Kết quả thực hiện tiêu chí

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nơng thơn năm 2021 (Trang 29 - 33)

* Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, ý thức của người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt nói riêng cũng như bảo vệ mơi trường nói chung đã được nâng cao. 26/26 xã đã thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt tập trung.

+ Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các xã, thị trấn được thu gom với tần suất 2 - 4 lần/tuần; riêng đối với các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn được thu gom với tần suất 01 lần/tuần. Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện thực hiện vận chuyển rác thải đối với 17/27 xã, thị trấn, trong đó thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình đối với xã Lạng Phong, Đồng Phong và thị trấn Nho Quan; đối với các xã khác thì rác thải được các tổ thu gom rác của xã thu gom từ các hộ gia đình sau đó chuyển lên xe chun dụng của Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện. Công ty TNHH môi trường xanh Hưng Hoàng thực hiện vận chuyển đối với 10 xã, rác thải sinh hoạt được nhân viên của Công ty thu gom trực tiếp từ các hộ gia đình chuyển lên xe chuyên dụng. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của 27/27 xã, thị trấn được Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện và Công ty TNHH mơi trường xanh Hưng Hồng vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của tỉnh tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp để xử lý.

+ Các tổ thu gom rác thải ở các xã và Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện đã được trang bị 302 phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và 02 xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải của Trung tâm Vệ sinh môi trường đô thị huyện, Công ty TNHH môi trường xanh Hưng Hoàng tự trang bị 02 xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải sinh hoạt và thực hiện thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình do đó đối với các xã do Công ty TNHH môi trường xanh Hưng Hồng vận chuyển rác thải thì khơng cần trang bị các xe gom rác.

+ Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 75 tấn/ngày; khối lượng được phận loại, thu gom và xử lý khoảng 62 tấn/ngày gồm: khối lượng được phân loại và tự xử lý tại gia đình khoảng 10 tấn/ngày, khối lượng được thu gom, xử lý tập trung khoảng 52 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 83%.

- Chất thải rắn công nghiệp:

+ Trên địa bàn huyện có 52 cơ sở sản xuất công nghiệp gồm: 22 cơ sở khai thác khoáng sản, 07 cơ sở sản xuất gạch nung và gạch không nung, 09 cơ sở cấp nước sinh hoạt tập trung, 05 cơ sở sản xuất hàng may mặc, ... chất thải rắn công nghiệp phát sinh tư được các đơn vị thu gom phân loại, một phần được chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu để tái chế, chất thải là đất đá thải, vật liệu xây dựng thải bỏ từ các nhà máy sản xuất gạch được sử dụng để san lấp, phần còn lại 3 được các cơ sở ký hợp đồng đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định.

+ Chất thải nguy hại được các đơn vị thu gom, phân loại, lưu giữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; có 11 cơ sở có khối lượng chất thải phát sinh lớn đã lập hồ sơ và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

- Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng:

+ Tổng lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện phát sinh khoảng 5.500 kg/năm. Toàn huyện đã lắp đặt 905 bể chứa vỏ bao bì thực vật sau sử dụng trên các xứ đồng; các bể chứa được bố trí tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết, khơng bị ngập lụt, gần điểm pha chế thuốc để thuận lợi cho việc thải bỏ của người dân, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

+ Ngày 12/11/2021, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nho Quan đã ký hợp đồng số 322/2021/HB-NQ với Công ty cổ phần môi trường cơng nghệ cao Hịa Bình để vận chuyển tồn bộ bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện đi xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLTBNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

+ Người dân đã có ý thức trong việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tập kết tại các bể chứa trên đồng ruộng.

- Thu gom, xử lý chất thải y tế:

+ Chất thải y tế phát sinh trên địa bàn huyện chủ yếu tại Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế huyện, các phòng khám và trạm y tế các xã, thị trấn gồm: Chất thải y tế thông thường khoảng 161.400 kg/năm và chất thải y tế nguy hại (khoảng 4.500 kg/năm). Chất thải y tế được phân loại, thu gom, xử lý theo đúng hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.

+ Chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế công lập được các cơ sở hợp đồng với Bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan để xử lý theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo mơ hình cụm; các cơ sở y tế khác đã

ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.

+ Đối với chất thải y tế thông thường: chất thải y tế có khả năng tái chế được chuyển giao cho các đơn vị có khả năng tái chế để thực hiện tái chế theo quy định; đối với chất thải còn lại chủ yếu là chất thải sinh hoạt được giao cho các đơn vị thu gom rác thải tại địa phương để vận chuyển đến Nhà máy xử lý 4 chất thải rắn Ninh Bình tại thành phố Tam Điệp để xử lý.

