Tình hình tiêu thụ thức uống có chứa cồn trong công nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng long thọ tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 47)

4.1.1. Tỷ lệ và tình huống sử dụng thức uống có chứa cồn

Qua điều tra tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn trong 305 công nhân xí nghiệp sản xuất xi măng Long Thọ - tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ công nhân sử dụng thức uống có chứa cồn là 241 chiếm tỷ lệ khá cao (79,02%); nhưng trong đó tỷ lệ sử dụng thường xuyên chiếm phần rất nhỏ (6,23%) và 72,79% người thỉnh thoảng mới sử dụng mà mục đích sử dụng của những đối tượng này là uống rượu bia vào các dịp cưới hỏi, sinh nhật (79,28%), ngày lễ tết (68,92), giao lưu gặp gỡ bạn bè người thân (63,06).

Qua số liệu nghiên cứu trên đây chúng ta dễ dàng nhận thấy tỉ lệ sử dụng rượu bia nó xuất phát từ nhận thức của công nhân như độ tuổi, môi trường làm việc, giới tính, và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Đa số công nhân có độ tuổi trên 25 là lứa tuổi lao động hàng ngày tiếp xúc với môi trường xã hội, các mối quan hệ công việc nhiều hơn, điều kiện kinh tế gia đình tự chủ nên dễ dàng tiếp xúc với bia rượu, vì vậy tỉ lệ sử dụng bia rượu ở công nhân sản xuất xi măng Long Thọ chiếm 79,02%.

Nếu so sánh với sinh viên Y khoa thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tỷ lệ công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long thọ sử dụng rượu bia cao hơn so với tình hình sử dụng bia rượu trong sinh viên Y khoa là (66,18% so với 79,02%), uống thường xuyên chiếm (3,92% so với 6,23%), thỉnh thoảng uống rượu bia ( 62,27% so với 72,79%) [23]. Khi so sánh giữa 2 kết quả nghiên cứu chúng ta thấy P < 0,01 như vậy sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ sử dụng thức uống có cồn cũng có sự khác nhau về giới, trong tổng số 241 công nhân có sử dụng thức uống có cồn thì công nhân nữ chỉ có 37 người, trong khi đó công nhân nam là 186 người, nam sử dụng thức uống có cồn gấp 5,03 lần so với nữ. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu năm 2008 tìm hiểu nhận thức trong sinh viên Y khoa về tình hình sử dụng rượu bia của Nguyễn Đình Tráng, Nguyễn Thị Ngọc Trang thì tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam gấp 5,3 lần so với nữ [23].

Như vậy, so với sinh viên Y khoa thì tỷ lệ sử dụng rượu bia ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ là cao hơn, với những mục đích sử dụng khá phù hợp và đa số họ dùng không thường xuyên, thỉnh thoảng mới sử dụng vào các ngày lễ tết, tiệc cưới, sinh nhật, gặp bạn bè người thân (72,79%), chỉ một số ít là dùng thường xuyên (6,23%).

4.1.2. Tình trạng và thời gian sử dụng thức uống có cồn

Trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn vào các mục đích khác nhau, thì có 135 công nhân sử dụng dưới 5 lần trong một tháng chiếm tỉ lệ 56,02%; như vậy tình bình quân mỗi tuần chỉ uống từ 1 đến 1,2 lần, số công nhân sử dụng thức uống có cồn 6- 10 lần/tháng là 64 chiếm 26,56%, số công nhân sử dụng thức uống có cồn 11-15 lần/tháng là 24 chiếm 9,96%, số công nhân sử dụng thức uống có cồn trên 15 lần/tháng là 18 chiếm 7,47%.

Loại thức uống có cồn được sử dụng: trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn, sử dụng rượu có 17 công nhân, sử dụng bia có 183 công nhân, sử dụng bia + rượu là 41 công nhân.

Lượng thức uống có cồn trong nhóm người uống bia, dưới 660ml có 98 công nhân (53,55%) từ 660-1320ml có 53 công nhân (28,96%), trên 1320-1980ml có 20 công nhân (10,93%), trên 1980ml có 12 công nhân (6,56%). Có tỷ lệ cao (53,55%) công nhân uống với lượng cho phép, trong khi đó chỉ có số ít ( chiếm 6,56%) uống với lượng rất lớn . Như vậy có thể nói rằng đại đa số công nhân đều nhận ra tác hại của việc sử dụng quá chén và lạm dụng rượu bia.

