V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ nhựa đường tại công ty
3. Đặc điểm vận chuyển nhựa đường
Quy trình công nghệ cung cấp nhựa đường nóng cần đến một hệ thống liên hoàn các bể chứa và các phương tiện chuyên chở chuyên dụng. Việc nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển, nhờ các tàu chuyên dụng có thiết bị bảo ôn, gia
nhiệt. Tại các cảng biển, nhựa đường được bơm rót từ tàu đến bể chứa của các kho, sau đó được bơm vào các xe tải chuyên dùng chở đến các kho chứa nằm sâu trong đất liền, hoặc đến thẳng các trạm trộn để sản xuất bê tông nhựa đường. Quá trình
lưu chuyển đòi hỏi nhựa đường luôn ở dạng lỏng, thường nhiệt độ của nhựa đường
Hệ thống kho gồm các bể chứa có công suất chứa lớn (thường từ 1.000 tấn/bể đến
6.000 tấn/bể) đặt tại các cảng đầu mối nhập khẩu. Tại bể chứa có hệ thống gia nhiệt
gồm máy phát điện, các đầu đốt gas hoặc đốt dầu FO và đường ống có dầu tải nhiệt
chạy qua để duy trì hoặc nâng nhiệt độ khi cần thiết. Thành bể chứa được bọc các
lớp bảo ôn (bông thuỷ tinh cách nhiệt). Quá trình bảo quản tại bể chứa, nhựa đường thường được duy trì nhiệt độ tối đa không quá 100 ºC, đây là nhiệt độ giữ được chất lượng sản phẩm ổn định trong thời gian dài lưu kho. Khi có yêu cầu, tuỳ thuộc vào
điều kiện hợp đồng giao hàng, nhựa đường được nâng thêm nhiệt độ nhờ hệ thống
gia nhiệt để bơm vào các xe chuyên dùng.
Xe chuyên dùng, nguyên lý hoạt động cũng giống như các bể chứa. Nhựa đường được duy trì nhiệt độ bằng hệ thống gia nhiệt, bảo ôn trong suốt thời gian vận
chuyển trên đường, đảm bảo việc bơm rót tại các bể chứa trung chuyển hoặc trạm
trộn bê tông nhựa. Việc cung cấp nhựa đường nóng cho các trạm trộn bê tông nhựa
cần độ an toàn cao rất cao.
Trước những đòi hỏi về quy trình nghiêm ngặc của quá trình vận chuyển nên đòi hỏi
công ty phải tinh toán sản lượng nhập và xuất không được chênh lệch nhau quá lớn.
Phải có đôị xe linh động trong quá trình vận chuyển, thời gian và quảng đường vạn
chuyển đến các công trình giao thông là ngắn nhất. Tổ chức xúc tiển bán sản phẩm
Phần 3
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNGĐÀ NẴNG.
I. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH TẠI CÔNG TY.
Từ việc phân tích tình hình hoạt động của công ty đã nêu trên cho thấy có
nhiều cơ hội và thách thức rất lớn. Tuy nhiên không phải cơ hội nào cũng có thể đưa đến cho công ty những tác động tích cực như nhau và ngược lại, không phải thách
thức nào khi sảy ra cũng đưa đến cho công ty những rủi ro mất mát như nhau.
Chính vì vậy chúng ta cần xem xét đánh giá, đo lường mức độ quan trọng của các cơ hội cũng như mức độ nguy hiểm của các thách thức nhằm mục đích xác định được những cơ hội nào của công ty cần phải quan tâm nắm bắt và những thách thức
nào công ty cần phải tập trung các nguồn lực để khắc phục hạn chế tác hại của nó.
Để thực hiện được điều này, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức trên hai phương diện cơ bản: mức độ tác động của thách thức, cơ hội đến
với công ty khi thách thức hoặc cơ hội đó sảy ra và xác xuất xuất hiện của sự kiện
xuất hiện cơ hội hoặc thách thức đó trở thành hiện thực.
1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ HỘI.
Nền kinh tế nước ta đang chuyển mình, đặc biệt là việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đó là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam . Việc gia nhập
WTO là một động lực thúc đẩy doanh nghiệp tập hợp lực lượng trí tuệ để vươn lên
thi thố tài năng trên thị trường. Vì thế điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là thông tin, thu thập thông tin, khảo sát tìm hiểu thị trường thật cặn kẽ , từ đó làm tiền đề vững chắc hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Hội nhập WTO sẽ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện
cho nền kinh tế Việt nam phát triển với tốc độ cao hơn, kích thích nhu cầu về xây
lắp kinh doanh vật liệu xây dựng ngày càng lớn hơn.
- Hội nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc cho việc thâm
nhập vào thị trường tiêu thụ mới, nền dân trí của người dân được nâng cao hơn, phát
triển cơ sở hạ tầng cũng là một điều tất yếu.
