Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh minh tiến (Trang 32 - 67)

1.1 .Vốn kinhdoanh của doanh nghiệp

1.1.3 .Phân loại vốn kinh doanh

2.2. Thực trạng về vốn và tình hình sử dụng vốn tại cơngty TNHH Minh Tiến

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

I Chỉ tiêu về tính ổn định

1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,25 0,92 1,038 1,22

1.2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,73 0,58 0,65 0,62

1.3 Hệ số nợ so với vốn CSH lần 2,24 4,463 4,143 3,46

1.4 Hệ số nợ so với tài sản % 69 81,65 80,55 78,3

1.5 Hệ số tự tài trợ % 31 18,35 19,45 22

1.6 Hệ số trang trải lãi vay lần 1,48

II Chỉ tiêu về sức tăng trưởng

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 26 (41) (13,97) 88,64

2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận % (51) (279) 39,76

III Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động

3.1 Hệ số vòng quay tổng TS lần 3,26 2,046 2,05 3,66

3.2 Thời gian dự trữ hàng TK ngày 37 63 70 43,60

3.4 Thời gian thanh tốn cơng nợ Ngày 35,52 34,69 IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 4,5 3 3,934 4,0

4.2 Hệ số lãi ròng % 0,3 (1,184) (1,0) 0,8

4.3 Suất sinh lời của tài sản (ROA)

% 1 (2,55) (2,009) 2,5

4.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

% 3,6 (8,327) (7,797) 11,6

Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty các năm 2010-2013

Ghi chú: - Các chỉ tiêu về tính ổn định được tính tốn sau khi đã loại trừ tài sản kém chất lượng.

- Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời được tính tốn trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng tài sản và nguồn vốn.

- Kỳ thu tiền bình qn chỉ tính cho nợ phải thu khách hàng

a, Các chỉ tiêu về tính ổn định

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2013 là 1,22 lần tăng so với năm 2012 nhưng không nhiều. Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn nói chung, đồng thời khơng thừa tiền nhàn rỗi. Thực tế, trong hai quý đầu năm 2013, do vốn lưu động ln chuyển chậm nên cơng ty chậm thanh tốn nợ với ngân hàng ở một số khoản vay nhưng công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh tốn nợ của mình, khơng để phát sinh nợ q hạn. Từ tháng 8/2013, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2013 phát triển theo chiều hướng tốt.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2013, hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,12 lần so với đầu năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%). Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếp nhau.

+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2012 là 4,143 lần (giảm: 0,32 so với năm 2011); năm 2013 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2012). Hệ số này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của cơng ty khơng cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. So với chỉ số bình quân ngành (cùng quy mơ) thì hệ số này của cơng ty ở mức tương đối cao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

+ Hệ số tự tài trợ năm 2013 là: 22%, năm 2012 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu). Từ thực trạng tài chính các DN Nhà nước hiện nay thì hệ số trên tương đối an tồn đối với Ngân hàng cấp vốn. Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính khá. Như vậy hệ số tự tài trợ của Công ty chưa thật cao. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn.

+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2012 không thật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 3.255 triệu đồng. Năm 2013, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm 2012. Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.

b, Chỉ tiêu về tăng trưởng

+ Doanh thu năm 2012 đạt 331.602 triệu đồng, tiếp tục giảm 53.853 triệu đồng (13,97%) so với năm 2011. Doanh thu thực hiện năm 2012 đạt 60% kế hoạch năm 2012 và đạt 82% so với thực hiện năm 2011. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bán ra năm 2012: 37.932 tấn, trong đó: bán hàng tồn kho cũ năm 2011 chuyển sang 6.329 tấn, và bán hàng mua mới là: 31.603 tấn (chiếm 83,31% tổng lượng hàng tiêu thụ). Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao và do không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá phân bón tăng cao. Doanh thu năm 2013 đạt 625.520 triệu đồng, tăng 293.919 triệu đồng so với năm 2012 và đạt 120% kế hoặch năm 2013. Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng. Doanh thu bị

giảm trừ 276 triệu đồng do hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%)

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2012 lỗ 3.255 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao năm 2011 nhưng không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá phân bón tăng cao (Thực tế, thị trường phân bón năm 2012 khá ổn định). Sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 5.210 triệu đồng. Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợi nhuận sau thuế cịn 1.955 triệu đồng. Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phí lãi vay chưa phân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kiểmtốn…), đặc biệt là chi phí dự phịng phải thu khó địi (nếu trích lập đầy đủ) thì kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều.

Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2010-2013 là một giai đoạn quan trọng trong q trình phát triển của Cơng ty. Năm 2011-2012, Cơng ty đã gặp khơng ít những khó khăn về cả mặt quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nỗ lực không nhỏ, Cơng ty đã từng bước tìm được cho mình hướng đi ổn định và phát triển. Năm 2013, Công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Số lỗ luỹ kế từ những năm trước đã được bù đắp hết và vẫn có lãi. Tuy nhiên, để đánh giá xác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Cơng ty TNHH Minh Tiến, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụ thể.

c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2013 có chiều hướng tốt hơn năm 2012 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sản năm 2013 là 3,66 vòng/năm; năm 2012 là 2,05 vòng/năm. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành.

- Hàng tồn kho năm 2012 giảm 28.598 triệu đồng (37,82%) so với thời điểm 31/12/2011. Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 6.329 tấn hàng tồn kho cũ năm 2011 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đó huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ: 4.551 tấn (chiếm 72% lượng hàng tồn kho cũ năm 2011 và chiếm 12% tổng lượng hàng bán ra năm 2012). Kết quả hoạt động kinh doanh

năm 2012 lỗ 3.255 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụ lượng hàng tồn kho cũ năm 2011 (lượng hàng tồn kho cũ có giá vốn cao chiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng ở một số thời điểm giá phân bón tăng cao. Như vậy, lượng hàng cũ năm 2011 còn tồn đến 31/12/2012 là: 1.947 tấn (chiếm 36,29% lượng hàng tồn kho năm 2012), trong đó hàng tồn kho có giá vốn cao gây lỗ là: 1.363 tấn, trị giá ước tính khoảng: 11.855 triệu đồng. Hàng tồn kho giảm là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho cũ năm 2011, tuy nhiên lượng hàng cũ năm 2011 còn tồn đến 31/12/2012 vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong hàng tồn kho, đồng thời thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2012 tăng 7 ngày so với năm 2011 lại chỉ ra công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt, vốn sử dụng chưa thật hiệu quả, điều này trực tiếp làm giảm dòng tiền do vốn kém hoạt động, giảm vòng quay vốn lưu động, làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời. Lượng hàng mua vào trong năm được tiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt, nhưng nó cũng cho thấy cơng ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thể lượng hàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc không đạt được kế hoạch về doanh thu, vòng quay hàng tồn kho năm 2012: 5,1 vịng cao hơn so với mức bình qn tối ưu của ngành.

- Các khoản phải thu năm 2012 giảm mạnh: 29.696 triệu đồng (33,19%); trong đó phải thu khách hàng giảm: 31.368 triệu đồng (39,77%) so với năm 2011. Năm 2012, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị các khoản phải thu: 79,50%. Tốc độ giảm của phải thu khách hàng cao hơn tốc độ giảm của doanh thu chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi nợ của doanh nghiệp năm 2012 tốt hơn năm 2011. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp

Năm 2013, các khoản phải thu tăng 14.399 triệu đồng (25,8%) so với năm 2012, trong đó phải thu khách hàng tăng 14.781 triệu đồng (26,83%). Tốc độ tăng doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2013 (37 ngày) giảm 6 ngày so với năm 2012 và

giảm 33 ngày so với năm 2011 chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi công nợ của công ty năm tốt hơn các năm trước.

Việc sử dụng vốn kinh doanh năm 2013 có chiều hướng tốt hơn năm 2012. Tuy nhiên, ln chuyển hàng hố và tiền tệ chậm, cơng tác quản lý hàng tồn kho, phải thu và thu hồi nợ năm 2013 chưa thật tốt (vẫn phát sinh nợ quá hạn, hàng bán bị trả lại).

d, Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Hoạt động kinh doanh năm 2012 lỗ 3.255 triệu đồng, doanh thu giảm nên các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm. Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu lần lượt là: 0,8%; 2,5%; 11,6%. Như vậy, mặc dù các chỉ tiên về khả năng sinh lời cao hơn 2012 nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh nói chung và vốn chủ sở hữu nói tiêng vẫn ở mức thấp.