* Về các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:

- Về hồ sơ, thủ tục môi trường:

+ Trên địa bàn huyện có 2.553 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó 436 cơ sở thuộc đối tượng đã có báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc kế hoạch bảo vệ mơi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận gồm: 53 cơ sở được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt/xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường, 96 cơ sở có kế hoạch bảo vệ môi trường được UBND huyện Nho Quan xác nhận, 287 cơ sở quy mô hộ gia đình có kế hoạch bảo vệ mơi trường được UBND các xã xác nhận theo ủy quyền của UBND huyện. Các cơ sở còn lại là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mơ nhỏ lẻ khơng thuộc đối tượng phải lập thủ tục về mơi trường. + Có 06 đơn vị thuộc đối tượng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, 12 đơn vị đã được Sở TN&MT tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước. Có 11 đơn vị đã đăng ký sổ nguồn chất thải nguy hại với tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh đăng ký là 16.124 kg/năm (trong đó dạng rắn là 14.265 kg, dạng lỏng là 1.858 kg).

+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện đã xây dựng, lắp đặt các cơng trình bảo vệ môi trường, đã thực hiện thu gom, xử lý chất thải theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận. Các cơ sở khác không thuộc đối tượng lập hồ sơ, thủ tục về môi trường đã thực hiện thu gom, xử lý chất thải theo quy định, thực hiện các giải pháp bảo vệ bảo vệ môi trường không gây ô nhiễm môi trường.

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản:

+ Trên địa bàn huyện có tổng cộng 527 cơ sở ni trồng thủy sản của các hộ gia đình, trong đó có 68 cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng đã thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và đã được UBND huyện xác nhận, tất cả các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đều là các cơ sở nuôi trồng thủy sản dạng quảng canh.

+ Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đều phù hợp với quy hoạch của địa phương; thực hiện các cơng trình, biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải phù hợp. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở khơng sử dụng thuốc 5 thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngồi danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.

- Các cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung:

+ Trên địa bàn hiện có 22 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và 6.186 hộ gia đình chăn ni nhỏ lẻ trong đó: Có 07 trang trại chăn ni tập trung có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, các cơ sở đã có nhân viên kỹ thuật chuyên ngành về thú y và xây dựng các cơng trình xử lý chất thải để xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng phát sinh trong q trình chăn ni theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm và thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động mơi trường được phê duyệt; có 15 trang trại đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và được UBND huyện Nho Quan xác nhận và 253 cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình đã đăng ký kế hoạch bảo vệ mơi trường và được UBND các xã xác nhận.

+ Các cơ sở, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi đã thực hiện các biện pháp xử lý chất thải như xử lý bằng bể biogas, đệm lót sinh học... đảm bảo vệ sinh, môi trường và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Làng nghề:

+ Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 làng nghề được UBND tỉnh công nhận gồm: làng nghề gốm, làng nghề thêu ren thôn Chùa tại xã Gia Thủy và làng nghề mộc Quỳnh Phong xã Sơn Hà với 320 hộ gia đình tham gia sản xuất. Hiện chỉ cịn 02 làng nghề là làng nghề gốm Gia Thủy và làng nghề mộc Quỳnh Phong xã Sơn Hà hoạt động, làng nghề thêu ren thôn Chùa xã Gia Thủy đã nhiều năm không hoạt động .

+ UBND các xã Sơn Hà, Gia Thủy đã thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề và có quy chế hoạt động của tổ tự quản, đã lập hồ sơ phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND huyện phê duyệt.

+ Lượng chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề không nhiều và tính chất độc hại ảnh hưởng tới môi trường không đáng kể. Các chất thải rắn do hoạt động của làng nghề mộc Quỳnh Phong được tận dụng làm chất đốt, chất thải của làng nghề gốm Gia Thủy là các mảnh vỡ, sản phẩm lỗi được tận dụng làm vật liệu san lấp hoặc trang trí trong các cơng trình xây dựng tại địa phương. 100% các hộ tham gia sản xuất của làng nghề ý thức tự giác bảo vệ môi 6 trường, thực hiện đúng các quy định về bảo vệ mơi trường do đó khơng có cơ sở nào bị xử phạt trong lĩnh vực môi trường.

- Các khu, cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện Nho Quan khơng có khu

cơng nghiệp, mới chỉ có 01 cụm cơng nghiệp đã hoạt động là Cụm công nghiệp Văn Phong diện tích 50 ha tại xã Văn Phong và xã Văn Phương được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1354/QD-UBND ngay 23/10/2018, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1410/QĐ-UBND, ngày 20/11/2020. Công ty TNHH Thiên Phú đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Cụm công nghiệp Văn Phong và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số

741/QĐ-BTNMT, ngày 20/4/2021, đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 4.500 m3 /ngày của Cụm công nghiệp Văn Phong, đang lắp đặt thiết bị để đưa vào vận hành thử nghiệm. Hiện có có 01 doanh nghiệp đi vào hoạt động (Nhà máy giày Regis của Cơng ty TNHH Regis với diện tích 10 ha, còn lại 40 ha đã được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Thiên Phú san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng của cụm. Công ty TNHH Regis đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 305/QĐ-STNMT ngày 16/10/2020, đã xây dựng các cơng trình xử lý nước thải, khí thải để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động;

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nơng thơn năm 2021 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)