Thời gian sử dụng thức uống có cồn: Trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn thì có tới 130 trường hợp sử dụng trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 53,94%, có 66 trường hợp sử dụng từ 6-10 năm, trong khi đó chỉ có một só ít sử dụng < 5 năm là 18,67%.

Qua kết quả nghiên cứu trên đây cho chúng ta thấy tình trạng sử dụng bia rượu của công nhân phản ảnh khá cụ thể việc sử dụng bia rượu phụ thuộc vào độ tuổi, yếu tố kinh tế văn hoá xã hội, môi trường làm việc, quan hệ công tác, tính chất và đặc thù của công

việc cũng như nhận thức của mỗi công nhân. Phần đa công nhân có trình độ là PTTH 167 chiếm 54,75%; tiếp đến là trung học cơ sở 115 chiếm (37,71%) nên ít nhiều gì cũng nhận thức được tác hại của bia rượu và hành động đúng cho bản thân mình nên sử dụng bia rượu rất hạn chế trong một lần dưới 2 đơn vị là 98 chiếm tỉ lệ 53,55%. Số lần sử dụng trong tháng thấp, cụ thể có 135 công nhân sử dụng dưới 5 lần trong một tháng chiếm tỉ lệ 56,02% và trên 5 lần/ tháng là 64 công nhân chiếm tỉ lệ 26,56%.

Trong khi đó nếu so sánh với người dân xã Hương Long theo nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Tâm năm 2002 thì thấy rằng: Đối với người dân xã Hương Long thì nhu cầu sử dụng bia rượu cao hơn, trong một ngày từ 1- 4 đơn vị rượu chiếm đến ( 68,42%), số sử dụng dưới 5 lần/tháng chiếm ( 71,9%) và trên 5 lần/tháng là ( 29,82%). Có lẽ do đối tượng của nghiên cứu là người trực tiếp sản xuất đứng máy cho nên họ uống ít vì sợ ảnh hưởng đến công tác.

Lý do sử dụng thức uống có cồn: trong số 222 công nhân thỉnh thoảng mới sử dụng, đa số sử dụng khi cưới hỏi, sinh nhật (79,28%) tiếp đến là ngày lễ tết (68,92%) chỉ có 4,05% sử dụng khi buồn chán.

Ngoài việc sử dụng rượu bia trong các dịp cưới hỏi, sinh nhật, lễ tết; đối với người dân lao động chân tay thì cuối ngày họ thường uống rượu cùng nhau vì cho rằng rượu làm cho người ta bớt mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả với công việc, uống bia rượu là dùng để thư giãn, chống mệt mỏi, tạo cảm giác ngon miệng, vậy nên nhiều người đã xem rượu bia là không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Do đó trong công nhân sản xuất xi măng Long Thọ có tỉ lệ uống bia rượu thường xuyên là 6,23%.

Sử dụng rượu bia (SDRB) đã trở thành thói quen trong văn hoá ẩm thực từ bao đời nay ở nước ta rượu bia đã trở thành chuẩn mực, vật chứng để thể hiện sự sùng bái của con người đối với trời đất, sự thành kính đối với tổ tiên, sự trọng thị đối với người thân, bạn bè và những người xung quanh. Bởi vậy rượu không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, giỗ chạp, hội hè, đám cưới, đám tang… “Phi tửu bất thành lễ”. Rượu bia còn là chuẩn

mực để đánh giá mức độ giàu nghèo; bản lĩnh, tính cách của mỗi người, nhất là nam giới “Nam vô tửu như kỳ vô phong”.

Mức sống tăng, nhu cầu giao tiếp, quan hệ xã hội ngày càng mở rộng: Mức sống tăng lên người dân có điều kiện để tổ chức các lễ hội, tiệc tùng nhiều hơn, do vậy cũng có nhiều cơ hội để SDRB dễ dàng hơn. Đặc biệt để thích nghi với xã hội phát triển và năng động, nhu cầu giao tiếp, quan hệ xã hội của người dân ngày càng mở rộng. Rượu bia (RB) đã trở thành phương tiện hữu hiệu giúp các cá nhân mở rộng quan hệ trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong nhiều mỗi quan hệ giao tiếp xã hội khác.