2.2.3. Thực trạng quản lý vốn của công ty

2.2.3.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

* Về cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty các năm 2010-2013

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Giá trị (Tr đ) Tỷ trọn g Giá trị (Tr đ) Tỷ trọn g Giá trị (Tr đ) Tỷ trọn g Giá trị (Tr đ) Tỷ trọn g A NGUỒN VỐN 127.365 69 147.490 77 89.807 68 162.875 78 I Nợ phải trả 127.365 100 147.490 100 89.807 100 159.720 98 1 Vay và nợ ngắn hạn 91.210 72 121.325 82 58.803 65 102.838 64 2 Phải trả cho người bán 18.395 14 13.592 9 21.270 24 35.323 22 3 Người mua trả tiền trước 432 0 245 0 541 1 13.773 9 4

Thuế và các khoản phải

nộp NN 597 0 1.878 1 1.384 2 13 0

5 Phải trả công nhân viên 2.434 2 177 0 735 1 2.996 2

6 Chi phí phải trả 179 0 430 0 105 0 435 0

7

Phải trả cho các đơn vị

9

Các khoản phải trả phải

nộp khác 188 0 8.064 5 6.970 8 4.344 3 II Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 3.155 2 4 Vay và nợ dài hạn 3.070 97 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 86 3 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 56.822 31 45,000 23 41.745 32 47.130 22 I Vốn chủ sở hữu 56.822 100 45,000 100 41.745 100 46.955 100 1

Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 60.587 107 45.000 100 45.000 108 45.000 96

9

Lợi nhuận chưa phân

phối -3.766 -7 -3.255 -8 1.955 4.2

II Nguồn kinh phí quỹ khác 2 0 0 0 0 175 0.4

1

Quỹ khen thưởng và

phúc lợi 2 100 175 100

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 184.187 192.490 131.552 210.005

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty các năm 2010-2013

Từ bảng 2.3 ta thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2011 tăng so với năm 2013 là 8.303 triệu đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 60.938 triệu đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 78.453 triệu đồng. Phân tích chi tiết ta thấy:

- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh và biến động qua các năm. Năm 2012 VCSH là 41.745 trđ, chiếm 32% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2013, VCSH là 47.130 triệu đồng, chiếm 22% tổng vốn kinh doanh, tăng 5.385 triệu đồng (12,9%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2013 hiệu quả hơn năm 2012. Tuy nhiên, tỷ trọng VCSH năm 2013 thấp hơn so với năm 2012. Do tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng của VCSH. Điều này cho thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong năm 2013 công ty chủ yếu vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ này qua năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là: 77%, 68%, 78%. Nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên...); nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả - 2%.

* Về cơ cấu tài sản

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn của Công ty

đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A Tài sản ngắn hạn 159.81 4 87 172.526 90 113.29 7 86 194.91 1 93 I Tiền và các khoản

tương đương tiền 9.145 6 6.643 4 6.383 6 4.838 2

1 Tiền 9.145 100 6.643 100 6.383 100 4.838 100

III

Các khoản phải

thu 91.063 57 89.460 52 59.764 53 70.214 36

1

Phải thu của

khách hàng 84.734 93 78.879 88 47.511 79 69.867 99 2 Trả trước cho người bán 684 1 51 0 439 1 1.151 2 5 Các khoản phải thu khác 5645 6 10.530 12 11.805 20 65 0 6 Dự phòng các khoản phải thu

khó địi 0 0 0 -869 -1 IV Hàng tồn kho 58.045 36 75.617 44 47.019 42 95.953 49 1 Hàng hoá tồn kho 58.045 100 75.617 100 47.019 100 95.953 100 V Tài sản ngắn hạn khác 1.562 1 807 0 131 0 23.907 12 1 Thuế GTGT đợc khấu trừ 0 0 0 1.784 7 2 Các khoản thuế phải thu 1485 95 738 91 119 0 0 3 Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 22.123 93 B Tài sản dài hạn 24.373 13 19.964 10 18.255 14 15.094 7 I Các khoản phải thu dài hạn 13.194 54 7.004 35 7.683 42 0 1

Phải thu dài hạn

của khách hàng 14.694 111 6.876 98 7.574 41

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh minh tiến (Trang 32 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w