Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 29 - 30)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2. Khái quát về hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may

1.2.2.1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước

Xuất khẩu sản phẩm dệt may tạo nguồn thu nhập, tích luỹ cho Nhà nước một nguồn vốn ngoại tệ lớn cho việc nhập khẩu thiết bị sản xuất hiện đại, nguyên phụ liệu…để phát triển sản xuất phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất nước. Đồng thời cũng giúp cho mỗi doanh nghiệp có cơ sở để tự hiện đại hố sản xuất của mình. Khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may nước ta sẽ có một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cho việc nhập khẩu các mặt hàng mà chúng ta cần để đảm bảo cho sự phát triển cân đối, ổn định của nền kinh tế; giúp chúng ta khai thác tối đa tiềm năng của đất nước. Cụ thể, theo thống kê nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 46% năm 2001 lên 70% năm 2010. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2010 đã có 18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ15. Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành cơng nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 221 doanh

15 Lê Danh Vĩnh, Quan điểm và Định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kì 2011 đến 2020. Nguồn: http://www.moit.gov.vn/vsi_portlets/UserFiles/Docman/Upload/xuatnhapkhau

nghiệp, và tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình qn khoảng 15%/ năm16.

Ngồi ra, xuất khẩu hàng hố nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng được xem là một yếu tố để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế vì nó cho phép mở rộng quy mơ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, gây phản ứng dây truyền kéo theo một loạt các ngành khác có liên quan phát triển theo. Khi ngành dệt may đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thì sẽ buộc phải mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều nguyên liệu hơn để phục vụ cho ngành dệt và may, điều đó sẽ dẫn theo sự phát triển của các ngành có liên quan khác như ngành trồng bơng, sản xuất phân phân bón, dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu BC_TRAN VIET LONG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w