Chăm sóc sau khi đổi giống (tạo tán, bón phân, che mát):

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Trang 26)

1.8.1 Thiết kế vườn

Nhãn là cây không chịu được ngập úng, nhất là ở vùng đồng bằng hoặc những nơi đất thấp, nên cần phải đào mương lên liếp. Liếp rộng trung bình khoảng 5 – 6 m, mương rộng 2 – 3 m, sâu 1 – 1,2 m. Đắp mô cao khoảng 0,3 – 0,5 m, mô rộng khoảng 0,6 – 0,8 m (Nguyễn Danh Vàn, 2002).

1.8.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

Nhãn có thể trồng được quanh năm, trừ những thời điểm quá nắng nóng hoặc rét đậm. Tốt nhất vào đầu mùa mưa (Tháng 5 – tháng 6 dương lịch), nhưng chú ý mưa nhiều sẽ làm rễ chết nghẹt (Nguyễn Danh Vàn, 2002).

* Chuẩn bị đất

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cây nhãn được trồng bằng mô trên liếp. Đắp mô cao khoảng 0,3 – 0,5 m, rộng khoảng 0,6 – 0,8 m. Mỗi mô đất trộn khoảng 15 – 20 kg phân chuồng đã hoai mục và tro trấu, khoảng 0,3 – 0,5 kg Super lân, nếu đất chua thì bón thêm vơi, sau khi bón trộn đều phân và vơi vào đất. Sau khi lên mơ, bón lót xong chờ khoảng 15 – 20 ngày có thể trồng được (Nguyễn Danh Vàn, 2002).

* Mật độ trồng

Tùy theo giống nhãn, loại đất hoặc tập quán canh tác của từng vùng mà khoảng cách trồng nhãn cũng khác nhau. Tại phía bắc và trung tâm Queensland nhãn được trồng với mật độ 150 – 200 cây/ha (Diczbalis, 2004). Theo Trần Thế Tục (2002), cho rằng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đất tốt nên trồng với khoảng cách 8 x 8 m, còn ở vùng đồi núi nên trồng với khoảng cách 7 x 7 m hay 6 x 7 m. Nhãn có thể trồng theo hình vng, hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Trồng với khoảng cách 5 x 4 m hay 6 x 5 m, sau 7 – 10 năm khi tàn cây giao nhau thì có thể tỉa bớt cây giữa hàng (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005). Còn Nguyễn Danh Vàn (2002), cho rằng khoảng cách trồng nhãn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 5 x 6 m, đối với vùng đồi núi trồng với khoảng cách 6 – 7 m.

* Chăm sóc

Đắp mô: Theo Nguyễn Danh Vàn (2002), đối với những vùng đất thấp phải đắp mô những năm đầu để chân mô mở rộng dần ra. Khi nào những mơ này giáp mí với nhau thì hàng năm dùng bùn mương hoặc đất phù sa bồi lên mặt liếp một lớp mỏng khoảng 2 – 3 cm.

11 Làm cỏ, xới đất, phủ liếp: Làm cỏ thường xuyên khi cây còn nhỏ để hạn chế cỏ cạnh tranh dinh dưỡng. Đồng thời xới đất tơi xốp tạo độ thơng thống cho bộ rễ của cây khi cây còn nhỏ. Khi cây bắt đầu cho trái mỗi năm xới đất một lần để đất liếp được tơi xốp. Dùng rơm rạ đã thu hoạch, hoặc cỏ khô đậy liếp trong mùa nắng để giữ ẩm cho đất (Nguyễn Phước Tuyên và ctv., 2001).

Tưới nước: Nhãn là cây chịu hạn giỏi, nhưng muốn cây cho năng suất cao thì cần phải tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nhất là trong mùa khơ, cây cịn nhỏ, khi cây ra đọt non, ra hoa kết trái thì rất cần nước và độ ẩm (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Tại Thái Lan, cây nhãn được tưới nước thường xuyên trong bốn năm đầu bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Đối với cây mang trái nước tưới cho cây từ thời điểm xuất hiện chùm hoa hình chùy, ra hoa, đậu trái và phát triển trái và sau khi thu hoạch (Choo, 2000).

Tỉa cành, tạo tán: Việc cắt, tỉa cành cho cây thơng thống giúp các cành trong cây có thể nhận đầy đủ được ánh sáng, làm cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ. Mức độ cắt, tỉa ở cây nhãn còn tùy thuộc vào giống, tuổi cây, trạng thái sức khỏe của cây, mùa vụ,... để quyết định có thể cắt tỉa cành cho thích hợp (Trần Thế Tục, 1999).

