Đoiá thủ cạnh tranh nước ngồi:

Một phần của tài liệu 229994 (Trang 34 - 36)

HOẠT ĐỘNG MAEKETING TẠI CÔNG TY MAY NHÀ BÈ

3.1.3.1. Đoiá thủ cạnh tranh nước ngồi:

Hiện nay ngành may mặc Việt nam nói chung và Công ty May Nhà Bè nói riêng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với những nước có truyền

thống về may mặc, bắt buộc đấu tranh để tăng số lượng về chủng loại các mặt hàng trong hạn ngạch. Ngồi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nước ngồi mạnh nhất, ngành may mặc Việt nam trong đó có Công ty May Nhà Bè còn phải chạy đua với các đối thủ trong khối ASEAN và các nước Đông Bắc Á, thêm vào đó là hợp đồng gia công Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan,… làm trung gian nên các nhà sản xuất Việt nam lại phải tốn thêm một khoản phí đáng ra không phải có nếu như Việt nam tìm được đối tác.

Bảng 11: Nguồn nhập khẩu hàng dệt may ở Mỹ

Đvt: triệu USD Tên nước 2001 2002 2003 Mê hi cô 3490 4900 6906 Trung Quốc 4533 4982 4427 HongKong 3330 3388 4394 Đài Loan 2257 2326 2072 Hàn Quốc 1692 1893 2033 Canada 1650 1986 1469 Indonesia 1285 1530 1605 Ấn Độ 1202 1345 1488 Thái Lan 975 1142 1360 Malaysia 995 1096 979 Singapore 209 203 244 Campuchia 98 360 Lào 15 13 21

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ

Do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên ở phạm vi luận vặn này tôi chỉ trình bày đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Trung Quốc.

“Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đứng hàng thứ tư trên thế giới. Dân số đông trên 1,3 tỉ người và đông đảo các hoa kiều sống rải rác trên thế giới. Năm 1999, kinh tế nước này đã tăng trưởng 7,1% đạt tổng sản phẩm nội địa (GDP) 1.001 tỷ USD, tức 8.300 tỷ nhân dân tệ, nếu tính luôn Hồng Kông, GDP Trung Quốc lên tới 1.150 USD. GDP bình quân đầu người khoảng 400 USD. Kim ngạch xuất khẩu hiện chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế, đạt 195 tỷ USD. Như vậy Trung Quốc thặng dư mậu dịch 30 tỷ USD” (Thời báo kinh tế Sài Gòn 13-01-2002).

“Nhiều chuyên gia dự báo, ngành dệt may khổng lồ Trung Quốc sẽ tăng doanh số xuất khẩu hơn 4 làn hiện nay khoảng 60 tỷ USD từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (Thời báo kinh tế Sài Gòn 02-

03-2003). Ngày 15/11/1999 Trung Quốc ký hiệp định song phương với các

nước thành viên khác của WTO (Tạp chí dệt may số 15/4/2000). Đến nay thì “việc Trung Quốc và Đài Loan đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO đã tạo ra sức ép thực sự lên các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Một cuộc cạnh tranh giành thị phần chắc chắn sẽ diễn ra trong những năm tới trong đó ngành dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn vì Việt Nam chưa phải là thành viên WTO “ (Trích: Tạp chí TGF thời trang dệt may, số 1+2/2002, trang 5).

Bên cạnh đó, ngành may mặc Trung Quốc còn thêm lợi thế khác là quy mô sản xuất khổng lồ, với truyền thống công nghệ lâu đời và kỹ thuật viên giỏi. Trung Quốc chẳng những đã tiếp cận với công nghệ hiện đại mà còn có thể sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu với người tiêu dùng và giá cả rẻ hơn nhiều so với hàng may mặc Việt Nam. Chính vì điều đó mà sản phẩm may mặc Trung Quốc đã thu hút khách hàng đặt hàng trên tồn thế giới mà đặc biệt là vải vóc và quần áo Trung Quốc đã tràn ngập trên thị trường nội địa ta, từ các chợ miền quê đến thành thị, đâu đâu cũng đầy mặt hàng Trung Quốc với mẫu mã phong phú, giá cả cạnh tranh, thậm chí nhiều món hàng chất lượng khá nhưng bán lại rẻ đến mức không tưởng. Cạnh tranh với một đối thủ mạnh một cách tồn diện như vậy thật là khó khăn. Tuy nhiên, không phải là không có lối ra cho nhà sản xuất Việt Nam.

Một phần của tài liệu 229994 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w