- Nền kinh tế Nhà Nước nói chung , khu vực Miền Trung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng đang trên đà ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng
ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để cho Nhà Nước ta mở rộng , tăng cường khai
thác thực hiện các dự án đầu tư để xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn cho đất nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà nó cũng là cơ hội lớn cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình.
- Quá trình quy hoạch đô thị hóa các vùng dân cư trong khu vực là điều kiện cơ
bản để phát triển các khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tấc cả các
yếu tố trên tạo một lượng cầu lớn trên thị trường xây dựng mà công ty là một trong
những công ty xây dựng có cơ may tham gia hoạt động.
- Quá trình tăng trưởng tự nhiên về dân số cũng như thu nhập và mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về đi lại và xây dựng cơ bản của xã hội và nhân dân ngày càng tăng không ngừng. Do vậy công ty cần xem đây là một trong những cơ hội và làm căn cứ quan trọng cho việc xây dựng
chiến lược phát tiển thị trường cho công ty.
- Môi trường Chính trị pháp luật ngày càng ổn định và hoàn thiện tạo điều kiện
thuận lợi cho các công ty trong và ngoài nước quan hệ làm ăn trong sụ an toàn của
pháp luật qui định.
- Luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài ngày càng thu hút nhiều công ty, tập đoàn kinh tế của các nước trên thế giới và trong khu vực đầu tư làm ăn.
- Khả năng hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh doanh nhà và quan hệ quôc
tế mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp cận các công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động xây lắp tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trong những cơ hội nêu trên rất khả thi trong nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và là tiền đề, cơ sở cho công ty trong quá trình xây dựng chiến lược
kinh doanh phát triển cho công ty.
2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUY CƠ.
Cũng như việc phân tích các cơ hội, việc đánh giá nguy cơ cũng được tiến hành
phân tích theo hai phương diện là mức độ tác động của nguy cơ và khả năng sảy ra
nó.
2.1. Đánh giá mức độ tác động của nguy cơ .
Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất nhiên phải
diễn ra những cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Quá trình cạnh tranh thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau như dịch vụ, phương thức
bán hàng, trình độ công nghệ, nguồn lực về vốn, chính sách giá cả, chính sách
khuyến mãi. Ngoài ra cạnh tranh không chỉ diễn ra ở những đối thủ trực tiếp mà còn những hiện tượng gián tiếp, do vậy trong quá trình thực hiện chiến lược Công ty cần
coi trọng và luôn có sự chuẩn bị các phương pháp phòng chống, nếu thiếu 1 trong
các yếu tố nêu trên thì coi như đó là mối đe dọa đối với công ty.
- Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Trong nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải cạnh tranh
với nhau, do đó đòi hỏi công ty phải tìm nguồn hàng cho chất lượng tạo được sự tín
nhiệm của khách hàng. Vì nếu không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu
của khách hàng thì đó là nguy cơ đối với doanh nghiệp.
- Các văn bản của Chính Phủ có liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhà
đất nếu có sự thay đổi, điều chỉnh, bất ổn đều dẫn đến những bất trắc rủi ro cho
- Nếu có biến động về giá cả thị trường thường xuyên sảy ra cũng là mối đe
dọa đối với doanh nghiệp.
2.2. Phân tích mức độ tác động của nguy cơ
Đối với việc phân tích mức độ tác động của nguy cơ, áp dụng phương pháp
phân tich sắp xếp các mức độ tác động của nguy cơ đối với công ty, kết quả được
phản ánh như sau:
BẢNG 9: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÁC NGUY CƠ
CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI
TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÔNG TY
(Các nguy cơ chủ yếu – T)
Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đến công ty Chiều hướng tác động Tính số điểm (1) (2) (3) (4) (5) 1. Đối thủ cạnh tranh 3 3 - -9 2. Sự bất ổn của văn bản Chính Phủ
liên quan đến XD giao thông.
2 2 - -4
3. Sự biến động của giá cả thị trường 3 2 - -6
4. Đòi hỏi về chất lượng sản phẩm 2 2 - -4
- Nguy cơ T2 tuy không phải là nguy cơ lớn song trong hiện tại nó có tác động đến các đơn vị cung ứng nhựa đường và kinh doanh trong cả nước làm giảm doanh
thu.
- Nguy cơ T1 và T4 được đánh giá là các nguy cơ lớn nhất và trong tương lai vị
trí của nó vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào.
- Nguy cơ T3 có mức độ tác động quan trọng đối với công ty, nhất là trong cơ chế
3.ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT MẠNH, MẶT YẾU. 3.1. Mặt mạnh. 3.1. Mặt mạnh.
- Trong quá trình hoạt động công ty có mối quan hệ chặt chẽ và được ủng hộ của
các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng có liên quan.