Bón phân: Trong thời kỳ cây nhãn chưa cho trái ở Thái Lan, bón phân hữu cơ được khuyến khích ở mức khoảng 10 kg/cây/năm, áp dụng khoảng 3 – 4 lần trong một năm. Ngồi ra cịn kết hợp với phân vô cơ NPK (15:15:15) với lượng 5 – 10 kg/cây/năm. Đối với cây nhãn cho trái thì được khuyến cáo bón theo hình chiếu của tán cây với thời điểm và liều lượng như sau:

Lần đầu tiên: Hai tuần sau khi thu hoạch trái, lá non mới bắt đầu ra . Bón phân vơ cơ NPK (20:10:10) với lượng 1 kg/cây, cùng với phân hữu cơ được bón 6 – 10 kg/cây. Canxi nitrate có thể được thêm vào như là một phân bón bổ sung.

Lần thứ hai: Được áp dụng bón lúc phát hoa dài 5 cm. Các phân bón vơ cơ được bón là NPK (16:11:14) hoặc NPK (15:15:15) với lượng là 1 kg/cây. Điều này là để giúp đỡ trong việc ra trái.

Lần thứ ba: Thực hiện ở 2 tuần sau khi đậu trái, bằng cách lặp lại cách bón ở lần thứ hai. Điều này là để giúp đỡ trong việc phát triển trái.

Lần cuối: Thực hiện ở giai đoạn hạt hình thành bằng cách áp dụng phân bón vơ cơ NPK (14:14:21) với lượng 2 – 3 kg/cây.

Các phân bón vơ cơ được bón bằng cách làm một rãnh nhỏ 20 – 30 cm quanh tán cây, lấp đất và tưới nước sau khi bón (Choo, 2000).

Theo Diczbalis (2002), nhận thấy rằng sau một mùa nhãn thu hoạch được năng suất là 25 tấn/ha, thì cần bù đắp một lượng lớn phân mà cây trồng đã lấy đi trong một ha là 118 kg N, 109 kg K, 45 kg Ca, 26 kg P, 11 kg Mg và 7,2 kg S. Tương tự, một mùa nhãn mà thu được 10 tấn/ha, thì cần một lượng phân để bù đắp chất dinh dưỡng đã mất

12 đi trong một ha là 22 kg N, 6 kg P, 23 kg K, 3 kg Ca, và 4 kg Mg. Và cần bổ sung thường xuyên các chất vi lượng như Zn, Fe và Bo.

Theo Lê Thanh Phong (2000), cho biết bón phân cho cây nhãn 1 – 3 năm tuổi: mỗi gốc cần một lượng phân cho một năm là 100 – 300 g N, 50 – 100 g P2O5, 100 – 200 g K2O. Lượng phân này được chia đều ra cho 3 – 4 lần bón trong năm. Đối với cây trên 3 năm tuổi, lượng phân bón hàng năm cho một cây như sau: 400 – 500 g N, 150 – 200 g P2O5 và 400 – 500 g K2O. Số lần bón được chia ra bốn lần bón như sau:

Lần 1: Trước khi ra hoa bón 1/3 N và 1/3 K2O.

Lần 2: Khi trái có đường kính 1 cm thì bón 1/3 N và 1/3 K2O5. Lần 3: Trước khi thu hoạch 1 tháng thì bón 1/3 K2O.

Lần 4: Ngay sau khi thu hoạch bón 1/3 N và tồn bộ P2O5.

Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vịng quanh và cách gốc 1 – 1,5 m, cho phân vào rãnh lấp đất lại và tưới nước.

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Tháp (2009) đã khuyến cáo bón phân cho nhãn Xuồng Cơm Vàng ở giai đoạn cây từ 1 – 3 năm tuổi bón phân hữu cơ hoai mục từ 5 – 10 kg/cây kết hợp với phân vô cơ như Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1 Lượng phân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng thời kỳ kiến thiết cơ bản

Dạng phân (g/cây/năm) Tuổi cây

(năm) bón/năm Số lần Dạng phân (Urea Dạng phân (super lân) Dạng phân (KCl) 1 4 – 5 100N (217g) 50 P2O5 (303g) 100 K2O (167g) 2 3 – 4 200 N (435g) 70 P2O5 (424g) 150 K2O (250g) 3 4 300 N (625g) 100 P2O5 (606g) 200 K2O (335g)

Đối với cây trên 3 năm tuổi, lượng phân bón cho mỗi cây/năm là 0,8 – 1 kg urea (370 – 460 g N), 0,8 – 1,5 kg super lân (160 – 300 g P2O5) và 0,5 – 0,8 kg KCl (300 – 480 K2O). Hàng năm lượng phân này tăng dần khoảng 10 – 15% đến khi cây cho trái ổn định (sau 8 – 10 năm) và có thể kết hợp với phân chuồng hoai mục khoảng 10 – 20 kg/cây.

