên huyện, tưới vụ xuân là chính, vụ mùa chỉ là hỗ trợ. Đầu tư kỹ thuật về chiều sâu còn rất hạn chế.
Do yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Trong những năm đầu của thập kỷ 70 hệ thống này đã được hoàn chỉnh. Quy mô, tổ chức sản xuất cũng được sắp xếp lại. Ngày 22/3/1997, UBHC tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 130 QĐ/UB thành lập Công ty Thủy nông La Khê trực thuộc Sở Thủy Lợi Hà Tây.
Do chuyển đổi cơ chế quản lý, năm 1981 công ty được chuyển về trực thuộc UBND huyện Thanh Oai, bàn giao một phần diện tích vùng Bắc huyện Ứng Hòa cho công ty thủy nông Ứng Hòa. Tháng 6/1993 theo quyết định của
Collected
UBND tỉnh Hà Tây (Số 227 QĐ/UB ngày 5/5/1993) công ty chuyển trở lại trực thuộc Sở Thủy lợi Hà Tây (nay là Sở NN và PTNT Hà Tây) cho đến nay.
Trong hơn 30 năm hoạt động, công ty đã phát triển không ngừng cả về cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ. Từ năm 1979 cho đến nay công ty đã được chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập.
Từ năm 1979 đến nay, công ty là đơn vị luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Thu nộp Ngân sách hàng năm kịp thời và đầy đủ. Các chế độ chính sách đối với người lao động được đảm bảo và nâng cao dần. Mọi người lao động trong công ty đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân cho một người lao động trong năm là 700.000đ/tháng.
Công ty đã được Bộ chủ quản, UBND tỉnh Hà Tây khen thưởng nhiều năm, được Sở chủ quản đánh giá là một đơn vị có phong trào hoạt động sản xuất khá, được Đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng hưởng lợi đánh giá là một đơn vị phục vụ tốt, có hiệu quả góp một phần quan trọng vào sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, là đơn vị kinh tế cơ sở trong nền kinh tế XHCN, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh tế độc lập.
Là Công ty KTCT thủy lợi liên huyện. Đặc thù của Công ty là hoạt động ngoài trời theo mùa vụ, gắn liền sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều yếu tố thời tiết thiên nhiên, nên Nhà nước phải cấp bù chi phí sản xuất đối với những năm thời tiết khó khăn bất khả kháng.
Hoạt động của Công ty theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT toàn diện cả về chuyên môn kỹ thuật, kinh tế, tổ chức... có quan hệ chặt chẽ với chính quyền các huyện, thị xã, các xã, các HTX và các đơn vị kinh tế trong hệ thống.
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ kỹ thuật và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và các yêu cầu
Collected
dùng nước khác. Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thủy lợi vào sản xuất. Bổ sung quy hoạch, xây dựng công trình theo yêu cầu phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của địa phương phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống.
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê có nhiệm vụ như điều 17 của Pháp lệ khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi quy định như sau:
- Điều hòa, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống, ưu tiên nước sinh hoạt, thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi, bồi thường thiệt hại theo quy định tại khỏan 6 điều 19 của Pháp lệnh này.
- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, duy trì bảo dưỡng vận hành bảo đảm an toàn công trình, kiểm tra sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ.
- Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, duy trì phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài.
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định, nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, lưu và trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi.
- Bảo vệ chất lượng nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, phòng chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra.
- Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình.
- Các quy định khác theo quy định của pháp luật.
Collected
2.1.3. Cơ cấu bộ máy của Công ty
Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi La Khê thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Đứng đầu Công ty là ban Giám đốc, dưới có các phòng chức năng làm bộ phận tham mưu cho ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành sản xuất. Quan hệ giữa các phòng ban, các phó giám đốc và giám đốc là quan hệ chỉ huy và phục tùng mệnh lệnh. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, ngoài công tác phụ trách chung, các mặt hoạt động quản lý kinh doanh giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát một số công tác của một số đơn vị.
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức quản lý cũng có chuyển biến cho thích hợp. Vấn đề tổ chức lại bộ máy quản lý được Công ty đặc biệt quan tâm thích ứng với tình hình mới, phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban là: * Ban Giám đốc:
- Giám đốc: là người có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc ủy quyền cho 2 phó Giám đốc chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động của công ty.