- Trong những năm qua sản phẩm của công ty được đưa vào sử dụng được phía đối tác đánh giá cao về chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công , đảm bảo về
kỹ thuật và mỹ thuật. Tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm.
- Hoạt động kinh doanh của công ty được hỗ trợ bởi nhiều chức năng ngành nghề như: vận tải đường bộ, đường biển, hải quan, ngân hàng, xây dựng, bến cảng...nên phần nào nó giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty được thông thoáng hơn.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty hầu hết được đào tạo cơ bản, lãnh
đạo có năng lực quản lý trong công tác chuyên môn, đội ngũ công nhân kỹ thuật dồi
dào có tay nghề thành thạo. Mọi người trong công ty đều đoàn kết nhất trí hết long
với công việc.
Tấc cả các yếu tố nêu trên tạo nên ưu thế mạnh mẽ để công ty đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh của công ty.
b. Mặt yếu
- Quy mô hoạt động của công ty còn hẹp, còn ít so với đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn vốn hoạt động kinh doanh còn thấp nhiều lúc không để đảm bảo trang
trải cho nhiều lĩnh vực hoạt động, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công
ty.
- Trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động xây lắp còn ít nên chính vì điều
này làm hạn chế, không đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Trong kinh doanh công ty chưa xây dựng được những chiến lược kinh doanh
cho mình cũng như mạng lưới thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức chặt chẽ nên ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty.
- Công ty còn yếu về tài chính để cạnh tranh, đội ngũ nhân viên thị trường còn quá ít.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN ĐẾN. 1. MỤC TIÊU DÀI HẠN. 1. MỤC TIÊU DÀI HẠN.
Theo đánh giá chung của lãnh đạo Công ty trong thời gian tới nhu cầu xây dựng và vật tư thiết bị phục vụ cho ngành giao thông vận tải lớn, nhưng vẫn còn rất nhiều
thách thức. Để có thể đứng vững và phát triển Công ty đã đề ra phương hướng và mục tiêu chung cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm tới như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh các loại hình kinh doanh của Công ty như xây dựng công
trình giao thông thủy lợi sản xuất vật liệu xây dựng và cung cấp vật tư thiết bị
cho ngành giao thông vận tải.
- Tiếp tục tăng cường và giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống trong và ngoài nước tích cực tìm những đối tác mới nhằm khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh.
- Tiếp tục cũng cố và phất triển các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả, hạn chế
kinh doanh các mặt hàng kém hiệu quả. Đặc biệt tiếp tục giữ vững vai trò kinh doanh mặt hàng nhựa đường trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của
Công ty .
- Tiếp tục ổn định bộ máy tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ kinh doanh
của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhăm đáp ứng nhu cầu trong thời
kỳ tới.
- Không ngừng nổ lực nâng cao thu nhập cho người lao động thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ và chính sách đối với nhà nước giả quyết tốt các mố quan hệ xã hội đặc biệt là khu vực mình đang hoạt động kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra các phân khúc thị trường mới phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm nhựa đường.
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ.
Đầu năm 2009 Ban giám đốc và các phòng ban chức năng đã lên kế hoạch cho
- Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng có tinh chất thống kê, chính xác kịp thời để đưa ra các chính sách hỗ trợ kích thích các trung gian và lực lượng bán hàng trực tiếp.
- Phân phối sản phẩm đến tận nơi cho khách hàng, nhanh chóng kịp thời và chi phí hợp lí.
- Riêng đối với mặt hàng nhựa đường Công ty đã có định hưpng khai thác triệt để khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong việc tiêu thụ bán hàng tiếp tục
giữ vững thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường
mới.
- Tiếp tục đa dạng chủng loại các mặt hàng làm cho những sản phẩm của Công
ty luôn phong phú và mới lạ đối với thị trường.
- Tiếp tục khuếch trương và mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua các chiến lược kinh doanh mà ban lãnh đạo đã đề ra.
3. MỤC TIÊU KINH DOANH ĐÊN 2015
Mục tiêu kinh doanh đến 2015 sẽ còn nhiều khó khăn thử thách với ngành kinh doanh nhựa đường phục vụ công trình giao thông vận tải. Cạnh tranh trên thị trường
sẽ ngày càng gay gắt hơn do tác động của giá dầu mỏ không ổn định nên giá cả nhựa đường trên thị trường quốc tế sẽ tiếp tục diễn biến bất thường khó dự đoán. Công ty
cổ phần thương mại và xây dựng Đà Nẵng cần khắc phục những tồn tại, phát huy
những lợi thế của mình để đoán lấy những cơ hội. Trong chiến lược kinh doanh công ty đã xác định những mục tiêu cơ bản đến năm 2015 như sau:
- Ổn định và giữ vững thị trường hiện có tại khu vực miền Trung và Tây