13 * Xử lý ra hoa nhãn bằng phương pháp khoanh cành

Khoanh cành nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống thân, rễ làm tăng tỉ lệ C/N, giúp cây nhãn phân hóa và hình thành mầm hoa (Trần Văn Hâu, 2008). Theo Nguyễn Danh Vàn (2002), cho rằng sau thu hoạch trái, cắt bỏ 10 – 20 cm chiều dài của đầu cành vừa bẻ để thu hoạch trái, kích thích cho cây ra đọt mới. Sau khi bón phân, tưới nước thì khoảng 15 – 20 ngày cây ra đợt đọt thứ nhất, khoảng 30 – 40 ngày sau đó cây ra đợt đọt thứ hai. Khi đọt thứ hai già thì áp dụng biện pháp khoanh cành theo vòng tròn rộng khoảng 5 mm, khi khoanh cành nhớ mỗi cây để lại một số cành không khoanh để làm “nhánh thở”. Số cành khơng khoanh phải có số lá chiếm khoảng 1/5 tổng số lá trên cây.

Theo Trần Văn Hâu (2008), cho biết biện pháp khoanh cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây, kỹ thuật và thời điểm. Đối với nhãn Long thì vết khoanh có chiều dày từ 1 – 2 mm, khoanh giáp vòng thân cây hay cành chính. Nhãn Da Bị vết khoanh từ 0,5 – 2 cm. Thời điểm khoanh cành thường căn cứ vào độ trưởng thành của lá thông qua màu sắc. Vào mùa mưa, khoanh cành cho nhãn Da Bò khi lá “lụa” vào thời điểm lá có màu đọt chuối non (lá chưa thẳng gân), trong khi mùa khô thì khoanh cành khi lá “lụa hơi cứng”.

* Xử lý ra hoa nhãn bằng hóa chất KClO3

Theo Nguyễn Danh Vàn (2002), khi lá của đợt đọt thứ hai có màu xanh đọt chuối sang màu sậm thì xới nhẹ đất theo hình chiếu của mép tán lá rồi tiến hành xử lý KClO3. Trước khi xử lý thuốc thì ngưng tưới nước 4 – 5 ngày. Dùng 60 g KClO3 hịa vào bình10 lít nước cho 2 m đường kính tán, đối với cây có 3 m đường kính tán thì dùng 90 g KClO3 hịa vào bình 10 lít nước, và trên 3 m đường kính tán thì dùng 100 g KClO3/10 lít nước. Hịa hóa chất vào nước tưới đều xung quanh hình chiếu đường kính tán. Sau khi tưới KClO3 cần tưới nước thường xuyên từng ngày để rễ cây hấp thu hóa chất.

Theo Trần Văn Hâu (2008), cho biết xử lý KClO3 khi lá được 30 – 35 ngày tuổi đối với nhãn Xuồng Cơm Vàng, dùng với liều lượng 20 – 30 g/m đường kính tán. Hóa chất được pha vào nước và tưới xung quanh tán cây. Ngưng tưới nước và xiết nước trong mương khô kiệt sau khi xử lý KClO3.

* Xử lý nhãn ra hoa mùa nghịch

Theo Choo (2000) cho biết rằng người Thái Lan đã dùng hóa chất để kích thích nhãn ra mùa nghịch trong điều kiện khí hậu khơng phù hợp. Cây nhãn trồng trên đất cát hấp thu chlorat kali tốt hơn so với cây nhãn trồng trên một loại đất nặng. Giống khác nhau thì liều lượng dùng clorat kali cũng khác nhau và những cây này đều ra hoa 100%.

14 Cây nhãn Edor thì dùng liều lượng 8 g KClO3/m², trong khi nhãn Chompoo nhu cầu 1 – 4 g KClO3/m2. Thời gian thích hợp cho hoa cảm ứng tốt bởi chlorat kali là từ tháng mười đến tháng hai, nơi nhiệt độ trung bình và khá mát mẻ với điều kiện tương đối khơ. Bên cạnh tưới lên đất, hóa học cũng có thể được áp dụng như là một phun trên lá vào khoảng 1.000 ppm hoặc tiêm vào thân cây 0,25 g cho mỗi 1 cm, đường kính của thân cây kích thước nhỏ hơn 10 – 15 cm đường kính .

1.9 SÂU, BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY NHÃN 1.9.1 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Sâu đục trái gây hại cả giai đoạn trái non cho đến lúc chín. Sâu nhỏ hơn 1,5 cm màu trắng, nhả tơ kết dính các cành của phát hoa lại. Sâu đục vào trái có khi đục đến hạt làm trái bị hư và rụng đi. Phòng trị bằng cách sử dụng các loại thuốc lưu dẫn và chú ý thời gian cách ly (trước khi thu hoạch 2 tuần). Để phòng trừ sâu đục sau khi đậu trái 15 ngày nên xịt một trong các loại thuốc sau: Cypermethrin (Cymbush, Visher, …), Cypermethrin 40 g/l + Profenofos 400 g/l (Polytrin 440 ND), Imidacloprid (Confidor), Lambda – cyhalothrin (Karate), …(theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn) (Trần Thế Tục, 2002).