Sự phát triển tràn lan của thị trường RB: cùng với chính sách mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thị trường RB ở nước ta trong những năm vừa qua cũng phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại. Bên cạnh đó rượu lậu, rượu giả, rượu tự nấu phát triển tràn lan khó kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Điều kiện lao động đặc thù của một nhóm dân cư: Kinh tế đất nước càng phát triển càng có cơ hội mở ra nhiều ngành, nghề lao động giải quyết việc làm cho người dân. Một số loại hình công việc có điều kiện đặc thù như: phải xa gia đình, xa cộng đồng dân cư… cũng dễ làm nảy sinh nhu cầu SDRB để giải buồn, do đó trong nghiên cứu cho thấy có 4,05% công nhân sử dụng bia rượu khi buồn chán.

Sai lầm trong nhận thức của một bộ phận dân cư là luôn đề cao tác dụng của RB: Uống rượu ở mức độ an toàn, hợp lý thì sẽ có tác dụng tốt cho sức khoẻ (SK), tuy nhiên, rượu cùng là chất gây nghiện dung nạp nhiều, thường xuyên sẽ dẫn đến bị lệ thuộc và gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho SK [16]

Uống rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương cơ ở chân và những nơi khác của cơ thể, cũng như gây tổn thương gan. Một quan điểm sai lầm phổ biến cho rằng não và gan là hai nội tạng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng nghiện rượu kéo dài, dẫn đến bất thường về tâm lý xã hội và xơ gan [17].

4.2. NHẬN THỨC VỀ THỨC UỐNG CÓ CỒN

4.2.1. Ảnh hưởng sức khoẻ khi sử dụng thức uống có cồn

Mặc dù coi thức uống có chứa cồn là chất độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, có 279 (91,48%) công nhân nhận biết thức uống có cồn ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng vẫn có tới 241 công nhân trong tổng số 305 công nhân nghiên cứu vẫn sử dụng thức uống có cồn trong giao tiếp, lễ hội hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (79,05%). Điều này cho thấy cũng giống như nghiên cứu của Lê Phước Hiền, đa số đều coi rượu là chất độc nhưng vẫn có thể sử dụng trong giao tiếp, lễ hội còn cao (89%) ở người không uống rượu cũng như LDR (97%) điều này chứng tỏ việc hiểu biết về rượu bia của cộng đồng chưa thật sự sâu sắc mặc dù biết rằng sử dụng nó là có hại [10].

Việc nhận thức về rượu của cộng đồng còn phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực: phong tục tập quán của nhiều địa phương, yếu tố mời khách và giảm ức chế cảm xúc; vấn đề phát triển kinh tế; văn hoá và giao tiếp của cộng đồng đã tạo cho họ những nhận thức và hiểu biết khác nhau.

Hiểu biết rỏ tác hại của bia rượu cần được nâng cao mà vai trò của các nhà chức trách và cộng đồng chưa chủ động, chưa có biện pháp tích cực hữu hiệu tham gia tuyên truyền giáo dục để từng bước giảm dần và đi tới thanh toán hoàn toàn việc LDR [24]. Ngay từ khi uống rượu đã để lại hậu quả xấu cho cơ thể. Khi nghiện rượu thì hậu quả càng lớn hơn. Nghiện rượu sẽ gây các bệnh lý về hệ tiêu hoá như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, thoái hoá mỡ ở gan, viêm tuỵ,…hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp; hệ thần kinh như viêm đa dây thần kinh, rối loạn nước điện giải. Suy kiệt do khi uống rượu thường chán ăn, ít ăn thức ăn khác [14].

Qua kết quả nghiên cứu “khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ - Tỉnh Thừa Thiên Huế” phần lớn công nhân đã nhận thức được những ảnh hưởng không tốt của rượu bia đối với sức khoẻ và một số tác hại của rượu bia như ảnh hưởng đến học tập, lao động và những hậu quả của việc uống rượu, bia là sẽ gây TNGT và gây nhiều bệnh tật về sau. Qua đó, đã có những

thái độ và hành động tích cực trong việc sử dụng bia rượu cũng như tư vấn cho mọi người hiểu biết thêm về những tác hại của rượu bia để có hành vi sử dụng một cách hợp lý. Tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt hạn chế mà mỗi công nhân cần tìm tòi học hỏi thêm trong cuộc sống thường ngày để có thêm những kiến thức bổ ích tự bảo vệ bản thân mình, gia đình mình đồng thời phục vụ cho việc tuyên truyền và giáo dục cộng đồng sử dụng rượu bia hợp lý, an toàn góp phần xây dựng tốt phong trào an ninh trật tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Ảnh hưởng đến học tập và trật tự xã hội

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 261 công nhân chiếm 85,57% trả lời sử dụng thức uống có cồn gây ảnh hưởng đến học tập và trật tự xã hội. Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết công nhân đã nhận thức được những tác hại của việc sử dụng thức uống có cồn ảnh hưởng đến học tập, làm mất an trật tự, tai nạn, bạo lực gia đình…, như vậy đa số công nhân hiểu được các hậu quả xấu do việc sử dụng thức uống có cồn gây ra phù hợp với đánh giá của các tác giả sau.

