Tình hình kho ngũ cốc

Một phần của tài liệu Luận văn : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ PHẨM VIÊN NÉN TỪ NHÂN HẠT NEEM (Azadirachta Indica A. Juss) LÊN NGÀI GẠO (Corcyra Cephalonica St.) part 1 ppsx (Trang 26 - 28)

2.6.1.1. Trên thế giới

Theo thống kê của liên hợp quốc, mỗi năm trung bình thiệt hại của thế giới về lƣơng thực chiếm từ 15 - 20 %, tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ nuôi đƣợc 200 triệu ngƣời trong một năm (Trần Minh Tâm, 2002)

Tổn thất trong kho ngũ cốc do rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm ba nhóm chính nhƣ sau:

* Yếu tố con ngƣời: sử dụng, vận chuyển, bảo quản. * Yếu tố phi sinh vật: khí hậu, thời tiết.

* Yếu tố sinh vật: tất cả những sinh vật có hại, sử dụng vật chất trong kho làm thức ăn, làm nơi cƣ trú và phát triển.

Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt của nông sản đƣợc biểu hiện ở hai dạng: hao hụt trọng lƣợng và chất lƣợng

* Hao hụt về trọng lƣợng: sự giảm trọng lƣợng ở sản phẩm khi bảo quản, xảy ra do hậu quả của các hiện tƣợng lý học (bốc hơi nƣớc, sự xáo trộn, vỡ nát khi vận chuyển sắp xếp, bảo quản), hiện tƣợng sinh học (hạt, củ, quả hô hấp thì vật chất khô sẽ mất đi, sự sinh sản của côn trùng có hại trong sản phẩm)

* Hao hụt về chất lƣợng: do những quá trình bất lợi nhƣ sự nảy mầm sớm, sự hô hấp và những biến đổi hoá sinh, tác động của vi sinh vật và côn trùng, sự hƣ hỏng do chuột, chim, sự xay xát cơ giới…

Tóm lại, sự hao hụt về trọng lƣợng và chất lƣợng là không thể tránh khỏi nhƣng sự hao hụt này không đƣợc vƣợt quá tiêu chuẩn quy định, do đó những biện pháp kỹ thuật của công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật bảo quản là nội dung chủ yếu trong chiến lƣợc phát triển nông thôn.

2.6.1.2. Tại Việt Nam

Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp nhiệt đới ẩm, quanh năm bốn mùa luôn có sản phẩm sau thu hoạch, do đó việc bảo quản sau thu hoạch là hết sức cần thiết. Điều này giúp đảm bảo thu nhập nâng cao đời sống nông dân cũng nhƣ phát triển nền kinh tế quốc dân, sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Theo Trần Minh Tâm (2002), tính trung bình đối với các loại hạt, tổn thất sau thu hoạch là 10 %, cây có củ 10 – 20 %, rau quả 10 – 30 %, hằng năm trung bình thiệt hại 15 %, tính ra hàng vạn tấn lƣơng thực bị bỏ đi.

Nƣớc ta là một nƣớc thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có hai mùa chính là mùa mƣa và mùa khô, do đó công tác bảo quản sau thu hoạch cũng chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố khí hậu (nhiệt độ và ẩm độ), đó là yếu tố ngoại cảnh mà có tác động thúc đẩy các hoạt động sống của hạt và các sản phẩm khác nhƣ quá trình hô hấp nảy mầm…đồng thời còn tạo điều kiện cho sự phát sinh phát triển của các sinh vật gây hại trong kho.

2.6.2. Các côn trùng gây hại trong kho nông sản và hậu quả.

Trong kho ngũ cốc có rất nhiều yếu tố gây hao hụt nông sản, trong đó côn trùng phá hại (thuộc nhóm sinh vật gây hại kho) là gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và nặng nề nhất, trong một thời gian ngắn chúng có thể sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng, phá hại một lƣợng vật chất gấp nhiều lần nhu cầu thực tế cần cho chúng dinh dƣỡng. Chúng có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt trong kho (nhiệt độ rất cao, ẩm độ thấp), một số có thể sống trong điều kiện ẩm độ của thức ăn khoảng 1 %.

