.Tác động của các chính sách ngành tới Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆN TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA KHỐI (Trang 32 - 33)

Các nhà sản xuất Việt Nam mong muốn tiếp cận thị trường EU phải nắm rõ quy định ngành của EU áp dụng với sản phẩm cụ thể mà họ định xuất khẩu. Quy định cụ thể áp dụng với một sản phẩm cụ thể qua tham khảo mục “Hàng xuất khẩu của tơi” trên website EU Export Helpdesk . Vì thường xun có thay đổi về mơi trường pháp lý, các nhà xuất khẩu phải kiểm tra thường xuyên xem những quy định này là gì.

Cơ chế thơng tin thường xuyên cho các bên về những thay đổi trong môi trường pháp lý thường được quy định trong các FTA. Ngoài ra, cơ chế cụ thể - như hiệp định về công nhận lẫn nhau đối với việc đánh giá sự phù hợp – nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các bên cũng thường quy định trong các FTA. Những ủy ban sẽ được thành lập và nhóm họp thường xuyên để thảo luận và giải quyết những vấn đề có thể cản trợ thương mại song phương. Mọi biện pháp này phải góp phần tạo thuận lợi để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận được thị trường EU.

4. KHÍA CẠNH PHÁT TRIỂN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHUNG CỦA EU MẠI CHUNG CỦA EU

Hỗ trợ các nước đang phát triển được hưởng lợi từ thị trường toàn cầu mở là một phần quan trọng trong chiến lược giảm nghèo toàn cầu dài hạn của EU, được thực hiện song song với việc giảm nợ và viện trợ phát triển chung. Như Hiệp ước Lisbon đã nêu, hỗ trợ nỗ lực của các nước đang phát triển nhằm xóa đói nghèo là mục tiêu chính của chính sách phát triển và là ưu tiên trong chính sách ngoại giao của EU vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chính sách phát triển cũng giúp giải quyết những thách thức tồn cầu khác và đóng góp vào Chiến lược tới năm 2020 của EU. Tăng thương mại và đầu tư là phần then chốt của chiến lược này. Thương mại có thể tạo ra sự khác biệt trên nhiều khía cạnh của phát triển, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, trao quyền cho phụ nữ, biến đổi khí hậy và phát triển bền vững.

Dựa trên số liệu năm 2011, EU cùng với các nước thành viên khẳng định vị trí của mình là bên cung cấp viện trợ cho thương mại (AfT) lớn nhất trên thế giới, chiếm 32% tổng AfT toàn cầu với giá trị cam kết là 9.5 tỷ EUR. Châu Á là bên nhận hỗ trợ lớn thứ hai, sau châu Phi.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆN TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA KHỐI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w