Nghiện rượu còn gây hậu quả xấu đối với hoạt động tâm thần như giảm khả năng kiềm chế, dễ gây rối trật tự, trị an; giảm trí nhớ (trường hợp nặng gây sa sút trí tuệ), gây rối loạn tâm thần (ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm…) thay đổi tính cách, biến đổi nhân cách [14]

Rượu còn gây nên tình trạng say (quá chén) và nghiện làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách, là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, gây bạo hành trong gia đình, phạm pháp ngoài xã hội.

Ở Việt Nam các hậu quả về kinh tế-xã hội của việc LDR, NR cũng rất nặng nề. Tổng hợp các báo cáo trong hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạm dụng rượu” cho thấy những người LDR, NR có tới 31% mất việc làm; gia đình tan vỡ từ 8 -18%; gây tai nạn cho người khác từ 5-20%; bị thương vì uống rượu rồi tự gây tai nạn cho mình từ 5 – 34%; phạm pháp bị bắt giữ từ 5-25%. Số người LDR, NR bị sa sút 45- 68,5% [12].

Bên cạnh đó, qua kết quả nghiên cứu trên đây chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 20 công nhân chiếm 6,56% trả lời là uống rượu bia không ảnh hưởng đến học tập và trật tự xã hội, và có 24 công nhân chiếm 7,87% trả lời không biết. Điều này cho thấy một số ít công nhân nhận thức về tác hại của bia rượu chưa đến nơi đến chốn; thế nên trong quá trình trả lời có 6,23% công nhân vẫn còn uống bia rượu thường xuyên.

4.2.3. Hiểu biết các bệnh tật khi sử dụng thức uống có cồn

Khảo sát về sự hiểu biết ảnh hưởng của việc sử dụng thức uống có cồn đối với sức khoẻ có 279 công nhân được phỏng vấn đều trả lời thức uống có cồn có ảnh hưởng đến sức khoẻ chiếm 91,48%, các bệnh như: Viêm loét dạ dày (39,34%), đại tràng (30,82%), đường ruột (21,97%), xơ gan (47,54%), tim mạch-tăng huyết áp (29,52%), viêm gan (28,52%), thần kinh (19,67%).

Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của người dân xã Hương Long, thành Phố Huế năm 2002 tác giả Đỗ Thị Minh Tâm cho thấy trong nhận thức về tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ thì sự nhận thức của người dân cũng gần với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Người dân Hương Long cho rằng rượu bia ảnh hưởng đến cơ quan dạ dày, gan mật, bệnh lý thần kinh, tai nạn giao thông và các bệnh khác; tuy nhiên tỉ lệ phần trăm giữa các tác hại sức khoẻ thường xuyên gặp do uống rượu bia có phần chênh lệch như viêm loét dạ dày 49,17%; xơ gan 38,50%; ảnh hưởng đến thần kinh 30,83%; rối loạn tiêu hoá 7,5% gây tai nạn thương tích cho người khác (12,5%).

Hầu hết công nhân đã nhận thức được việc sử dụng rượu bia có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tác dụng rượu bia cụ thể bệnh lý ở từng cơ quan. Tuy nhiên nhận thức của công nhân vẫn còn thiếu nhiều như: uống bia rượu lâu dài và quá mức sẽ làm ăn mất ngon, thiếu dinh dưỡng, không hấp thu được vitamin, giảm chức năng sinh lý, liệt dương. Phụ nữ mang thai uống rượu sẽ ảnh hưởng đến sực phát triển trí não ở thai nhi. Rượu bia cũng có thể gây ra ung thư họng miệng, thực quản, bàng quang. Đây là mặt hạn chế của công nhân mà trong nghiên cứu này chưa nêu ra được.

Trong số công nhân được khảo sát về thái độ của mình đối với người thân, bạn bè

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng long thọ tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 47)