1.9.2 Ruồi đục trái (Dacus dorsalis)

Ruồi đục trái gây hại trên nhãn, táo, xoài và nhiều loại cây trái khác. Ấu trùng không chỉ hại trái sắp chín mà làm rụng cả bơng, trái non. Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, có màu nâu vàng, chân vàng, ngực có hai sọc vàng, cánh không màu. Ruồi cái đục và đẻ trứng dưới lớp vỏ, trứng nở thành dòi bên trong trái ăn phá thịt trái. Trái bị dòi sẽ thối rữa và rụng đi. Dịi hố nhộng trong đất. Phòng trị bằng cách thu dọn trái rơi rụng trong vườn đem tiêu huỷ. Dùng chất dẫn dụ ruồi để diệt như dùng bẩy chua ngọt hoặc sử dụng thuốc hóa học gốc lân và cúc tổng hợp (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

1.9.3 Bệnh đốm rong (Cephaleuros viresens)

Bệnh gây hại khá nặng trên lá, nhất là trong những tháng mưa ẩm. Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi trịn, kích thước cỡ vài mm, hơi nhô trên mặt lá do có lớp rong phát triển tạo như lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng. Bệnh thường tấn công trên lá già, ngồi ra cịn tấn công trên cả thân, cành cây tạo thành những đốm hoặc những mảng màu xanh, vàng nhạt. Bệnh này làm cho lá trở nên thô cứng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quang hợp của cây, làm cho cây còi cọc, phát triển kém, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây nhãn (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Phòng trị bệnh này bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng như

15 Copper Zinc, Copper B hoặc thuốc Brestan... theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).

1.9.4 Nấm bồ hóng (nấm Meliola commixta)

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn cuối vụ, khi sắp thu hoạch (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi trịn với viền khơng đều, kích thước 1 – 3 mm, đen (màu càng sậm khi đốm bệnh càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Mặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi bên dưới thấy mơ lá bị thâm đen. Nấm bồ hóng thường phát triển nhiều trên các vườn trồng quá dày, tàn lá che rợp nhau và ẩm độ khơng khí cao. Phịng trị bệnh này bằng cách cắt bỏ cành vơ hiệu, khơng nên trồng dày, có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh như Copper Zinc, COC – 85, ...(Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005).

1.9.5 Bệnh thối trái (nấm Phythopthora sp.)

Gây hại nặng trong mùa mưa ở những trái gần mặt đất hay những trái nằm dưới tán lá rậm rạp. Trên trái có những đốm hình trịn hay bất định, màu nâu. Vết bệnh lan dần làm cả trái thối, rụng. Vết bệnh có mùi hơi, trời ẩm có thể thấy lớp phấn trắng trên bề mặt vết bệnh. Bệnh gây hại cả trong giai đoạn tồn trữ, vận chuyển. Phòng trừ bệnh thối trái bằng cách tỉa bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế nấm bệnh lây lan. Mật độ trồng vừa phải tránh trồng xen nhiều cây, gây bóng râm thường xuyên trong vườn. Bệnh nặng thì có thể phun thuốc có chứa gốc đồng, Metalaxyl (Ridomyl), Fosetyl Aluminium (Aliette) (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999) .

1.9.6 Bọ xít (Tessaratoma papillosa)

Là lồi bọ xít lớn, dài từ 25 – 28 mm, ngang từ 13 – 18 mm, thân hình lục giác và màu nâu vàng. Thành trùng cái đẻ trứng thành hàng màu nâu trên lá hoặc đọt non. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút đọt non, cuống hoa và trái làm hoa bị khô và trái bị rụng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Theo Nguyễn Phước Tuyên và ctv.

(2001) cho rằng phịng trừ bọ xít nhãn bằng cách phun thuốc hóa học như Basscide 50EC, Hostathion, Hoppercin 50EC,...theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

16

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian, địa điểm

Thời gian: Cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 01/2010. Địa điểm: Vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn Edor của nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

2.1.2 Vật liệu

Vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng và vườn nhãn Edor được trồng trên 3 năm tuổi đã cho trái.

Phiếu điều tra lập sẵn.

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Phương pháp điều tra.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp nơng dân có trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp với diện tích trên 2.000 m2

, trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng điều tra 30 hộ và nhãn Edor điều tra 20 hộ.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi điều tra được nhập và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel và thống

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)