Ở côn trùng phá hại kho có thể chia tuổi sinh thái thành ba mốc: tuổi trƣớc sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản. Tuổi trƣớc sinh sản thƣờng rất dài và là giai đoạn phá hại trực tiếp nghiêm trọng nhất. Khi xuất hiện hàng loạt các cá thể trƣởng thành cũng là lúc chúng hoàn thành một giai đoạn phá hoại nghiêm trọng nhất.

Theo FAO (Food and Agriculture Organization – Tổ chức lƣơng nông thế giới), hằng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên thế giới vào khoảng 10 %: 13 triệu tấn ngũ cốc bị mất do côn trùng và 13 triệu tấn bị mất giá trị. Thông thƣờng, các nƣớc nhiệt đới và bán nhiệt đới thiệt hại nặng hơn các nƣớc ôn đới (Bùi Công Hiển, 1995).

Tác hại do côn trùng kho gây ra biểu hiện ở việc:

* Làm bẩn vật chất bảo quản do chúng thải ra cặn bã nhƣ tơ, phân, xác ấu trùng, nhộng.

* Chúng là vật truyền nhiễm bệnh cho ngƣời và động vật nuôi. * Chúng mang các vi sinh vật kí sinh, nấm gây bệnh…

Tóm lại, sự mất mát do côn trùng kho gây ra cũng rất to lớn và đa dạng. Hậu quả: * Hao hụt trọng lƣợng, giảm chất lƣợng hàng hóa.

* Mất tiền chi phí giải quyết hậu quả. * Mất uy tín trong buôn bán.

* Mất hạt giống cho vụ mùa kế tiếp.

2.6.3. Sơ lƣợc về Ngài Gạo (Corcyra cephalonica St) 2.6.3.1. Ngài Gạo (Corcyra cephalonica St) 2.6.3.1. Ngài Gạo (Corcyra cephalonica St)

Theo Bùi Công Hiển (1995), ngài gạo là một trong những loài côn trùng phá hại kho nông sản. Ngài gạo có thân màu xám hay vàng nâu, mặt bụng pha màu đen. Cánh trƣớc màu xám đen và hẹp hơn cánh sau. Màu sắc từ giữa cánh trở vào gốc cánh thẩm hơn, rìa ngoài cánh có những chấm nhỏ. Cánh sau rộng có màu xám trắng. Đầu và ngực màu nâu nhạt, thông thƣờng con đực bé hơn con cái, cụ thể thân con đực dài 6 - 9 mm, còn con cái 7 - 11 mm, sải cánh con đực dài 14 - 18 mm, còn con cái 14 - 24 mm. Ấu trùng thƣờng tiết ra các sợi tơ để kết dính các hạt lại thành tổ để ăn hại.

2.6.3.2. Phân loại và hình thái

Ngài gạo thuộc:

- Họ Pyralidae (bộ ngài sáng). - Bộ Lepidoptera (bộ cánh vảy).

Ngài gạo có cánh khá rộng, phủ đầy vảy nhỏ và thon hình búp măng ở mút cánh. Nền cánh màu nâu nhạt với những đƣờng gân màu hơi tối. Lúc nghỉ ngơi, từ đầu cho đến mút cánh đo đƣợc 8 - 13 mm. Ngài cái có kích thƣớc to hơn ngài đực rất nhiều. Con cái có xúc tu dài và cong hƣớng xuống phía dƣới, trong khi xúc tu ở con đực thƣờng ngắn và khó thấy. Sâu non màu trắng với những lỗ thở ở mỗi đốt dày lên ở phía sau nhƣ hình lƣỡi liềm. Kén màu trắng và rất dai.

2.6.3.3. Tác Hại Của Ngài Gạo.

Là một trong số những côn trùng gây hại phổ biến đối với kho nông sản, đặc biệt là rất phổ biến ở vùng nam và đông nam Châu Á. Chúng thƣờng nhả tơ để kết dính các hạt nông sản và ẩn mình trong đó, làm cho nông sản bị đóng cục. Hàng hoá nhanh chóng bị giảm sản lƣợng và phẩm chất do bị nhiễm bẩn bởi tơ, bên cạnh đó cục nông sản đóng vón còn gây hƣ hỏng máy móc khi xay xát, và chi phí loại bỏ tạp chất nay cũng khá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ PHẨM VIÊN NÉN TỪ NHÂN HẠT NEEM (Azadirachta Indica A. Juss) LÊN NGÀI GẠO (Corcyra Cephalonica St.) part 1 ppsx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)